Xem thêm

AI CLUB TUTORIALS: Toán tử và cấu trúc điều khiển trong lập trình C++

Huy Erick
Xin chào tất cả các bạn, Qua bài học trước, chúng ta đã đi qua những khái niệm căn bản trong C++ như Comments hay Biến (Variables). Bài viết lần này sẽ tiếp tục với...

Xin chào tất cả các bạn,

Qua bài học trước, chúng ta đã đi qua những khái niệm căn bản trong C++ như Comments hay Biến (Variables). Bài viết lần này sẽ tiếp tục với những nội dung cực kỳ cơ bản về Toán tử (Operators) và Cấu trúc điều khiển (Flow Controls). Hãy chuẩn bị tinh thần, bởi bài viết sẽ khá dài và đôi chút khó nhằn, nhưng lại cực kỳ thú vị và quan trọng.

Tổng quan về Toán tử và Cấu trúc điều khiển

Toán tử và một số loại toán tử thường gặp trong C++

Đầu tiên, hãy nắm vững khái niệm về Toán tử và một số loại toán tử thường gặp trong C++. Toán tử trong lập trình là một kí hiệu cho phép thực hiện các phép tính toán toán học hay tính toán logic trên các biến. Ví dụ, toán tử + thực hiện phép cộng hai biến với nhau.

Nguồn ảnh: rawpixel Nguồn ảnh: rawpixel

Một số loại toán tử thường gặp trong C++

C++ cung cấp rất nhiều loại toán tử, nhưng chúng ta sẽ tập trung vào những loại toán tử thường xuyên sử dụng nhất.

Toán tử số học (Arithmetic Operators)

Toán tử số học là loại toán tử cho phép ta thực hiện các phép tính toán số học bao gồm phép cộng, trừ, nhân, chia. Ví dụ:

  • Toán tử cộng (+): thực hiện phép cộng giữa hai biến.
  • Toán tử trừ (-): thực hiện phép trừ giữa hai biến.
  • Toán tử nhân (*): thực hiện phép nhân giữa hai biến.
  • Toán tử chia (/): thực hiện phép chia giữa hai biến.
  • Toán tử chia lấy phần dư (%): thực hiện phép chia lấy phần dư giữa hai biến.

Toán tử gán (Assignment Operators)

Toán tử gán cho phép ta thực hiện việc gán một giá trị hoặc một biến cho biến khác. Ví dụ:

  • Toán tử gán (=): thực hiện phép gán giá trị cho một biến.
  • Toán tử cộng và gán (+=): thực hiện phép toán cộng và gán giá trị cùng lúc cho một biến.

Toán tử quan hệ (Relational Operators)

Toán tử quan hệ cho phép ta so sánh giá trị giữa hai biến số như phép so sánh lớn hơn, nhỏ hơn, lớn hơn hoặc bằng, nhỏ hơn hoặc bằng. Kết quả của phép so sánh sẽ là kiểu luận lý (boolean), tức chỉ có đúng (1) hoặc sai (0).

Toán tử logic (Logical Operators)

Toán tử logic cho phép ta đánh giá tính đúng sai của hai hoặc nhiều điều kiện khác nhau. Kết quả trả về của toán tử này cũng chỉ có đúng (1) hoặc sai (0).

Cấu trúc điều khiển

Tiếp theo, chúng ta sẽ tìm hiểu về Cấu trúc điều khiển trong lập trình. Cấu trúc điều khiển cho phép ta kiểm soát luồng thực thi của một chương trình, đảm bảo rằng các câu lệnh được thực thi theo ý muốn của chúng ta.

Cấu trúc điều khiển bao gồm:

Câu lệnh điều kiện (Conditional Statements)

  • Câu lệnh if (if Statement): Thực hiện một khối câu lệnh nếu một điều kiện được đáp ứng.
  • Câu lệnh if...else (if...else Statement): Thực hiện một khối câu lệnh nếu một điều kiện được đáp ứng, ngược lại thực hiện một khối câu lệnh khác.
  • Câu lệnh if - else if Ladder (if - else if Ladder Statement): Thực hiện một trong nhiều khối câu lệnh tùy thuộc vào nhiều điều kiện.
  • Câu lệnh if lồng if (Nested if Statement): Thực hiện một khối câu lệnh if trong một khối câu lệnh if khác.

Vòng lặp (Loops)

  • Vòng lặp for (for Loop): Thực hiện một khối câu lệnh một số lần cho trước.
  • Vòng lặp while (while Loop): Thực hiện một khối câu lệnh miễn là một điều kiện cụ thể được đáp ứng.
  • Vòng lặp do...while (do...while Loop): Thực hiện một khối câu lệnh ít nhất một lần, sau đó kiểm tra điều kiện để tiếp tục hoặc kết thúc vòng lặp.

Từ khóa break và continue (break & continue Statements)

Từ khóa break được sử dụng để thoát khỏi một vòng lặp hoặc một câu lệnh switch. Từ khóa continue được sử dụng để bỏ qua phần còn lại của vòng lặp hiện tại và tiếp tục vòng lặp tiếp theo.

Câu lệnh switch...case (switch Statements)

Câu lệnh switch...case được sử dụng để thực hiện một hành động khác nhau dựa trên giá trị của biến hoặc biểu thức.

Tổng kết

Trên đây là những kiến thức căn bản về Toán tử và Cấu trúc điều khiển trong lập trình C++. Hi vọng rằng những thông tin này sẽ giúp bạn thêm tự tin và am hiểu hơn về ngôn ngữ lập trình này. Hãy tiếp tục rèn luyện và thực hành để trở thành một lập trình viên giỏi nhé.

Nguồn ảnh: rawpixel Nguồn ảnh: rawpixel

1