Hỏi đáp

Bài Tập Thanh Toán Quốc Tế Có Lời Giải

Huy Erick

Xuất nhập khẩu Lê Ánh giới thiệu đến bạn bộ câu hỏi và bài tập thanh toán quốc tế có lời giải để các bạn ôn tập và hiểu hơn các phương thức thanh toán...

Xuất nhập khẩu Lê Ánh giới thiệu đến bạn bộ câu hỏi và bài tập thanh toán quốc tế có lời giải để các bạn ôn tập và hiểu hơn các phương thức thanh toán quốc tế phổ biến hiện nay.

Xem thêm: Khóa học xuất nhập khẩu online ở đâu tốt nhất

1. Bài tập thanh toán quốc tế

Một số bài tập thanh toán quốc tế cơ bản bao gồm:

Câu 1:

Hãy phân loại LC?

Trả lời:

UCP 600 không phân loại cụ thể LC. Tuy nhiên, xét từ góc độ nghiên cứu, người ta thường căn cứ vào tính chất (đặc điểm) của LC để phân loại.

Ví dụ LC có thể gồm các loại sau:

  1. LC hủy ngang (Revocable LC).
  2. LC không hủy ngang (Irrevocable LC).
  3. LC không hủy ngang, có xác nhận (Irrevocable Confirmed LC).
  4. LC tuần hoàn (Revolving LC).
  5. LC với điều khoản đỏ (Red Clause LC).
  6. LC dự phòng (Standby LC).
  7. LC chuyển nhượng (Transferable LC).
  8. LC giáp lưng (Back - to - Back LC).
  9. LC trả ngay (sight LC).
  10. LC chiết khấu (negotiable LC).
  11. LC kỳ hạn thanh toán dần (deferred LC).
  12. LC kỳ hạn chấp nhận thanh toán khi đến hạn (acceptance LC).

Trong thực hành, theo quy tắc của mẫu điện MT700 phát hành LC qua hệ thống Swift, thì tại trường 40A quy định bắt buộc phải thể hiện loại LC (Form of Documentary Credit) theo một trong các cách sau:

  • Irrevocable
  • Irrevocable Standby
  • Revocable
  • Revocable Standby
  • Irrevocable Transferable

Câu 2:

Trong phương thức nhờ thu kèm chứng từ, trên AWB thường được ghi như thế nào trong ô consignee:

a. Consignee: To order of Collecting Bank.

b. Consignee: To Collecting Bank.

c. Consignee: To Drawee (Importer).

Trả lời:

Vì AWB không là chứng từ Sở hữu hàng hóa, nên không thể chuyển nhượng bằng thủ tục ký hậu, chính vì vậy, phương án b. Consignee: To Collecting Bank là phù hợp.

Còn phương án c. thì gặp rủi ro nếu nhà nhập khẩu không trả tiền, trong khi nhà xuất khẩu lại không lấy được hàng. Do đó, để kiểm soát được hàng hóa, nhà xuất khẩu khi lấy AWB phải quy định ở phương án b.

Câu 3:

Trong nhờ thu kèm chứng từ, trên B/L ghi "Consignee: To Collecting Bank" mà không có thỏa thuận trước với ngân hàng thu hộ. Hỏi ngân hàng thu hộ xử lý như thế nào?

Trả lời:

Thứ nhất, nhà xuất khẩu có quyền từ chối giao hàng mà không chịu bất kỳ trách nhiệm gì.

Thứ hai, nếu người nhập khẩu trả tiền hoặc chấp nhận trả tiền theo quy định trong lệnh nhờ thu, thì ngân hàng thu hộ sẽ làm thủ tục trao hàng hóa cho người nhập khẩu.

Thứ ba, có thể tiến hành các thủ tục lưu kho, mua bảo hiểm hàng hóa với chi phí thuộc về bên gửi chứng từ đến.

Trong mọi trường hợp, ngân hàng thu hộ được quyền thu mọi khoản phí phát sinh liên quan đến xử lý nhờ thu.

Câu 4:

Lệnh nhờ thu quy định lãi suất phải được thu, nhưng người trả tiền từ chối thanh toán. Hỏi ngân hàng thu hộ phải làm gì?

Trả lời:

Nếu lệnh nhờ thu chỉ quy định lãi suất phải được thu mà không nói rõ là có được miễn hay không, thì ngân hàng thu hộ có thể trao chứng từ khi nhận được thanh toán hoặc chấp nhận hối phiếu hoặc chấp nhận các điều kiện khác, tùy theo trường hợp, mà không thu lãi suất như đã yêu cầu.

Continue reading here

1