Bạn có từng tự hỏi "Reverse engineering là gì?" và tại sao công nghệ này lại quan trọng trong ngành sản xuất? Trong bài viết này, chúng ta sẽ khám phá những đặc điểm cơ bản của Reverse Engineering cùng với những ứng dụng đáng chú ý của nó.
Tìm hiểu về kỹ thuật đảo ngược - Reverse engineering là gì?
Reverse engineering là quá trình phân tích và sao chép kỹ thuật sản xuất của một sản phẩm mẫu để tạo ra một phiên bản tương tự. Đây còn được gọi là công nghệ chép mẫu, công nghệ chế tạo ngược hoặc thiết kế đảo ngược.
Một cách dễ hiểu, kỹ thuật đảo ngược chính là phương pháp phân tích cách tạo ra một sản phẩm mẫu hiện có, rồi sao chép và biến tấu thành sản phẩm mới.
Ứng dụng của Reverse engineering là gì?
Kỹ thuật đảo ngược được ứng dụng rất nhiều trong các lĩnh vực như cơ khí, điện tử, kỹ thuật phần mềm, kỹ thuật hóa học, sinh học,…
Bảo trì và cải tiến phần mềm, thiết bị
Khi một số sản phẩm, phần mềm được sử dụng lâu ngày, thiết kế của chúng sẽ bị lạc hậu theo thời gian. Đồng thời, sự phát triển của khoa học cũng đòi hỏi sản phẩm phải được cải tiến để phục vụ cho sự nâng cấp, phát triển.
Đây chính là lúc phương pháp Reverse engineering cần được ứng dụng để khôi phục lại những thông tin chi tiết, mã nguồn, thiết kế và số liệu kỹ thuật (như đo kích thước trục khuỷu, bánh răng,...). Điều này giúp giảm chi phí cho việc nghiên cứu, phát triển phần mềm.
Phát hiện mã độc trong công nghệ phần mềm (lĩnh vực công nghệ thông tin)
Reverse engineering có khả năng phân tích ngược các mã nguồn có thể được sử dụng để phát hiện lỗi trong lập trình và thay thế bằng mã tốt hơn. Ngoài ra, phân tích mã nguồn còn giúp phát hiện ra sao chép trái phép (được đối thủ cài vào sản phẩm để tránh bị ăn cắp thiết kế).
Tạo ra mô hình 3D của sản phẩm
Vận dụng công nghệ đảo ngược giúp bạn đo và quét lại một đối tượng cụ thể, sau đó tái cấu trúc thành mô hình 3D để lưu trữ mẫu và làm khuôn in sản phẩm tương tự đồng loại sau này. Công nghệ đảo ngược có thể được kết hợp với máy quét 3D như CMM, máy quét laser hoặc chụp cắt lớp điện toán để thực hiện mô phỏng 3D.
Phân tích sản phẩm của đối thủ
Ứng dụng này được sử dụng chủ yếu trong lĩnh vực nghiên cứu và phát triển sản phẩm. Đôi lúc, bạn có thể dùng công nghệ đảo ngược để phân tích sản phẩm có sẵn của đối thủ cạnh tranh, từ đó rút ra cho doanh nghiệp bản thân những mặt còn hạn chế hoặc những điểm tiến bộ có thể học hỏi.
Lưu ý: Tuyệt đối không phân tích ngược để sao chép hoàn toàn sản phẩm của đối thủ vì đây là vi phạm bản quyền!
Phục chế/tái thiết kế lại những máy móc cổ
Ứng dụng này được sử dụng chủ yếu trong công nghiệp sản xuất thiết bị. Khi những dòng máy móc, ô tô cổ đã ngừng sản xuất gặp trục trặc, cần thiết kế hoặc phục chế lại chức năng, Reverse engineering sẽ hỗ trợ thực hiện điều này.
Kỹ thuật đảo ngược giúp bạn tìm ra nguyên lý hoạt động, cấu tạo linh kiện trong những dòng máy trước kia để có thể tạo ra linh kiện thay thế tương tự.
Quy trình Reverse engineering
Reverse engineering thường được sử dụng trong quy trình tái sản xuất, nâng cấp sản phẩm cũ. Trong quy trình này, bạn sẽ có cơ hội hiểu rõ hơn về cấu tạo, vật liệu của sản phẩm.
Bước đầu tiên là phân tích bằng trực quan. Bước này bao gồm:
- Quan sát bề ngoài
- Tháo rời các chi tiết
- Phân tích chất liệu bề mặt
- Thực hiện các thử nghiệm về chức năng, nguyên tắc vật lý, phản ứng hóa học
- Kiểm tra khả năng lắp ráp và tính liên kết giữa các phụ kiện
Bước tiếp theo, bạn sẽ đưa sản phẩm tổng thể và từng chi tiết vào máy quét laser và chụp cắt lớp để phân tích:
- Máy quét laser sẽ lấy dữ liệu về khoảng cách, kích thước của vật thể qua công nghệ cảm biến laser.
- Bộ phận xử lý hình ảnh trong thiết bị máy đo quang học sẽ cho ra các thông số chi tiết cùng hình ảnh 2D, 3D của mẫu vật.
Trong bước 3, bạn có thể tái cấu trúc sản phẩm bằng các công cụ phần mềm (chẳng hạn như chỉnh sửa kích thước, vá bề mặt bị hỏng,…).
Cuối cùng, bạn tiến hành gia công sản phẩm mới và kiểm tra lại các thông số về cơ học, nhiệt và điện.
Ưu điểm của Reverse engineering là gì?
Kỹ thuật đảo ngược là phương pháp tất yếu và cần thiết trong sản xuất công nghiệp. Lý do là bởi kỹ thuật này giúp:
- Dễ dàng thay thế các bộ phận, chi tiết bị hỏng trong động cơ lớn, giúp tiết kiệm chi phí sửa chữa, bảo dưỡng.
- Giúp quy trình sản xuất diễn ra liên tục, không bị đình trệ.
- Giúp lưu trữ thông số kỹ thuật, thiết kế của những dòng sản phẩm lâu đời mà đã ngừng sản xuất để dễ dàng chế tạo ra linh kiện thay thế nếu chúng bị hỏng.
Thông qua những ứng dụng đa dạng và quy trình chi tiết, Reverse engineering đang chứng tỏ sự quan trọng và tiềm năng cho nhiều ngành công nghiệp. Nếu bạn đang quan tâm tới các máy đo quang học hoặc công nghệ quét/scan ảnh 3D để phân tích sản phẩm, hãy ghé thăm trang web (vertexvietnamvn.com) của chúng tôi để được tư vấn tốt nhất!