Hỏi đáp

Lịch Sử 12 Bài 11: Tổng kết lịch sử thế giới hiện đại từ năm 1945 đến năm 2000

Huy Erick

Nhằm giúp học sinh nắm vững kiến thức môn Lịch sử lớp 12 để chuẩn bị cho kì thi tốt nghiệp THPT năm 2021, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu Bài 11: Tổng kết lịch...

Nhằm giúp học sinh nắm vững kiến thức môn Lịch sử lớp 12 để chuẩn bị cho kì thi tốt nghiệp THPT năm 2021, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu Bài 11: Tổng kết lịch sử thế giới hiện đại từ năm 1945 đến năm 2000. Bài học này sẽ mang đến cho bạn những kiến thức chi tiết về các nội dung chính trong lịch sử thế giới trong khoảng thời gian từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến những năm cuối thế kỉ XX.

A. Lý thuyết bài học

I. NHỮNG NỘI DUNG CHỦ YẾU CỦA LỊCH SỬ THẾ GIỚI TỪ SAU NĂM 1945

  • Thứ nhất: chủ nghĩa xã hội từ phạm vi một nước đã trở thành một hệ thống thế giới. Trong nhiều thập kỷ, các nước xã hội chủ nghĩa đã trở thành một lực lượng hùng mạnh về chính trị, kinh tế, quân sự... Tuy nhiên, do những sai lầm nghiêm trọng về đường lối, chính sách và sự chống phá của thù địch, tới đầu thập niên 90 của thế kỉ XX, chế độ xã hội chủ nghĩa đã sụp đổ ở Liên Xô và các nước Đông Âu.

  • Thứ hai: phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc ở các nước Á, Phi và Mĩ Latinh diễn ra sôi nổi và giành được nhiều thắng lợi to lớn, dẫn đến: sự tan rã hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc - thực dân; sự ra đời của hơn 100 quốc gia độc lập. Sau khi giành được độc lập, các nước Á, Phi và Mĩ Latinh đã bắt tay vào xây dựng, phát triển đất nước và đạt được nhiều thành tựu. Lược đồ phong trào giải phóng dân tộc ở các nước châu Á, châu Phi và khu vực Mĩ Latinh

  • Thứ ba: sự vươn lên mạnh mẽ về kinh tế của các nước tư bản; hình thành ba trung tâm kinh tế lớn trên thế giới là Mĩ, Nhật Bản, Tây Âu.

  • Thứ tư: quan hệ quốc tế có nhiều chuyển biến phức tạp.

  • Trật tự hai cực Ianta được hình thành do Mĩ và Liên Xô đứng đầu mỗi cực.
  • Thế giới chia thành hai phe tư bản chủ nghĩa và xã hội chủ nghĩa đối đầu căng thẳng với đỉnh cao Chiến tranh lạnh.
  • Chiến tranh lạnh chấm dứt, thế giới có nhiều thay đổi to lớn, phức tạp, song xu hướng chung là hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển.
  • Thứ năm: cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật diễn ra mạnh mẽ với những tiến bộ phi thường và nhiều thành tựu kì diệu.

II. XU THẾ PHÁT TRIỂN CỦA THẾ GIỚI SAU CHIẾN TRANH LẠNH

Sự tan rã của trật tự thế giới hai cực Ianta (1991), lịch sử thế giới hiện đại đã bước sang một giai đoạn phát triển mới, nhiều hiện tượng mới và xu thế mới đã xuất hiện.

  • Thứ nhất, các quốc gia đều ra sức điều chỉnh chiến lược phát triển lấy kinh tế làm trọng điểm.

  • Thứ hai, sự điều chỉnh quan hệ giữa các nước lớn theo chiều hướng đối thoại, thỏa hiệp, tránh xung đột trực tiếp nhằm tạo nên một môi trường quốc tế thuận lợi, giúp họ vươn, xác lập một vị trí ưu thế trong trật tự thế giới mới.

  • Thứ ba, ở nhiều khu vực vẫn diễn ra nội chiến và xung đột. Nguy cơ này càng trở nên trầm trọng khi ở nhiều nơi lại bộc lộ chủ nghĩa li khai, chủ nghĩa khủng bố. Vụ khủng bố ngày 11/9/2001 ở Mĩ

  • Thứ tư, xu thế toàn cầu hóa diễn ra ngày càng mạnh mẽ.

  • Xu thế chung của thế giới hiện nay là hòa bình, ổn định và hợp tác phát triển.

B. Câu hỏi trắc nghiệm

Câu 1: Đặc điểm nổi bật của trật tự thế giới mới được hình thành trong những năm đầu sau Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 - 1945) là

A. Một trật tự thế giới được thiết lập trên cơ sở các nước tư bản thắng trận áp đặt quyền thống trị đối với các nước bại trận.

B. Một trật tự thế giới hoàn toàn do chủ nghĩa tư bản thao túng.

C. Một trật tự thế giới hoàn toàn do chủ nghĩa xã hội thao túng.

D. Một trật tự thế giới có sự phân cực giữa hai phe Xã hội chủ nghĩa và Tư bản chủ nghĩa.

Lời giải: Sau chiến tranh thế giới thứ hai, một trật tự thế giới mới đã được xác lập. Đó là trật tự thế giới hai cực Ianta với đặc trưng nổi bật là thế giới bị chia thành hai phe- tư bản chủ nghĩa và xã hội chủ nghĩa, do hai siêu cường Mĩ và Liên Xô đứng đầu mỗi phe.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 2: Ba trung tâm kinh tế tài chính lớn nhất thế giới hình thành vào thập niên 70 của thế kỉ XX là

A. Mĩ - Anh - Pháp.

B. Mĩ - Liên Xô - Nhật Bản.

C. Mĩ - Tây Âu - Nhật Bản.

D. Mĩ - Đức - Nhật Bản.

Lời giải: Ba trung tâm kinh tế - tài chính của thế giới được hình thành từ sau chiến tranh thế giới thứ hai là: Mỹ, Tây Âu và Nhật Bản.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 3: Nhân tố hàng đầu chi phối nền chính trị thế giới và quan hệ quốc tế trong phần lớn nửa sau thế kỉ XX là

A. Trật tự hai cực - hai phe

B. Chiến tranh lạnh

C. Xu thế liên kết khu vực và quốc tế

D. Sự ra đời của các khối quân sự đối lập

Lời giải: Trật tự hai cực - hai phe (hay còn gọi là trật tự hai cực Ianta) là nhân tố hàng đầu chi phối nền chính trị thế giới và quan hệ quốc tế trong phần lớn nửa sau thế kỉ XX. Cuộc chiến tranh lạnh hay sự ra đời của các khối quân sự đối lập trên thế giới đều là hệ quả của trật tự này.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 4: Nhân tố hàng đầu chi phối nền chính trị thế giới và các quan hệ quốc tế trong hơn bốn thập niên sau chiến tranh thế giới thứ hai là gì?

A. Sự phát triển mạnh mẽ của hệ thống xã hội chủ nghĩa.

B. Sự vươn lên mạnh mẽ của Tây Âu và Nhật Bản.

C. Sự thắng lợi của phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc của các nước Á, Phi, Mỹ Latinh.

D. Sự đối đầu giữa “hai cực” - hai phe: Tư bản chủ nghĩa và Xã hội chủ nghĩa.

Lời giải: Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, một trật tự thế giới mới đã được xác lập. Đó là trật tự thế giới hai cực Ianta với đặc trưng nổi bật là thế giới bị chia thành hai phe: tư bản chủ nghĩa và xã hội chủ nghĩa, do hai siêu cường Mĩ và Liên Xô đứng đầu mỗi phe.

Đặc trưng hai cực - hai phe đó là nhân tố hàng đầu chi phối nền chính trị thế giới và các quan hệ quốc tế trong phần lớn thời gian nửa sau thế kỉ XX.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 5: Sự kiện nào đánh dấu chủ nghĩa xã hội đã vượt ra khỏi phạm vi một nước trở thành một hệ thống thế giới?

A. Thắng lợi của cách mạng Trung Quốc (1949)

B. Thắng lợi của cuộc cách mạng dân chủ nhân dân ở các nước Đông Âu

C. Thắng lợi của cách mạng Việt Nam (1945)

D. Thắng lợi của cách mạng Cuba (1959)

Lời giải: Với thắng lợi của cuộc cách mạng dân chủ nhân dân ở các nước Đông Âu, chủ nghĩa xã hội đã vượt ra khỏi phạm vi một nước trở thành một hệ thống thế giới. Thắng lợi của cách mạng Trung Quốc làm nối liền chủ nghĩa xã hội từ châu Âu sang châu Á. Còn thắng lợi của cách mạng Cuba giúp mở rộng không gian địa lý sang khu vực Mĩ Latinh.

Đáp án cần chọn là: B

1