Hỏi đáp

Các Câu Hỏi Trắc Nghiệm Ngữ Văn Lớp 9 Học Kỳ 1 - Đầy Đủ Đáp Án

Huy Erick

Đối với học sinh lớp 9, việc ôn luyện và học tập môn Ngữ Văn 9 trở nên dễ dàng hơn nhờ vào bộ câu hỏi trắc nghiệm Ngữ Văn lớp 9 Học kỳ 1....

Đối với học sinh lớp 9, việc ôn luyện và học tập môn Ngữ Văn 9 trở nên dễ dàng hơn nhờ vào bộ câu hỏi trắc nghiệm Ngữ Văn lớp 9 Học kỳ 1. Được biên soạn bởi giáo viên kinh nghiệm, bộ câu hỏi này cung cấp đầy đủ và chi tiết các nội dung bài học, giúp học sinh nắm vững kiến thức và chuẩn bị tốt cho kỳ thi.

Hình ảnh thể hiện câu hỏi trắc nghiệm Ngữ văn lớp 9 Học kỳ 1 có đáp án

Trắc nghiệm: Phong cách Hồ Chí Minh

Câu 1: Tác giả của bài Phong cách Hồ Chí Minh là ai?

  • A. Lê Anh Trà
  • B. Phạm Văn Đồng
  • C. Lê Duẩn
  • D. Đặng Thai Mai

Câu 2: Phong cách của Hồ Chí Minh là sự kết hợp giữa?

  • A. Vĩ đại và bình dị
  • B. Truyền thống và hiện đại
  • C. Dân tộc và nhân loại
  • D. Cả ba đáp án trên

Câu 3: Vì sao Hồ Chủ tịch lại có vốn văn hóa sâu rộng?

  • A. Học tập để nói, viết thạo tiếng nước ngoài: Anh, Pháp, Hoa…
  • B. Đi nhiều nơi, làm nhiều nghề, học hỏi từ thực tiễn lao động
  • C. Tìm hiểu văn hóa, nghệ thuật của khu vực khác nhau trên thế giới một cách sâu sắc, uyên thâm
  • D. Cả 3 đáp án trên

Câu 4: Văn bản này thuộc thể loại nào?

  • A. Tự sự
  • B. Trữ tình
  • C. Thuyết minh
  • D. Nhật dụng sử dụng yếu tố nghị luận

Câu 5: Lối sống rất bình dị, rất Việt Nam, rất phương Đông của Bác được thể hiện như thế nào?

  • A. Nơi ở và nơi làm việc mộc mạc, đơn sơ
  • B. Trang phục giản dị: bộ quần áo bà ba nâu, chiếc áo trấn thủ, đôi dép lốp
  • C. Ăn uống đạm bạc: cá kho, rau luộc, dưa ghém, cà muối…
  • D. Cả 3 đáp án trên

Câu 6: Lối sống của Bác là sự kết hợp giữa giản dị và thanh cao, vì sao?

  • A. Đây không phải lối sống kham khổ của người tự tìm vui trong cảnh nghèo
  • B. Bản lĩnh của người chiến sĩ hòa với tâm hồn nhà thơ
  • C. Vẻ đẹp tâm hồn Người mạnh mẽ song cũng rất lãng mạn
  • D. Cả 3 đáp án trên

Câu 7: Trong quá trình tiếp thu tinh hoa văn hóa nước ngoài, Người tiếp thu một cách có chọn lọc, không ảnh hưởng thụ động, biết tiếp thu cái hay, cái đẹp phê phán hạn chế, tiêu cực, đúng hay sai?

  • A. Đúng
  • B. Sai

Câu 8: Chọn từ thích hợp để điền vào chỗ trống

"Đó là cách sống giản dị, đạm bạc nhưng rất… của Hồ Chí Minh."

  • A. Khác đời, hơn đời
  • B. Đa dạng, phong phú
  • C. Thanh cao
  • D. Cầu kì, phức tạp

Câu 9: Trong bài viết, tác giả cho rằng: “Nếp sống giản dị và thanh đạm của Bác Hồ là một quan niệm thẩm mĩ về cuộc sống”. Theo em, cụm từ "quan niệm thẩm mĩ" là gì?

  • A. Quan niệm về cái đẹp
  • B. Quan niệm cuộc sống
  • C. Quan niệm về đạo đức
  • D. Quan niệm về nghề nghiệp

Trắc nghiệm: Các phương châm hội thoại

Câu 1: Chương trình lớp 9, em được học mấy phương châm hội thoại?

  • A. 4
  • B. 5
  • C. 6
  • D. 7

Câu 2: Phương châm về lượng là gì?

  • A. Khi giao tiếp cần nói đúng sự thật
  • B. Khi giao tiếp không được nói vòng vo, tối nghĩa
  • C. Khi giao tiếp cần nói cho có nội dung, nội dung phải đáp ứng yêu cầu của cuộc giao tiếp
  • D. Khi giao tiếp không nói những điều mình không tin là đúng

Câu 3: Thế nào là phương châm về chất?

  • A. Khi giao tiếp không nên nói những diều mà mình không tin là đúng hay không có bằng chứng xác thực
  • B. Khi giao tiếp, cần nói cho có nội dung, của lời nói phải đáp ứng đúng với yêu cầu của cuộc giao tiếp, không thiếu, không thừa
  • C. Khi giao tiếp cần nói đúng vào đề tài giao tiếp, tránh nói lạc đề.
  • D. Cả 3 đáp án trên

Câu 4: Phương châm quan hệ là gì?

  • A. Khi giao tiếp cần nói lịch sự, tế nhị
  • B. Khi giao tiếp cần tôn trọng người khác
  • C. Khi giao tiếp chú ý ngắn gọn, rành mạch, tránh cách nói mơ hồ
  • D. Khi giao tiếp, cần nói đúng vào đề tài giao tiếp, tránh nói lạc đề

Câu 5: Câu thành ngữ “nói nhăng nói cuội” phản ánh phương châm hội thoại nào?

  • A. Phương châm cách thức
  • B. Phương châm quan hệ
  • C. Phương châm về lượng
  • D. Phương châm về chất

Câu 6: Câu thành ngữ “ăn ốc nói mò” liên quan tới phương châm hội thoại nào?

  • A. Phương châm quan hệ
  • B. Phương châm về chất
  • C. Phương châm về lượng
  • D. Phương châm cách thức

Câu 7: Thành ngữ “nói đơm nói đặt” liên quan tới phương châm hội thoại?

  • A. Phương châm về lượng
  • B. Phương châm về chất
  • C. Phương châm cách thức
  • D. Phương châm quan hệ

Câu 8: Xác định phương châm hội thoại của câu tục ngữ “Lời nói chẳng mất tiền mua, Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”?

  • A. Phương châm quan hệ
  • B. Phương châm lịch sự
  • C. Phương châm cách thức
  • D. Phương châm về lượng

Câu 9: Câu “Cô ấy nhìn tôi chằm chằm bằng đôi mắt” vi phạm phương châm nào?

  • A. Phương châm lịch sự
  • B. Phương châm quan hệ
  • C. Phương châm cách thức
  • D. Phương châm về lượng

Câu 10: Phương châm quan hệ nào được thể hiện trong đoạn trích sau:

"Về đến nhà, A Phủ lẳng vai ném nửa con bò xuống gốc đào trước cửa. Pá Tra bước ra hỏi:

  • Mất mấy con bò? A Phủ trả lời tự nhiên:

  • Tôi về lấy súng, thế nào cũng bắn được. Con hổ này to lắm."

  • A. Phương châm quan hệ

  • B. Phương châm cách thức

  • C. Phương châm về chất

  • D. Phương châm về lượng

1