Mỗi ngày, CodeGym nhận được rất nhiều câu hỏi từ các bạn sinh viên trái ngành như: "Em đang học năm 2-3 ngành kinh tế, ngành sư phạm,... Bây giờ muốn chuyển sang học lập trình thì có được không?" hoặc "Em đang đi làm rồi nhưng chán nản công việc hiện tại. Em muốn chuyển sang nghề lập trình liệu có ổn không?" hay thậm chí là "Em đang học quản trị kinh doanh nhưng cảm thấy không thích. Em có thể học song song cả lập trình và quản trị kinh doanh không?" Tất cả những câu hỏi này đều xuất phát từ những bạn trái ngành muốn chuyển sang học lập trình. Vậy, học trái ngành có chuyển sang học lập trình được không?
Trước khi trả lời câu hỏi này, hãy nhớ lại lúc bạn mới học các ngành khác, bạn có biết gì về chuyên môn, kiến thức của những ngành này không? Hãy thử nhớ lại lúc bạn mới vào cấp 1, tập viết chữ, tập đọc, tập ghép vần, ghép dấu. Dần dần tập viết đoạn văn, rồi viết bài văn hoàn chỉnh. Bạn chỉ cần hiểu đơn giản, học lập trình là học một ngôn ngữ mới. Cụ thể là ngôn ngữ giao tiếp với máy tính. Vì vậy, các bạn trái ngành hoàn toàn có thể chuyển sang học lập trình nếu có đủ đam mê và quyết tâm.
Học trái ngành chuyển sang học lập trình sẽ gặp khó khăn gì?
Một điều mà CodeGym muốn nói trước cho bạn biết, rằng chuyển sang học lập trình không hề dễ dàng.
Bản chất ngành IT đã khó và khô khan, đòi hỏi người học phải có tư duy tốt cùng sức khoẻ ổn định. Người học cũng cần phải có sự nhẫn nại khi gặp các vấn đề khó. Lúc mới học, bạn sẽ dễ bị ngợp, không theo kịp kiến thức. Nhưng chỉ cần bạn vượt qua giai đoạn đầu tiên này thì bạn đã thành công một nửa rồi.
Một điều nữa mà khi học lập trình chắc chắn ai cũng không tránh khỏi. Đó là bug (Lỗi) khi học code. Bạn có thể mất cả 3-4 tiếng để tìm ra lỗi và sửa nó. Điều này khiến bạn nản chí và nghĩ mình không theo nổi ngành này. Lúc này chính là lúc cần sự nhẫn nại ở bạn đó.
Hầu hết những bạn chuyển ngành sang học lập trình đều chọn tự học. Sau đó mới đi học trung tâm hoặc thi vào trường cao đẳng nào đó. Tuy nhiên, các bạn lại mắc phải lỗi khá cơ bản đó là không vạch ra lộ trình cho mình. Hãy thử tưởng tượng, bạn đi du lịch nước ngoài mà không có bản đồ của nước đó thì bạn sẽ ra sao? Bạn có thể hỏi người bản địa để tìm địa điểm mình muốn đến, cũng được thôi. Nhưng nó sẽ mất thời gian và tiền bạc. Tốt nhất là bạn nên cầm trong tay tấm bản đồ và định hướng đường đi cho mình.
Một nhược điểm của việc không có lộ trình học nữa là bạn dễ bị hổng kiến thức căn bản. Các bạn thường có xu hướng học những gì làm được ngay như làm web app, mobile app,... Mà bỏ qua các môn căn bản như mạng máy tính, hệ điều hành, thuật toán.
Khó tìm việc khi mới bắt đầu
"Học lập trình cho người mới bắt đầu từ đâu?" Đây là câu hỏi mà nhiều bạn gặp phải. Bạn có thể là một sinh viên học giỏi ở trường, nắm chắc kiến thức trong lòng bàn tay. Tuy nhiên, nếu bạn không có kinh nghiệm thực tế, làm dự án hay sản phẩm riêng thì rất khó để bạn vượt qua vòng CV. Hơn nữa, khi phỏng vấn ở các vị trí fresher hay junior thì các kiến thức cơ bản sẽ được xoáy sâu khá nhiều. Đó cũng là phần hổng kiến thức của hầu hết những bạn tự học.
Khắc phục khó khăn khi chuyển sang học lập trình như thế nào?
Để khắc phục những khó khăn khi chuyển sang học lập trình, bạn cần chuẩn bị một tâm lý tốt và một cái đầu tỉnh táo cũng như sức khoẻ tốt. Sau đó, hãy tự vạch ra cho mình một lộ trình cụ thể, chi tiết và đầy đủ. Bạn có thể tìm thêm các tài liệu trên Google để hỗ trợ cho việc này. Sau khi đã biết bản thân cần phải học những gì, yêu cầu ra sao thì bạn hãy bắt tay vào làm ngay nhé. Với đủ quyết tâm, kiên trì, nỗ lực và đam mê, bạn sẽ thành công thôi.
Còn nếu như bạn vẫn đang gặp khó khăn thì hãy tới CodeGym. Chúng mình sẽ tư vấn lộ trình phù hợp cho từng bạn, hỗ trợ bạn mọi lúc bởi các giảng viên tận tâm và nhiệt tình. Bạn sẽ được học lập trình từ những giảng viên dày dặn kinh nghiệm, nhiều năm thực chiến trong nghề. CodeGym cam kết có việc làm 100% đối với các bạn học viên bằng hợp đồng. Hoàn lại 100% học phí cho học viên nếu không có việc làm trong vòng 45 ngày kể từ khi tốt nghiệp.
Tìm hiểu thêm về chương trình Coding Bootcamp - Trở thành lập trình viên từ con số 0 trong 5 tháng.
Tham khảo: Có nên làm lập trình viên? Công việc có dễ dàng như bạn nghĩ?