lập trình viên là ngành được doanh nghiệp đặt nhiều kỳ vọng vào việc tích hợp công nghệ để phát triển trong thời đại chuyển đổi số ngày nay. Các nhu cầu từ xây dựng trang web, phát triển ứng dụng di động, đến áp dụng Blockchain và trí tuệ nhân tạo ngày càng gia tăng. Điều này dẫn đến sự bùng nổ nhu cầu về nguồn nhân lực trong lĩnh vực công nghệ thông tin, đặc biệt là lập trình viên.
Lập trình viên là gì?
Lập trình viên (tiếng anh là Programmer) hay còn được gọi là Nhà phát triển (Developer - viết tắt là DEV). Đây là người chuyên về việc tạo ra, phát triển và duy trì các ứng dụng, phần mềm, trang web hoặc hệ thống máy tính. Họ sử dụng kiến thức và kỹ năng lập trình để viết mã và triển khai các chức năng logic và thuật toán, đảm bảo ứng dụng hoặc hệ thống hoạt động theo mong muốn.
Lập trình viên làm việc với các ngôn ngữ lập trình ( Java, Python, C#, C++,… ) và công cụ phù hợp để thực hiện công việc của mình. Họ có thể làm việc trong nhiều lĩnh vực khác nhau như phát triển phần mềm, phát triển ứng dụng di động, thiết kế giao diện người dùng, phân tích dữ liệu, trí tuệ nhân tạo, trò chơi điện tử, và nhiều lĩnh vực công nghệ thông tin khác…Họ sẽ là những người sáng tạo và có vai trò quan trọng trong việc tạo ra các sản phẩm công nghệ thông tin mà chúng ta sử dụng hàng ngày.
Hiện nay có rất nhiều chức danh cho vị trí công việc này như:
- Kỹ sư phần mềm (Software Engineer).
- Nhà phát triển phần mềm (Software Developer).
- Lập trình viên máy tính (Computer Programmer).
- Lập trình viên phần mềm (Software Coder) hay gọi tắt là Coder.
Lập trình viên
Vai trò lập trình viên trong thế giới công nghệ
Vai trò của lập trình viên trong thế giới công nghệ là vô cùng quan trọng. Đóng góp đáng kể vào sự phát triển và tiến bộ của xã hội thông qua việc tạo ra và duy trì các ứng dụng, phần mềm và hệ thống máy tính. Dưới đây là một số vai trò quan trọng mà lập trình viên đảm nhận:
-
Tạo ra sản phẩm công nghệ: Lập trình viên đóng vai trò chính trong quá trình phát triển và xây dựng các sản phẩm công nghệ như ứng dụng di động, phần mềm desktop, trang web, hệ thống thông tin, trò chơi điện tử, và nhiều sản phẩm công nghệ khác.
-
Thiết kế và xây dựng ứng dụng: Lập trình viên đảm nhiệm việc thiết kế và xây dựng các ứng dụng và phần mềm. Họ viết mã, triển khai chức năng, tạo giao diện người dùng và tích hợp các công nghệ và dịch vụ để tạo ra những sản phẩm công nghệ hoàn chỉnh.
-
Tối ưu hóa hiệu suất: Lập trình viên tập trung vào việc tối ưu hiệu suất của các ứng dụng và hệ thống để đảm bảo chúng hoạt động một cách nhanh chóng, ổn định và mượt mà. Họ tối ưu mã nguồn và cải thiện cơ chế hoạt động để đáp ứng các yêu cầu về hiệu suất.
-
Bảo trì và nâng cấp: Lập trình viên không chỉ phát triển ứng dụng mới mà còn đảm nhiệm vai trò bảo trì và nâng cấp các ứng dụng và hệ thống đã tồn tại. Họ sửa lỗi, cập nhật và cải tiến để đảm bảo tính ổn định, bảo mật và khả năng mở rộng của sản phẩm công nghệ.
Sự phát triển và tầm quan trọng của lập trình viên trong tương lai
Sự phát triển của công nghệ và chuyển đổi số đang tác động mạnh mẽ vào mọi khía cạnh của xã hội và nền kinh tế. Lập trình viên đóng vai trò trung tâm trong quá trình triển khai và tích hợp công nghệ vào các ngành công nghiệp, từ truyền thông, y tế và giáo dục đến nông nghiệp, xây dựng và giao thông vận tải.
Trong khi đó, xã hội và doanh nghiệp cũng đang ngày càng nhận thức rằng công nghệ đóng vai trò quan trọng quyết định đối với sự phát triển và thành công trong tương lai. Điều này tạo ra một nhu cầu ngày càng tăng về nguồn lực lập trình viên có kiến thức và kỹ năng phù hợp để nắm bắt và áp dụng các công nghệ mới như trí tuệ nhân tạo, Internet of Things (IoT), trí tuệ nhân tạo, blockchain, big data và công nghệ đám mây, giúp tạo ra các giải pháp mới và cải tiến hiệu suất.
Sự phát triển của lĩnh vực công nghệ thông tin đã và đang thay đổi bối cảnh công việc và thị trường lao động. Trong một thế giới ngày càng kết nối và dữ liệu ngày càng quan trọng, bảo mật thông tin và quyền riêng tư ngày càng trở nên quan trọng. Lập trình viên cần có nhận thức và khả năng để thiết kế và triển khai các giải pháp an ninh vững chắc và đảm bảo tính riêng tư cho Người dùng cuối .
Nhu cầu lập trình viên trên thế giới:
Nhu cầu về lập trình viên trên toàn cầu hiện nay đang rất cao và không ngừng tăng trưởng. Các công ty công nghệ đang cạnh tranh để thu hút và giữ chân các lập trình viên tài năng. Các công ty công nghệ hàng đầu như Google, Microsoft, Amazon, Facebook và Apple luôn tìm kiếm những lập trình viên giỏi và có kỹ năng đáng chú ý. Đồng thời, các công ty startup và công ty công nghệ mới nổi cũng đóng góp vào nhu cầu lớn về lập trình viên trên thị trường. Điều này là do sự phát triển nhanh chóng của CNTT và sự bùng nổ của các ứng dụng và dịch vụ số.
Mức độ khan hiếm Lập trình viên tại Việt Nam
Theo báo cáo thị trường IT Việt Nam năm 2023 do TopDev vừa công bố cho thấy, dù lương, tiền thưởng trong ngành công nghệ thông tin (IT) tiếp tục tăng lên vẫn chưa hút đủ nhân lực. Thị trường hiện vẫn thiếu hụt 150.000-200.000 lập trình viên, kỹ sư hằng năm. Hiện nay, số lượng lập trình viên hiện tại của Việt Nam mới chỉ đạt khoảng 530.000 người.
Về xu hướng, số sinh viên công nghệ thông tin nhập học mỗi năm vào khoảng 50.000-57.000 người. Trong số hơn 57.000 kỹ sư công nghệ bước vào thị trường lao động mỗi năm, chỉ khoảng 30% nhân sự đáp ứng được những kỹ năng và chuyên môn yêu cầu thực tế mà doanh nghiệp đặt ra, 70% còn lại cần được bố trí đào tạo thêm tại doanh nghiệp trong 3-6 tháng để làm quen với công việc và môi trường làm việc.
Lương lập trình viên ở Việt Nam
Do ảnh hưởng của kinh tế toàn cầu, chi phí nhân công sẽ được tối ưu hóa trước hết để đảm bảo ổn định tài chính cho doanh nghiệp. Do vậy, mức lương IT năm 2023 không có nhiều thay đổi so với trước đây. Tuy nhiên, so với những ngành khác, các vị trí liên quan đến công nghệ thông tin đều có thu nhập cao hơn.
Cụ thể, vị trí thực tập sinh trong lĩnh vực IT phần mềm có lương 3-5 triệu đồng/tháng. Với thâm niên 1-3 năm, nhân sự ngành IT phần mềm được trả 15-30 triệu đồng/tháng, còn trên 5 năm kinh nghiệm là 30-50 triệu đồng/tháng. Ở vị trí quản lý, lương của vị trí giám đốc công nghệ tại doanh nghiệp cũng được trả rất cao, dao động trong khoảng 60-142 triệu đồng/tháng.
Cũng theo thống kê, hơn 70% người mới vào nghề có lương 14-24 triệu đồng/tháng. Gần 50% nhân sự trung cấp có mức lương dao động 27-36 triệu đồng/tháng. Trong khi đó, lương nhân sự cấp cao chủ yếu khoảng 30-50 triệu đồng/tháng và chỉ khoảng 10% có thể nhận lương từ 50 triệu đồng trở lên.
Chương trình đào tạo hiện nay chưa theo kịp nhu cầu trên thị trường
Một thách thức đối với lập trình viên hiện nay là chương trình đào tạo chưa thể đáp ứng đủ nhu cầu công việc và yêu cầu công nghệ mới. Công nghệ thông tin phát triển nhanh chóng và xuất hiện những ngôn ngữ lập trình mới, các framework và công nghệ mới thường xuyên. Cách đây chưa đến 10 năm, khi nền công nghệ di động còn chưa phát triển mạnh mẽ như hiện tại, đồng thời cũng chưa có sự xuất hiện của iOS, Android… thì nghề lập trình app tại thời điểm đó khá mờ nhạt, và chỉ có những app nhỏ, không có nhiều tính năng trên điện thoại.
Để trở thành lập trình viên giỏi đòi hỏi người lập trình viên phải luôn cập nhật những kiến thức công nghệ mới. Xã hội luôn trên đà phát triển và song song đó cũng sẽ xuất hiện thêm nhiều ngành mới đồng thời cũng loại bỏ một số ngành. Những năm trước, Flash được xem là một trong những nền tảng nổi tiếng, nhưng hiện tại đã biến mất trên thị trường và không còn ai sử dụng Flash. Nên khi chọn làm lập trình viên cần phải luôn luôn trau dồi kiến thức vì trong trường không bao giờ là đủ.
Thách thức từ công nghệ mới, AI phát triển mạnh mẽ trong thế giới công nghệ ngày nay
Sự phát triển mạnh mẽ của AI đã tạo ra thay đổi trong công việc của lập trình viên. Các công nghệ và công cụ liên quan đến AI đang trở nên phổ biến và được sử dụng rộng rãi trong các dự án phát triển. Điều này yêu cầu lập trình viên phải nắm vững kiến thức về machine learning, deep learning và các thuật toán AI khác. Doanh nghiệp đang tìm kiếm các lập trình viên có kiến thức và kỹ năng chuyên sâu về AI để xây dựng và triển khai các ứng dụng, hệ thống và giải pháp thông minh.
Điều này đặt thách thức đối với lập trình viên để nắm vững AI và nâng cao kỹ năng của mình để cạnh tranh trên thị trường lao động ngày càng cạnh tranh.
Ngôn ngữ lập trình Java
Đây là ngôn ngữ lập trình được coi là phổ biến nhất đối với các lập trình viên, được rất nhiều các đơn vị doanh nghiệp yêu cầu khi tuyển dụng.
Mức lương của một lập trình JAVA là:
- Thấp nhất (người chưa có kinh nghiệm): khoảng 5 triệu VNĐ/ tháng
- Trung bình (kinh nghiệm từ 2-5 năm): khoảng 15 triệu VNĐ/ tháng
- Cao (kinh nghiệm trên 5 năm): khoảng 45 triệu VNĐ/ tháng
Ngôn ngữ lập trình Python
Python là ngôn ngữ lập trình giúp ta nhận mức lương cao thứ 2 tại Mỹ. Đây là ngôn ngữ lập trình hướng đến đối tượng bậc cao và được ứng dụng khá đa dạng.
Mức lương của một lập trình Python khoảng 20-30 triệu VNĐ/ tháng, với kinh nghiệm lập trình từ 3 năm trở lên và ít nhất 1 năm kinh nghiệm lập trình Python.
Ngôn ngữ lập trình PHP
PHP là ngôn ngữ lập trình đa mục đích, nó có thể trở thành một lập trình web hoặc Full-stack Developer.
Mức lương của một lập trình PHP là:
- Thấp nhất (người chưa có kinh nghiệm): khoảng 6 triệu VNĐ/ tháng
- Trung bình (kinh nghiệm từ 1-3 năm): khoảng 13 triệu VNĐ/ tháng
- Cao (kinh nghiệm trên 5 năm): khoảng 45 triệu VNĐ/ tháng
Ngôn ngữ lập trình C++
Ngôn ngữ lập trình C là ngôn ngữ lập trình cấp trung, bao gồm cả các tính chất của ngôn ngữ lập trình bậc cao lẫn bậc thấp.
Mức lương của một lập trình C++ là:
- Mức lương phổ biến: khoảng 12-25 triệu VNĐ/ tháng
- Trung bình: khoảng 21 triệu VNĐ/ tháng
- Cao: khoảng 30 triệu
- Yêu cầu kinh nghiệm: từ 2 năm trở lên
Tham khảo thêm “ngôn ngữ lập trình bậc cao là gì?”: https://afterschool.fpt.edu.vn/ngon-ngu-lap-trinh-bac-cao-la-gi/
Ngành khoa học máy tính
(Computer Science) là ngành học, ngành nghiên cứu về cách máy tính hoạt động như thế nào. Khoa học máy tính chủ tập trung vào quan điểm lý thuyết và toán học. Nếu bạn chọn học ngành Khoa học máy tính thì bạn cần phải yêu thích toán học và bộ môn logic.
Học Ngành Khoa học máy tính giúp bạn dễ dàng tiếp cận và tham gia vào các công việc như Trí tuệ nhân tạo ( Artificial intelligence hay Machine intelligence), Học Máy (Machine Learning), An Ninh hoặc Nghiên cứu về công nghệ đồ họa.
Ngành công nghệ thông tin
CNTT liên quan đến máy tính, mạng, lưu trữ, và các thiết bị và cơ sở hạ tầng vật lý khác để tạo, lưu trữ và bảo mật các dạng dữ liệu điện tử. Ví dụ: bạn sẽ thấy CNTT được sử dụng chủ yếu trong các ứng dụng thương mại trong công nghệ máy tính và viễn thông.
Các lập trình viên máy tính làm việc trong lĩnh vực CNTT (lập trình viên CNTT) có thể chịu trách nhiệm giám sát dữ liệu và chức năng của máy chủ, thực hiện bảo trì hệ thống được yêu cầu và đảm bảo việc kiểm tra các chương trình đáp ứng các tiêu chí đã được xác minh và phê duyệt từ trước.
Ngành kỹ thuật máy tính
Lĩnh vực kỹ thuật máy tính kết hợp kỹ thuật điện tử với khoa học máy tính để xây dựng hệ thống máy tính và các thiết bị công nghệ khác. Mặc dù kỹ sư máy tính hoặc phần mềm có thể làm việc đồng thời hoặc thậm chí chồng chéo với công việc của một lập trình viên máy tính, nhưng vai trò của họ không thể hoán đổi cho nhau.
Về cơ bản, các kỹ sư chịu trách nhiệm về việc tạo ra khung phần mềm. Thông tin đó được chuyển cho các lập trình viên, những người dịch các chỉ dẫn của kỹ sư thành các hướng dẫn (mã) cho phép máy tính hoạt động một cách chính xác và hiệu quả.
Để trở thành một lập trình viên chuyên nghiệp và được nhiều người tin tưởng, kỹ năng là một trong những yếu tố quan trọng vô cùng. Dưới đây một số các kỹ năng lập trình bạn cần rèn luyện hàng ngày để trở nên thuần thục:
1/ Kỹ năng về JavaScript: Với sự đa dạng về nền tàng và thư viện, các nhà tuyển dụng luôn ưu tiên hơn những người thành thạo kỹ năng này. Không hề ngoa khi nói hiểu biết Javascript thì sẽ không lo thất nghiệp. JavaScript đã thể hiện thế mạnh của mình trên rất nhiều lĩnh vực như website, mobile hay desktop. Do đó, thành thạo kỹ năng này là bạn đã đủ khả năng làm chủ rất nhiều các chương trình khó nhằn và hóc búa.
2/ Kỹ năng làm việc với data: Dữ liệu dạng số đang ngày càng trở nên phổ biến hơn trong xã hội hiện đại. Do đó, kỹ năng làm việc với dữ liệu, đặc biệt là các dữ liệu khổng lồ (big data) rất quan trọng nếu bạn muốn phát triển trong nghề lập trình viên. Nhu cầu xử lý, phân tích và tổng hợp các dữ liệu trong doanh nghiệp chưa bao giờ có dấu hiệu giảm nhiệt. Không chỉ phải nắm chắc các kiến thức về dữ liệu dạng số, bạn còn phải biết cách chuyển giao thành những dạng chương trình khác nhau trên nhiều thiết bị máy học.
3/ Kỹ năng về điện toán đám mây: Dù đã xuất hiện từ lâu, điện toán đám mây vẫn được rất nhiều người dùng ưa chuộng, trong đó có cả những công ty lớn. Đám mây cho phép các doanh nghiệp phát triển, tìm kiếm cơ hội và tiếp xúc với các đối tác có tiềm năng. Do vậy, không có gì lạ khi họ tìm đến các lập trình viên có kỹ năng xử lý điện toán đám mây có chuyên môn cao.
Ngày nay, trẻ em tiếp xúc với các thiết bị công nghệ từ rất sớm. Do đó, việc dạy lập trình cho trẻ em trở nên ngày càng cần thiết. Điều này không chỉ giúp trẻ em hiểu rõ hơn về công nghệ mà còn giúp phát triển tư duy logic, sáng tạo và khả năng giải quyết vấn đề. Việc cho trẻ học lập trình từ sớm sẽ giúp trẻ rèn luyện tính tự giác và sự chủ động. Trẻ học được cách giải quyết vấn đề một cách logic và sáng tạo.
Để viết một chương trình hoặc một ứng dụng, trẻ em cần phải tập trung, tư duy và thử nghiệm để tìm ra cách giải quyết vấn đề. Qua đó, trẻ em trở nên tự tin và chủ động hơn trong việc giải quyết các vấn đề trong cuộc sống hàng ngày. Khi trẻ biết cách lập trình, họ có thể tạo ra các trang web, ứng dụng hoặc trò chơi dựa trên ý tưởng của mình, giúp trẻ phát triển khả năng sáng tạo của mình và tự tin hơn trong việc giải quyết các vấn đề bằng cách tìm ra các giải pháp mới.
Đọc thêm chi tiết bài viết học lập trình sớm cho trẻ có những lợi ích gì?: https://afterschool.fpt.edu.vn/hoc-lap-trinh-cho-tre-em/
FPT AfterSchool có đa dạng chương trình đào tạo, từ cơ bản đến nâng cao, từ sự hợp tác của FPT và tập đoàn Aptech, trong đó bao gồm các khóa học:
- Khai phá tiềm năng lập trình cho trẻ từ 10 tuổi đến 14 tuổi về ngôn ngữ lập trình python, java..
- Làm quen với lập trình bậc cao cho trẻ từ 15 tuổi đến 17 tuổi như: Lập trình website, full-stack…
Học lập trình