Xem thêm

Bí quyết “tạo sóng” cho chiến dịch tung hàng (Launch Plan)

Huy Erick
Bạn đã bao giờ tự hỏi tại sao những thương hiệu lớn như VinFast, Biti's, Shopee,... khi tung ra sản phẩm, sự kiện, chương trình khuyến mãi lại tạo được những “cơn sóng” truyền thông...

Bạn đã bao giờ tự hỏi tại sao những thương hiệu lớn như VinFast, Biti's, Shopee,... khi tung ra sản phẩm, sự kiện, chương trình khuyến mãi lại tạo được những “cơn sóng” truyền thông lớn đến như vậy? Đó không chỉ đơn giản là vì thương hiệu lớn và ngân sách khổng lồ, mà còn do sự thực hiện thông minh và "nhịp điệu" của chiến dịch - còn gọi là mô hình. SEONGON sử dụng mô hình tạo sóng truyền thông cho nhiều chiến dịch lớn cho các doanh nghiệp như Vinhomes, Owen, Elines, KTO... có tên là mô hình launching, 1 mô hình được chia sẻ lại cho SEONGON từ chính Google.

Hiểu về mô hình launching

Mô hình launching được sử dụng khi doanh nghiệp cần tăng mạnh sự "chú ý" một cách dồn dập tới công chúng mục tiêu, từ đó giúp tăng nhận diện thương hiệu trên diện rộng trong 1 thời gian ngắn, phù hợp với các chiến dịch có thời gian thực hiện từ 1-2 tháng. Mô hình này đặc biệt hiệu quả khi áp dụng cho việc ra mắt thương hiệu, sản phẩm mới, truyền thông sự kiện, lễ mở bán, ra mắt, hội thảo, kỷ niệm, sinh nhật và tung ra các gói khuyến mãi, sale, combo.

Mô hình này được thực hiện bằng cách tính toán chi tiết size thị trường quan tâm, phân bổ ngân sách, đặt lịch chạy, phối hợp các kênh có chủ đích với nhau để tạo lên một đỉnh truyền thông. Mô hình launching dựa trên nguyên lý đơn giản "Nếu một sự kiện nào đó xuất hiện với một tần suất đủ nhiều thì người ta sẽ tò mò và tìm kiếm đến". Đây chính là bí quyết để mô hình này thành công.

Ưu, nhược điểm của mô hình launching

Mô hình launching có nhiều ưu điểm. Đầu tiên, nó giúp doanh nghiệp tạo được lượng lớn sự quan tâm của tập khách hàng tiềm năng trong thời gian ngắn, điều mà nhiều doanh nghiệp khác sẽ phải mất thời gian nhiều hơn để đạt được. Mô hình này cũng giúp doanh nghiệp tăng tối đa sự Tương tác với khách hàng và gia tăng chuyển đổi, từ việc thích thú đến sự quan tâm thực sự và đưa khách hàng đến hành vi mua hàng.

Tuy nhiên, mô hình launching cũng có nhược điểm. Nếu chất lượng truyền thông không đủ tốt và sản phẩm thật sự kém chất lượng, mô hình này sẽ không thành công. Để áp dụng mô hình này hiệu quả, bạn cần có một đội ngũ marketing dày dặn kinh nghiệm và am hiểu về quảng cáo từ nghiên cứu, lập kế hoạch, thiết kế, xây dựng nội dung, tối ưu tài khoản để có thể phân bổ ngân sách hợp lý, tạo đủ tần suất tiếp cận và target đúng tập khách hàng.

Các giai đoạn trong mô hình launching

Mô hình launching có 3 giai đoạn: Pre-Launch, Launch và Post-Launch.

  1. Pre-Launch - Tạo sự tò mò, tăng nhận diện thương hiệu: Ở giai đoạn này, doanh nghiệp cần truyền thông mạnh mẽ, gây được sự chú ý, tò mò cho toàn bộ cộng đồng khách hàng tiềm năng. Quảng cáo trên các kênh đặc biệt hiệu quả trong việc tăng nhận diện thương hiệu.

  2. Launch - Tăng tối đa sự tương tác với khách hàng và gia tăng chuyển đổi: Giai đoạn này bắt đầu bằng sự kiện ra mắt, tạo đỉnh truyền thông của doanh nghiệp. Tiếp cận khách hàng một cách tối đa và xây dựng trải nghiệm đáng nhớ.

  3. Post-Launch - Duy trì đà tăng trưởng: Tiếp tục duy trì các kênh truyền thông để đảm bảo thương hiệu luôn nằm ở vị trí đầu tiên trong tâm trí khách hàng, kết hợp với các chương trình gắn kết và xây dựng lòng trung thành với khách hàng để tiếp tục tạo ra chuyển đổi và duy trì đà tăng trưởng.

Kế hoạch Digital Marketing cho từng giai đoạn

Trước khi tiến hành mô hình launching, bạn cần chuẩn bị một số vấn đề trước giai đoạn Pre-Launch. Đầu tiên, xác định khách hàng mục tiêu và chuẩn bị các tư liệu truyền thông. Tiếp theo, ổn định nhân sự và hoàn thiện quy trình chăm sóc khách hàng.

Trong giai đoạn Pre-Launch, ngân sách phân bổ 30% tổng ngân sách và tập trung vào các kênh truyền thông như Facebook Ads, GDN, Remarketing, YouTube Ads, Video viral, KOLs, TVC.

Trong giai đoạn Launch, ngân sách phân bổ 40% tổng ngân sách và quảng cáo tìm kiếm Google Search Ad sẽ là kênh chính. Cần đẩy mạnh Remarketing và duy trì các hình thức quảng cáo khác như Facebook Ads, GDN.

Trong giai đoạn Post-Launch, ngân sách phân bổ 30% tổng ngân sách và tiếp tục Remarketing. Tiếp tục quảng cáo tìm kiếm trên Google và duy trì các hình thức quảng cáo khác như Facebook Ads. Tập trung vào việc duy trì sự quan tâm và tương tác của khách hàng.

Một số câu hỏi thường gặp cho mô hình Launching

  1. Tạo được sự quan tâm nhiều như vậy sau đó sụt giảm thế có phải lãng phí hay không?

Dù lượng quan tâm sẽ tụt xuống khá nhanh chỉ trong 1-2 ngày sau khi launching, nhưng về lâu dài, sự quan tâm dành cho doanh nghiệp sẽ nhiều hơn trước khi triển khai chiến dịch. Để tận dụng được, cần tiếp tục có các hoạt động marketing khác để tiếp tục nuôi dưỡng và thuyết phục những khách hàng đã quan tâm.

  1. Sản phẩm mùa vụ có sử dụng mô hình launching được không?

Có thể sử dụng mô hình launching cho sản phẩm mùa vụ, nhưng thay vì quảng cáo về tên sản phẩm, cần tập trung làm quảng cáo cho thương hiệu của doanh nghiệp. Mục tiêu là biến người chưa quan tâm đến sản phẩm thành khách hàng tiềm năng.

Mô hình launching trên Digital Marketing là một mô hình đã chứng minh được sự hiệu quả không chỉ với khách hàng của SEONGON mà trên toàn thế giới. Đối với các doanh nghiệp đang chuẩn bị ra mắt thương hiệu, sản phẩm, sự kiện mới, mô hình này là không thể bỏ qua.

Nếu bạn cần tư vấn chi tiết hơn về mô hình launching, hãy liên hệ với SEONGON để được tư vấn thêm.

1