Hỏi đáp

100 Câu Hỏi Và Đáp Án Về An Toàn Vệ Sinh Thực Phẩm

Huy Erick

Tổng quan Chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm phải đánh giá kiến thức về an toàn thực phẩm. Antoanvesinhthucpham.vn đã tổng hợp 100 câu hỏi và đáp án...

Tổng quan

Chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm phải đánh giá kiến thức về an toàn thực phẩm. Antoanvesinhthucpham.vn đã tổng hợp 100 câu hỏi và đáp án liên quan đến an toàn vệ sinh thực phẩm để giúp các doanh nghiệp hiểu rõ hơn về ngành này.

100 câu hỏi về an toàn vệ sinh thực phẩm

Phần I - Kiến thức chung

1.1 Các câu hỏi và đáp án

Câu 1: Thực phẩm là gì?

  • Thực phẩm là sản phẩm mà con người ăn, uống ở dạng tươi sống hoặc đã qua sơ chế, chế biến, bảo quản.

Câu 2: An toàn thực phẩm là gì?

  • An toàn thực phẩm là việc bảo đảm để thực phẩm không gây hại đến sức khỏe, tính mạng con người.

Câu 3: Sản xuất thực phẩm là gì?

  • Sản xuất thực phẩm là việc thực hiện các hoạt động sơ chế, chế biến, bao gói và bảo quản để tạo ra thực phẩm.

Câu 4: Những nhóm sản phẩm thực phẩm nào thuộc trách nhiệm quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm của Bộ Công Thương?

  • Bia, Rượu, cồn, đồ uống có cồn và Nước giải khát.
  • Sữa chế biến.
  • Dầu thực vật.
  • Bột, tinh bột, bánh, mứt, kẹo.

Câu 5: Loại thực phẩm nào được gọi là thực phẩm bao gói sẵn?

  • Thực phẩm được bao gói và ghi nhãn hoàn chỉnh để bán trực tiếp cho mục đích chế biến tiếp hoặc sử dụng ăn ngay.

Câu 6: Những hành vi nào bị cấm trong việc sản xuất, kinh doanh thực phẩm?

  • Vi phạm về ghi nhãn thực phẩm.
  • Quảng cáo thực phẩm sai sự thật.
  • Sản xuất, kinh doanh thực phẩm bị biến chất.

Câu 7: Cơ sở nào không thuộc diện cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm?

  • Kinh doanh thực phẩm nhỏ lẻ.
  • Kinh doanh thực phẩm bao gói sẵn.
  • Sản xuất, kinh doanh dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm.

Câu 8: Những nhóm sản phẩm thực phẩm nào thuộc trách nhiệm quản lý nhà nước của Bộ Công Thương?

  • Nước giải khát, bánh kẹo.
  • Nước uống đóng chai, nước khoáng thiên nhiên.
  • Ngũ cốc, sữa tươi nguyên liệu, thịt và các sản phẩm thịt.

Câu 9: Cơ quan nhà nước thuộc bộ /ngành nào có thẩm quyền cấp Giấy tiếp nhận công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm đối với thực phẩm bảo vệ sức khỏe?

  • Ngành Y tế.
  • Ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
  • Ngành Công Thương.

Câu 10: Đâu là một trong những nguyên tắc quản lý an toàn thực phẩm?

  • Sản xuất, kinh doanh thực phẩm là hoạt động có điều kiện; tổ chức sản xuất, kinh doanh thực phẩm phải chịu trách nhiệm về an toàn đối với thực phẩm do mình sản xuất, kinh doanh.

Câu 11: Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm có giá trị trong thời hạn bao nhiêu năm?

  • 1 năm.

Câu 12: Khi Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP hết hiệu lực, trong trường hợp tiếp tục sản xuất, kinh doanh thực phẩm, khi nào cơ sở phải nộp đơn đề nghị xin cấp lại giấy chứng nhận?

  • Trước 06 tháng.

Câu 13: Việc cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm áp dụng như thế nào?

  • Đối với từng cơ sở sản xuất thực phẩm.
  • Đối với từng nhà máy sản xuất độc lập tại một địa điểm.

Câu 14: Tổ chức, cá nhân phải thực hiện điều gì khi tiến hành thủ tục tự công bố sản phẩm?

  • Tự công bố sản phẩm trên phương tiện thông tin đại chúng và nộp 01 (một) bản qua đường bưu điện hoặc trực tiếp đến cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền.

Câu 15: Cơ quan nào có thẩm quyền thu hồi giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm?

  • Cơ quan cấp Giấy chứng nhận có quyền thu hồi Giấy chứng nhận đã cấp.

Câu 16: Chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm phải thực hiện khám sức khỏe khi nào?

  • Định kỳ ít nhất 2 lần /năm.

Câu 17: Nguyên tắc nào áp dụng trong việc cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm?

  • Cơ quan có thẩm quyền cấp 01 Giấy chứng nhận cho cơ sở sản xuất, kinh doanh.

Câu 18: Các cơ sở không thuộc diện cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm có phải tuân thủ các yêu cầu về an toàn thực phẩm tương ứng không?

  • Có.

Câu 19: Chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm phải đáp ứng yêu cầu nào?

  • Phải có Giấy xác nhận đã được tập huấn kiến thức về an toàn thực phẩm.
  • Phải có Giấy xác nhận đủ sức khỏe.

Câu 20: Trường hợp nào không thuộc diện cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm?

  • Cơ sở đã được cấp một trong các Giấy chứng nhận: Thực hành sản xuất tốt (GMP), Hệ thống phân tích mối nguy và điểm kiểm soát tới hạn (HACCP), Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm ISO 22000, Tiêu chuẩn thực phẩm quốc tế (IFS), Tiêu chuẩn toàn cầu về an toàn thực phẩm (BRC), Chứng nhận hệ thống an toàn thực phẩm (FSSC 22000) hoặc tương đương còn hiệu lực.

Câu 21: Người trực tiếp sản xuất thực phẩm phải đáp ứng yêu cầu nào?

  • Được xác nhận đã được tập huấn kiến thức về an toàn thực phẩm.
  • Đủ điều kiện về sức khỏe để sản xuất, chế biến thực phẩm theo quy định.

Câu 22: Cơ quan y tế cấp nào có thẩm quyền cấp Giấy xác nhận đủ sức khỏe để sản xuất/kinh doanh thực phẩm?

  • Cơ sở y tế từ cấp quận, huyện và tương đương trở lên.

Câu 23: Những đối tượng nào khi tham gia sản xuất thực phẩm phải có Giấy xác nhận đã được tập huấn kiến thức ATTP?

  • Chủ cơ sở.
  • Người lao động trực tiếp sản xuất.

Câu 24: Thiết bị dụng cụ giám sát, đo lường phải đáp ứng điều kiện nào?

  • Có đủ thiết bị, dụng cụ giám sát chất lượng, an toàn sản phẩm và phải đánh giá được các chỉ tiêu chất lượng, an toàn sản phẩm chủ yếu của thực phẩm. Thiết bị, dụng cụ, phương tiện đo phải bảo đảm độ chính xác trong quá trình sử dụng, kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm theo quy định của pháp luật về đo lường.

Câu 25: Thiết kế, bố trí nhà xưởng phải đáp ứng các điều kiện nào?

  • Nhà xưởng sản xuất và các khu vực phụ trợ phải đủ diện tích để bố trí trang thiết bị của dây chuyền sản xuất thực phẩm và phù hợp với công năng thiết kế của cơ sở.
  • Quy trình sản xuất thực phẩm phải được bố trí theo nguyên tắc một chiều từ nguyên liệu đầu vào cho đến sản phẩm cuối cùng.
  • Đường nội bộ phải được xây dựng bảo đảm vệ sinh; cống rãnh thoát nước thải phải được che kín, bảo đảm vệ sinh.

Câu 26: Hệ thống thông gió phải đáp ứng các điều kiện nào?

  • Hướng gió của hệ thống thông gió phải bảo đảm không được thổi từ khu vực có nguy cơ ô nhiễm sang khu vực có yêu cầu sạch.
  • Bảo đảm thông gió cho các khu vực của cơ sở và phù hợp với yêu cầu loại hình sản xuất thực phẩm; dễ bảo dưỡng và làm vệ sinh.

Câu 27: Tổ chức, cá nhân sản xuất thực phẩm có những quyền và nghĩa vụ nào?

  • Khiếu nại, tố cáo, khởi kiện theo quy định của pháp luật.
  • Tuân thủ các điều kiện bảo đảm an toàn đối với thực phẩm, bảo đảm an toàn thực phẩm trong quá trình sản xuất và chịu trách nhiệm về an toàn thực phẩm do mình sản xuất.

Câu 28: Trong quá trình sản xuất thực phẩm, cơ sở sản xuất có trách nhiệm lưu giữ thông tin về xuất xứ, tên

Phần II - Kiến thức chuyên ngành

Coming soon...

1