Giới thiệu
Bạn đã bao giờ tự hỏi người dùng của mình là ai? Thiết kế trải nghiệm người dùng của một sản phẩm là một bức tranh toàn diện được kết hợp từ các yếu tố nhỏ có sự liên kết chặt chẽ với nhau. Đáp ứng nhu cầu của người dùng luôn là mục tiêu mà mọi UX Designer và những người làm sản phẩm hướng đến. Trong quá trình thực hiện điều đó, một trong những câu hỏi cần giải đáp một cách toàn diện là "Người dùng của chúng ta là ai?". Câu hỏi này không hề đơn giản chút nào. Bài viết này sẽ giới thiệu phương pháp xây dựng chân dung người dùng (User Persona) để trả lời cho câu hỏi quan trọng này.
1/ Hiểu đúng về Persona
Đầu tiên, chúng ta cần hiểu đúng "User Persona là gì?". Theo Google UX Design, Personas là những người dùng hư cấu có mục tiêu và đặc điểm đại diện cho nhu cầu của một nhóm người dùng chính của sản phẩm mà bạn đang thiết kế. Đừng nghĩ rằng vì nó là hư cấu mà nó không có ý nghĩa. Ngược lại, thông tin về persona được lấy từ dữ liệu thực tế của người dùng thông qua quá trình UX Research. Personas giúp UX Designer hiểu và đồng cảm với người dùng, đặt họ vào trung tâm mọi trải nghiệm mà bạn hướng đến. Nói cách khác, Persona giúp nhân cách hóa người dùng của chúng ta, đem lại cảm giác như đang giao tiếp với một người dùng thực sự. Chúng ta có thể biết tên, sở thích, mục tiêu, yêu thích và những khó khăn mà họ gặp phải.
Để hiểu rõ hơn về Persona, chúng ta sẽ đi vào các thành phần chính của một Persona trong quá trình nghiên cứu UX. Trước tiên, một Persona sẽ trông như thế nào?
Có thể có các dạng Persona như các hình ảnh dưới đây:
Tóm lại, có nhiều dạng và cách trình bày về Persona. Dường như khá đơn giản, nhưng để có thông tin về một Persona là một quá trình nghiên cứu tốn công phu. Cần thu thập dữ liệu và tiến hành phỏng vấn người dùng chuyên sâu.
2/Các thành phần trong một User Persona
Có nhiều lựa chọn trong việc xây dựng Persona. Bài viết này giới thiệu về một mẫu Persona từ Google. Các thành phần bao gồm:
- Tên Persona: Tự tạo một tên đầy đủ cho Người dùng của bạn.
- Hình ảnh Persona: Hiển thị Persona một cách chân thật nhất (tuỳ tính chất sản phẩm, có thể sử dụng hình ảnh minh họa, nhưng vẫn đảm bảo thống nhất với yếu tố nhân khẩu học).
- Thông tin về nhân khẩu học Persona: Bao gồm tuổi, giới tính, nghề nghiệp, học vấn... Tương tự như Marketing, đây là những thông tin cơ bản cần thiết.
- Mục đích của Persona: Xác định những yêu cầu của người dùng. Hiểu đơn giản là điều gì thúc đẩy người dùng sử dụng sản phẩm của bạn?
- Cản trở hoặc nỗi đau của Persona: Xác định những khó khăn và trở ngại mà người dùng gặp phải khi sử dụng sản phẩm.
- Mô tả: Thường được gọi là Quote, là những câu nói thể hiện tính cách và quan điểm của người dùng.
Ví dụ: một mẫu Persona từ Google
Một điều khiến bạn băn khoăn khi làm Persona là "Cần phải làm bao nhiêu Persona?". Câu trả lời không có con số cụ thể, thường là từ 2-3 Persona cho một sản phẩm. Đây là con số được rút từ kinh nghiệm của người đi trước trong ngành. Bạn có thể tham khảo bài viết này.
Kết luận
Xây dựng một Persona là bắt đầu hiểu người dùng của bạn. Điều quan trọng là tìm câu trả lời cho câu hỏi "Người dùng của bạn là ai?". Khi tìm được câu trả lời, bạn sẽ biết "Người dùng của bạn không phải là ai?". Phần quan trọng hơn là tập trung vào việc tạo giá trị cho người dùng thích hợp hơn là phục vụ nhóm người dùng không phù hợp.
Khoá học Figma Thực Chiến dành cho các Beginner, Junior, Freshman UX/UI Designer của Rebo Academy giúp bạn hiểu cách tư duy thiết kế hướng người dùng. Khoá học này truyền tải cách đặt câu hỏi, giải quyết các vấn đề trong từng thành phần, phần tử và trang. Rebo Academy tập trung vào các kỹ thuật và tư duy để bạn tự tin và có đất để sáng tạo, từ đó tiếp tục theo đuổi sự nghiệp của mình.
Bạn có thể tìm hiểu thêm về khoá học Figma Nền Tảng tại đường dẫn: https://rebo.vn/khoa-hoc-figma
Thân mến.