Lộ trình học Android giúp bạn hình dung rõ ràng con đường trở thành Android Developer chuyên nghiệp cần học những gì. Android Roadmap được chia sẻ sau đây bao gồm 13 nấc thang để bạn hoàn thiện mỗi ngày.
Cần chuẩn bị gì trước khi học lập trình Android?
Để có thể bắt đầu vào con đường học lập trình java Android, bạn cần có những sự chuẩn bị nhất định về công cụ học tập cũng như tư tưởng kiên định với con đường mình sẽ bước đi.
Thiết bị
Để học lập trình Android tốt nhất, bạn cần chuẩn bị những công cụ, thiết bị cần thiết để hỗ trợ cho việc học tập. Người bạn đồng hành không thể thiếu với mỗi lập trình viên Android là một chiếc laptop, máy tính.
Bạn nên lựa chọn những loại laptop có cấu hình cao; sử dụng ssd, core i5 trở lên và bộ nhớ RAM khoảng 8GB. Bởi vì bạn sẽ cần cài đặt một số phần mềm để phục vụ công việc của mình. Tuy nhiên, nếu bạn chưa có đủ tiền để mua máy tính tốt, bạn vẫn có thể chọn core i3 thế hệ mới. Quan trọng là kết quả tiếp thu kiến thức của bạn.
Tư tưởng của người học
Bạn cần xác định rõ mục đích của việc học là học cấp tốc để làm hay học bài bản để lấy bằng. Ngoài ra, lập trình là một nghề cần nhiều thời gian để trau dồi mỗi ngày. “Dục tốc bất đạt”, nếu mới chỉ học 2, 3 tháng đã thấy nản lòng, thì bạn không phù hợp với nghề này.
Lộ trình học Android - Trở thành Android Developer năm 2022
Lộ trình mà chúng tôi đưa ra không phải là con đường duy nhất, bắt buộc bạn phải thực hiện theo. Mà lộ trình được đưa ra ở đây nhằm hướng dẫn bạn cách thức tiếp cận với kiến thức trong quá trình học tập một cách khoa học. Từ đó, bạn sẽ nhanh chóng nâng cao kỹ năng và phát triển nghề nghiệp tốt hơn.
Lộ trình ở dưới đây là phiên bản đã được chia nhỏ với các tài liệu và liên kết để bạn dễ tìm hiểu.
Dựa vào hình vẽ trên, có 13 vấn đề quan trọng bạn cần nắm trong lộ trình học sau này.
Các khái niệm cơ bản của Android
Nếu bạn thực sự muốn trở thành một Developer giỏi, thì nhất định phải học và hiểu những kiến thức cơ bản về các ngôn ngữ lập trình đang phổ biến hiện nay, như HTML, CSS và JavaScript.
- HTML: Tìm hiểu những kiến thức cơ bản, tổng quan nhất về HTML và Semantic HTML.
- CSS: Tìm hiểu những kiến thức nền tảng về CSS, Flexbox, CSS grid, Kỹ thuật thiết kế Responsive Web và Truy vấn phương tiện Media.
- JavaScript: Những kiến thức bạn cần tìm hiểu trong JavaScript bao gồm tìm hiểu cú pháp, những thao tác cơ bản Prototypes, DOM, AJAX, ECMAScript, Hoisting, Event Bubbling. Ngoài ra, cũng cần cập nhật những tính năng mới khác.
Ngôn ngữ lập trình Android Programming Languages
Các ứng dụng Android có thể được phát triển bằng cách sử dụng một trong 2 ngôn ngữ Kotlin hoặc Java. Trên thị trường hiện nay, tất cả các ứng dụng Android đều đang được viết bằng một trong số các ngôn ngữ sau: Kotlin, Java và / hoặc C / C ++.
Trong đó, Kotlin và Java là 2 ngôn ngữ chính mà các developer sử dụng để xây dựng Android App.
Để giúp bạn hiểu rõ hơn về Kotlin và Java, từ đó chọn được ngôn ngữ lập trình phù hợp trong lộ trình học Android của mình (bạn có thể chọn sử dụng cả 2), hãy cùng chúng tôi tham khảo ngay sau đây.
Java
Vào hơn một thập kỷ trước, Google sử dụng Java làm ngôn ngữ chính để phát triển ứng dụng Android.
Có thể nói Java là một trong những ngôn ngữ lập trình được sử dụng phổ biến nhất. Và đây cũng là ngôn ngữ lập trình rất dễ học và hoạt động tốt trên máy ảo Dalvik. Ngoài ra, Java còn có thể di động đối với hầu hết mọi thiết bị và hệ điều hành hiện nay.
Kotlin
Khi mới được sinh ra từ JetBrains, Kotlin được thiết kế dành cho môi trường JVM (môi trường Java) và kết hợp lập trình hướng đối tượng và chức năng. Từ năm 2019, Google đã công bố Kotlin là ngôn ngữ lập trình được ưu tiên để phát triển các ứng dụng Android và các lĩnh vực khác.
Kể từ khi Google công bố, số lượng ứng dụng Android được xây dựng bằng ngôn ngữ Kotlin đã tăng lên theo cấp số nhân. Nếu bạn đang trên hành trình tìm hiểu về lộ trình học lập trình Android, hãy bắt đầu từ Kotlin. Sau đây là một số lý do:
- Khả năng tương tác: Kotlin có thể tương tác 100% với Java và với các môi trường JVM.
- An toàn: Theo số liệu mà chính Android cung cấp, các ứng dụng Android có chứa mã Kotlin có nguy cơ gặp sự cố thấp hơn 20% so với Java.
- Tính không đồng bộ (không chặn): Việc sử dụng coroutines của Kotlin cho phép ứng dụng cung cấp hỗ trợ lập trình không đồng bộ.
Các kỹ năng chung để phát triển
Sau khi đã được học và nắm vững những kiến thức cơ bản về lập trình Android, bạn cần nâng cao năng lực của mình bằng cách tích lũy các kỹ năng chung để phát triển ứng dụng. Những kỹ năng bao gồm:
- Git Version Control
- HTTP/HTTPS Protocol
- Terminal Usage
- Data Structures & Algorithm
- Design Patterns
- Cấu trúc dữ liệu và thuật toán
Android Studios
Để lập trình được ứng dụng Android, bạn cần tìm hiểu về Môi trường phát triển tích hợp (IDE), cụ thể là Android Studio. Càng sớm làm quen với nó, bạn sẽ làm việc càng hiệu quả hơn. Đặc biệt, Android Studios cung cấp cho bạn môi trường viết code tốt hơn nhờ các công cụ kiểm thử và debug được tích hợp trong chúng.
Để làm quen với Android Studio, bạn chỉ cần thực hiện theo 3 bước đơn giản như sau:
Bước 1: Download Android Studio tại đây. Sau đó cài đặt nó như bước 2.
Bước 2: Thiết lập Android Studio
- Trước tiên, bạn cần cài đặt JDK (Java Development Kit).
- Sau khi đã cài đặt xong, mở Android Studio ra bạn sẽ thấy một menu để bắt đầu các dự án hoặc định một số cấu hình tùy chọn.
Bước 3: Bắt đầu các dự án Android mới
Sau khi cài đặt xong, bạn quay lại trang đầu tiên của Android Studio. Nhấn chọn "Create New Project" rồi nhập tên cho ứng dụng bạn sẽ lập trình và "tên miền công ty". Tên của dự án mới sẽ có dạng như sau: com.companyname.appname.
Kiến thức lập trình ứng dụng
Dưới đây là danh sách đầy đủ các mục mà bạn cần biết trong hành trình phát triển các ứng dụng Android.
Dựa vào danh mục dưới đây, bạn sẽ bắt đầu lên ý tưởng về việc học và tìm hiểu các mục được liệt kê dưới đây.
Tổ hợp các công cụ xây dựng ứng dụng Android
Dưới đây là danh sách các kiến thức/tài liệu để bạn tìm hiểu sâu hơn trong lộ trình học lập trình Android:
- Chu kỳ sống của hoạt động ứng dụng
- Xây dựng giao diện Android linh hoạt bằng cách sử dụng kiến thức phân mảnh
- Trình gỡ lỗi Android Studio
- Xử lý cấu hình của ứng dụng
- Sử dụng bộ lọc ý định
- Tìm hiểu về kiến thức Đa luồng trong Android
- Bảo mật dữ liệu
- Bảo mật dữ liệu mạng
- Dependency injection in Android
- Các nhà cung cấp nội dung
- Crashlytics
- GSON
- Navigation
- Trình quản lý công việc
- Dữ liệu trực tiếp, Liên kết dữ liệu
- Raywenderlich
- RxJava, RxKotlin
- Tổng quan về quản lý bộ nhớ
- Tìm hiểu chi tiết về lập trình hướng theo ngữ cảnh trong Kotlin
SQL
Mọi ứng dụng Android đều cần lưu trữ dữ liệu, dù đó là dữ liệu của ứng dụng hay dữ liệu của người dùng. Bên cạnh đó, ứng dụng của bạn cũng phải được tích hợp với cơ sở dữ liệu để dễ quản lý.
Vì vậy, nếu muốn trở thành Android Developer, trong lộ trình học lập trình Android, bạn phải nắm được kiến thức SQL thật chắc.
Git
Lập trình viên Android nói riêng và lập trình viên phần mềm nói chung đều phải học sử dụng Git để quản lý mã nguồn của mình. Bạn nên tìm hiểu những điều cơ bản về Git như tạo và sử dụng kho lưu trữ, biết cách commit, thay đổi commit…
XML
XML là viết tắt của Extensible Markup Language được sử dụng chủ yếu trong việc lập trình web . Nhưng nó cũng là một công nghệ không thể thiếu để lập trình ứng dụng Android.
Sở dĩ bạn nên tìm hiểu về XML vì nhiều ứng dụng Android thường yêu cầu chuyển dữ liệu sang Web Services và ngược lại. Hiểu về XML là một kỹ năng phải có nếu bạn muốn trở thành một Android Developer chính hiệu.
Nguyên tắc thiết kế Material
Mọi ứng dụng Android đều phải được lập trình tuân theo các nguyên tắc về Material Design. Các nguyên tắc liên quan đến những yếu tố cần thiết trong ứng dụng như vị trí phần tử, chuyển tiếp, màu sắc, sắc thái… Nếu ứng dụng Android không tuân thủ các nguyên tắc này, sẽ không được Google chấp thuận để xuất bản lên Google Play.
Web Back end
Bạn có thể tìm hiểu về kiến thức này để trở thành một lập trình viên Android Full Stack có thể lập trình cả ứng dụng di động và Web.
Nếu định hướng của bạn không phải trở thành Android Full Stack mà là một Android Developer chuyên nghiệp thì cũng nên tìm hiểu về kiến thức này. Vì hiểu về nghiệp vụ Web Back end giúp bạn thuận tiện hơn để phối hợp với team (Vì ứng dụng di động và Web thường đi song song với nhau).
Testing (Kiểm thử phần mềm)
Sau khi viết xong một ứng dụng, việc kiểm thử giúp bạn phát hiện các sai sót trong quá trình code. Tuy nhiên, hiểu về kiến thức này giúp bạn nhanh chóng phát hiện các lỗi trong mã nguồn và xác định rằng ứng dụng vẫn đang hoạt động tốt. Vì vậy, trong lộ trình học Android, hãy học thêm về Testing.
Bạn có thể thực hiện kiểm tra ứng dụng sau khi lập trình ứng dụng thông qua các phương pháp sau:
- Unit Testing
- Jasmine
- ESLint
- Karma
- Jest
- E2E Testing
- Protractor
- Cypress
App Manifest
Mọi dự án Android được lập trình phải có tệp AndroidManifest.xml nhằm mục tiêu mô tả thông tin cần thiết về ứng dụng để theo dõi như tên gói, điểm nhập, quyền, thành phần và siêu dữ liệu.
Với bài viết này, bạn đã có thông tin chi tiết về lộ trình học Android (Android Roadmap) chỉn chu, chuyên nghiệp nhất. Hi vọng các bạn sẽ có định hướng tốt nhất cho con đường học tập, theo đuổi và phát triển sự nghiệp của mình.