CÁC KHÓA HỌC BUSINESS MODEL CANVAS

Mô hình kinh doanh Canvas - Cách áp dụng mô hình BMC

Huy Erick

Mô hình kinh doanh Canvas là gì?

Mô hình kinh doanh Canvas , hay Business Model Canvas (từ viết tắt là BMC), được phát triển bởi Alexander Osterwalder. Đây là một sơ đồ được nhiều nhà quản trị sử dụng để truyền đạt ý tưởng và khái niệm một cách dễ dàng. Phương pháp này cung cấp cái nhìn toàn diện về doanh nghiệp, giúp người lãnh đạo dễ dàng lựa chọn chiến lược phát triển thông qua việc phân tích và so sánh tác động của các yếu tố ảnh hưởng.

Ngoài ra, mô hình Canvas còn cung cấp một ngôn ngữ chung, giúp mọi người đánh giá quy trình truyền thống so với những thay đổi mới. Trong sơ đồ, phía bên phải BMC tập trung vào khách hàng (bên ngoài) trong khi bên trái đề cập tới doanh nghiệp (nội bộ). Cả hai yếu tố này đều phục vụ giá trị của doanh nghiệp và tạo ra sự trao đổi giữa công ty và khách hàng.

Cách tiếp cận mô hình Canvas dễ dàng nhất

Đa phần các Startup thất bại là vì các Founder chỉ tập trung vào ý tưởng sản phẩm mới mà không đánh giá mô hình kinh doanh. Doanh nghiệp có thể kết hợp ngẫu nhiên và lựa chọn giữa các quy trình để tạo ra cách thức hoạt động riêng, phục vụ mục tiêu bán sản phẩm/dịch vụ.

Tuy nhiên, việc kinh doanh theo con đường mới không dễ dàng và ẩn chứa nhiều rủi ro. Do đó, bắt đầu hoạt động với Business Model Canvas là cách làm đã được chứng minh hiệu quả qua sự thành công của những Startup trước đó.

Đặc điểm nổi bật của mô hình kinh doanh Canvas

Mô hình BMC rất phổ biến đối với các doanh nghiệp bởi vì nó có nhiều ưu điểm nổi trội. Dưới đây là những đặc điểm chính của mô hình này:

  • Linh hoạt: Bạn có thể dễ dàng chỉnh sửa và thử nghiệm tất cả mọi thứ khi bản kế hoạch đã hoàn chỉnh.
  • Tập trung: Mô hình giúp giảm thiểu tác động đến môi trường, tạo ra kế hoạch kinh doanh hoàn chỉnh và bài bản hơn.
  • Bài bản: Sử dụng Canvas giúp các nhân viên trong bộ phận lập kế hoạch kinh doanh chia sẻ công việc và thực hiện những bước làm thủ công một cách hiệu quả.

Tại sao nên sử dụng Business Model Canvas

Từ khi thuật ngữ Business Model Canvas được hình thành đến nay, nó đã giúp rất nhiều người lãnh đạo tìm ra được đúng con đường. Dưới đây là những lý do mà tôi tin rằng nhà quản trị nên sử dụng mô hình này:

4.1 Tư duy trực quan

BMC giúp biểu diễn trực quan dễ dàng và giúp người ra quyết định suy ngẫm. Công cụ này cung cấp hệ thống tiêu chí phân tích gọn gàng về những ảnh hưởng tác động lên doanh nghiệp. Ngoài ra, nhà lãnh đạo còn có thể làm rõ định hướng mà công ty đang hướng tới thông qua mô hình kinh doanh này.

4.2 Nắm bắt mối quan hệ giữa 9 yếu tố

Xây dựng mô hình kinh doanh Canvas bao gồm 9 yếu tố cho phép người quản lý có sự liên kết hơn. Một số cơ hội hoặc sự thay đổi có thể được phát hiện thông qua việc ứng dụng class='hover-show-link replace-link-5' ứng dụng span class='hover-show-content'> công cụ này. Do đó, hiệu suất làm việc được nâng cao hơn.

4.3 Dễ dàng lưu hành

Mô hình Canvas cho phép việc tiếp cận và chia sẻ một cách dễ dàng. Sơ đồ khi đã hoàn thành (hoặc chưa) thì mọi người có thể truyền tay nhau để nắm bắt ý chính cũng như đưa ra ý kiến bổ sung. Chỉ bằng một tờ giấy A4, ai cũng có thể hiểu được phương pháp kinh doanh của doanh nghiệp. Từ đó, cách thức vận hành và giao tiếp được cải thiện đáng kể.

4.4 Nhanh chóng và tiện lợi

Mọi doanh nghiệp vừa và nhỏ đều có thể in mô hình Canvas ra giấy hoặc áp phích để các nhân viên có thể ghi chú từ khóa lên đó. Điều này sẽ giúp mọi người thuận lợi trong việc theo dõi những ảnh hưởng của các từ khóa đến phương thức hoạt động kinh doanh trong tương lai của doanh nghiệp.

9 yếu tố trụ cột trong mô hình kinh doanh Canvas

Mô hình Canvas giúp doanh nghiệp phân loại các quy trình và hoạt động nội bộ thành các nhóm trụ cột trong quá trình hình thành sản phẩm/dịch vụ. Dưới đây là giải thích về 9 yếu tố này:

5.1 Phân khúc khách hàng

Phân khúc khách hàng là một yếu tố quan trọng trong mô hình kinh doanh của tổ chức. Điều này đảm bảo tính phù hợp của sản phẩm với từng nhóm khách hàng khác nhau. Các đối tượng cụ thể có thể được liệt kê vào danh sách là:

  • Thị trường đại chúng - Mass Market.
  • Thị trường ngách - Niche Market.
  • Thị trường phân đoạn - Segmented.
  • Thị trường đa dạng - Diversify.
  • Thị trường đa chiều - Multi-sided Platform/Market.

5.2 Giải pháp giá trị

Giải pháp giá trị là sự kết hợp giữa sản phẩm và dịch vụ cung cấp cho khách hàng. Doanh nghiệp phải thể hiện sự khác biệt để có lợi thế hơn so với đối thủ cạnh tranh. Hai loại giá trị cụ thể như sau:

  • Giá trị định lượng: Về giá cả hoặc hiệu quả của sản phẩm hay dịch vụ.
  • Giá trị định tính: Về trải nghiệm khách hàng, kết quả và công dụng của sản phẩm.

5.3 Kênh phân phối

Kênh phân phối chính là cầu nối giữa giải pháp giá trị và phân khúc khách hàng của tổ chức. Hiện nay có rất nhiều dạng phương tiện khác nhau, từ đó doanh nghiệp có thể tiếp cận người tiêu dùng một cách dễ dàng. Tiêu chí để lựa chọn là khả năng nhanh gọn, hiệu quả với chi phí đầu tư ít tốn kém nhất.

5.4 Quan hệ khách hàng

Quan hệ khách hàng là tiêu chí quan trọng để tạo sự bền vững về tài chính. Doanh nghiệp cần lựa chọn phương thức thích hợp để tạo sự Tương tác với khách hàng . Loại quan hệ khách hàng có thể được phân loại như sau:

  • Hỗ trợ cá nhân (Personal Assistance).
  • Hỗ trợ cá nhân trọn vẹn (Dedicated Personal Assistance).
  • Tự phục vụ (Self-Service).
  • Dịch vụ tự động (Automated Services).
  • Cộng đồng (Communities).
  • Cùng xây dựng (Co-creation).

5.5 Dòng doanh thu

Dòng doanh thu là phương pháp doanh nghiệp sử dụng để khiến khách hàng đưa ra quyết định mua sản phẩm/dịch vụ. Doanh nghiệp tạo nguồn thu thông qua các cách sau:

  • Bán tài sản.
  • Phí sử dụng.
  • Phí đăng ký.
  • Tiền cho vay/ Cho thế chấp/ Cho thuê.
  • Cấp phép.
  • Phí môi giới.
  • Quảng cáo.

5.6 Nguồn lực chính

Nguồn lực là tài sản thiết yếu của doanh nghiệp, bao gồm nguồn lực nhân sự, tài chính, vật lý và tri thức. Danh sách tài nguyên này giúp người quản lý xác định những yếu tố không cần thiết và tiết kiệm chi phí. Do vậy, người lãnh đạo có thể quyết định đầu tư bao nhiêu cho những nguồn lực chính để vận hành tổ chức bền vững.

5.7 Hoạt động chính

Các hoạt động chính tạo ra giải pháp giá trị cho doanh nghiệp và làm cho mô hình kinh doanh hiệu quả hơn. Người quản lý nên liệt kê các yếu tố chính diễn ra song song với dòng doanh thu có liên quan tới công ty. Nhà quản trị sẽ cân nhắc tác động có thể xảy ra và quyết định bổ sung hoặc gạt bỏ.

5.8 Đối tác chính

Để hoạt động kinh doanh hiệu quả, doanh nghiệp nên mở rộng mạng lưới quan hệ với những nhà cung ứng chất lượng cao. Bạn và các đối tác này sẽ hỗ trợ nhau để tạo ra giải pháp giá trị và bao gồm liên minh chiến lược giữa các đối thủ, liên doanh và mối quan hệ giữa người mua và nhà cung cấp.

5.9 Cơ cấu chi phí

Cơ cấu chi phí là khoản tiền dùng để điều hành doanh nghiệp theo mô hình nhất định. Các công ty có thể tập trung giảm chi phí qua việc hạ vốn đầu tư vào kinh doanh hoặc chú trọng vào giá trị sản phẩm. Dưới đây là những đặc điểm chung trong cơ cấu chi phí:

  • Chi phí cố định.
  • Chi phí biến động.
  • Tính kinh tế theo quy mô.
  • Tính kinh tế theo phạm vi.

Ứng dụng của mô hình kinh doanh Canvas

Mô hình kinh doanh Canvas thường được trình bày trên giấy lớn để đội nhóm cùng nhau suy nghĩ và thảo luận về các yếu tố trong kinh doanh. Công cụ này còn giúp nhân viên phát triển tư duy, sáng tạo, thảo luận và đo lường tiêu chí một cách hiệu quả. Một số ứng dụng class='hover-show-link replace-link-5' ứng dụng span class='hover-show-content'> của BMC như xây dựng và phát triển kế hoạch; quản lý và định hướng kinh doanh bằng danh mục bán hàng.

Ngoài việc sử dụng Business Model Canvas để xây dựng kế hoạch và phát triển doanh nghiệp, nó còn có thể được áp dụng vào các mục đích khác như cải tiến kinh doanh, định hướng tầm nhìn, tổ chức hệ thống vận hành, ra quyết định đầu tư, sáp nhập và mua lại. Hơn thế nữa, mô hình còn là một vũ khí để thấu hiểu đối thủ cạnh tranh.

Một vài ví dụ về mô hình kinh doanh Canvas mẫu

Sau khi hiểu về Business Model Canvas là gì , dưới đây là một số ví dụ về mô hình Canvas đang được nhiều doanh nghiệp sử dụng nhất. Phần lớn các tập đoàn đa quốc gia nổi tiếng áp dụng mô hình này như Apple, Facebook, BMW, Uber, NIKE... Để bạn hình dung cụ thể hơn, hãy tham khảo một số mẫu BMC tiêu biểu dưới đây:

Trên đây là tất cả những nội dung về chủ đề "Mô hình kinh doanh Canvas là gì?". Trong môi trường kinh doanh đầy khắc nghiệt, việc có được hướng đi đúng là một trong những chìa khóa thành công cho doanh nghiệp. Do vậy, nếu bạn đang gặp khó khăn, đừng ngần ngại mà hãy liên hệ ngay với trường huấn luyện doanh nhân CEO Việt Nam PDCA qua hotline: 0899.598.668 để được tư vấn miễn phí nhé!

1