CÁC KHÓA HỌC FOUNDATION OF MARKETING

Experiential Marketing #2 – Những hình thức Tiếp thị Trải nghiệm phổ biến

Huy Erick

Khi kinh tế trải nghiệm dần thay thế kinh tế truyền thống, Tiếp thị Trải nghiệm trở thành một chiến lược tiếp thị sống còn, quan trọng để doanh nghiệp đáp ứng sự kì vọng...

Khi kinh tế trải nghiệm dần thay thế kinh tế truyền thống, Tiếp thị Trải nghiệm trở thành một Chiến lược tiếp thị sống còn, quan trọng để doanh nghiệp đáp ứng sự kì vọng của khách hàng và đạt được mục tiêu thương hiệu. Tuy nhiên, để thành công với chiến dịch Tiếp thị Trải nghiệm, doanh nghiệp cần phải xác định được loại hình Tiếp thị Trải nghiệm phù hợp với thương hiệu và Khách hàng mục tiêu của mình. Dưới đây là một số hình thức Tiếp thị Trải nghiệm phổ biến hiện nay.

Sử dụng công nghệ ảo giới thiệu sản phẩm

Với sự phát triển của công nghệ VR và AR, việc giới thiệu sản phẩm không chỉ giới hạn ở việc khách hàng phải đọc về tính năng và lợi ích như truyền thông truyền thống. Người tiêu dùng hiện nay có thể trực tiếp tương tác và trải nghiệm sản phẩm thông qua các công nghệ thực tế ảo, ngay cả khi sản phẩm chưa có mặt trên thị trường. Ví dụ, các nhà sản xuất xe hơi giới thiệu những dòng xe mới chưa ra mắt hoặc những dòng xe concept trong tương lai. Với trải nghiệm này, người tiêu dùng tự nguyện trao gửi niềm tin vào thương hiệu.

Trải nghiệm đắm chìm (Immersive Experience)

Công nghệ VR có thể tạo ra những trải nghiệm đắm chìm toàn diện. Khách hàng có thể trải nghiệm sản phẩm hoặc câu chuyện thương hiệu trong một thế giới ảo hoàn toàn khác biệt hoặc trong thế giới kết hợp cả yếu tố thực và ảo. Ví dụ, hãng giày Merrell đã tạo ra một trải nghiệm leo núi thực tế ảo khiến khách hàng thích thú và đắm mình vào hoạt động.

Trải nghiệm kỳ thú (Stunt)

Hình thức tiếp thị này gây ấn tượng trong tâm trí khách hàng thông qua nội dung độc đáo. Trải nghiệm kỳ thú thường yêu cầu khách hàng tham gia một hoạt động mới mẻ. Mặc dù chỉ tác động lên một số người, nhưng các trải nghiệm này vẫn có khả năng tiếp cận một lượng đối tượng mục tiêu lớn nhờ vào sức lan toả của nội dung gần gũi. Ví dụ, chương trình "Departure Roulette" của hãng bia Heineken mời hành khách tại sân bay John F. Kennedy (New York, Mỹ) tham gia du lịch đến một điểm đến ngẫu nhiên mà họ không biết trước. Điểm đến sẽ được lựa chọn và Heineken chi trả toàn bộ chi phí cuộc hành trình. Đây chắc chắn là một trải nghiệm độc đáo mà người tham gia không quên chia sẻ thông tin với bạn bè và người thân.

Sáng kiến của doanh nghiệp (Business Innovations and Services)

Sáng kiến của doanh nghiệp tạo ấn tượng và xây dựng lòng tin với khách hàng tiềm năng bằng cách cung cấp giải pháp cho một vấn đề thực tế trong cuộc sống. Mặc dù không mang lại doanh số ngay lập tức, chiến lược này giúp xây dựng thương hiệu một cách hiệu quả đến khách hàng mục tiêu. Ví dụ, dự án "Let's Colour" của hãng sơn Dulux sử dụng sức mạnh của màu sơn để cải tạo không gian sống của cộng đồng, mang đến niềm vui và đáng sống hơn cho mọi người trên thế giới.

Sự kiện

Sự kiện và Tiếp thị Trải nghiệm có mối quan hệ mật thiết và thường được coi là đồng nghĩa. Tuy nhiên, không phải chiến dịch Tiếp thị Trải nghiệm nào cũng có hình hài của một sự kiện. Sự kiện là một hình thức Tiếp thị Trải nghiệm mà khách hàng có thể tương tác trực tiếp với thương hiệu và sản phẩm, dịch vụ. Sự kiện thành công không chỉ giúp quảng bá sản phẩm và dịch vụ mà còn tăng cường sự gắn kết và tình yêu của khách hàng với sản phẩm và thương hiệu.

Với concept Hoa hồng và hàng triệu bông hồng tươi thắm, sự kiện Dạ Tiệc Hoa Hồng của thương hiệu Yamaha không chỉ là một sự kiện tri ân các khách hàng nữ đang sử dụng dòng xe tay ga Yamaha Grande mà còn là nơi các quý cô xinh đẹp, năng động của Yamaha Grande khám phá và thể hiện cá tính và phong cách riêng mình muốn hướng tới thông qua chương trình trình diễn fashion show kết hợp với âm nhạc và những hoạt động trải nghiệm đa dạng như dịch vụ trang điểm cho quý cô, tạo mẫu tóc chuyên nghiệp hay nhiếp ảnh từ các thương hiệu đồng hành.

Chương trình kích hoạt thương hiệu (Brand Activation)

Kích hoạt thương hiệu là hình thức Tiếp thị Trải nghiệm thường được sử dụng để quảng bá cho một sản phẩm hoặc dịch vụ mới. Trong các chiến dịch kích hoạt thương hiệu, doanh nghiệp có thể sử dụng công nghệ ảo để giới thiệu sản phẩm hoặc những ứng dụng class='hover-show-link replace-link-5' ứng dụng span class='hover-show-content'> trò chơi vui, sáng tạo để tiếp cận thông tin thương hiệu và sản phẩm một cách dễ dàng, nhanh chóng và hiệu quả, từ đó kích thích nhu cầu và thúc đẩy quyết định mua hàng của khách hàng. Đồng thời, trang trí và trưng bày tại điểm bán hàng cũng là yếu tố quan trọng để tạo nét nổi bật và thu hút, truyền tải cá tính thương hiệu.

Tiếp thị du kích (Guerrilla Marketing)

Tiếp thị du kích sử dụng yếu tố gây ngạc nhiên để gây tò mò và thu hút sự chú ý của công chúng về một chiến dịch tiếp thị quy mô lớn. Hình thức Tiếp thị Trải nghiệm này phù hợp với doanh nghiệp có nguồn kinh phí tiếp thị hạn chế nhưng muốn tạo hiệu ứng lan rộng. Tuy nhiên, cần lưu ý để tránh vi phạm các quy định pháp luật. Một ví dụ thành công của tiếp thị du kích là hãng ốp điện thoại Mous. Khi iPhone XS ra mắt, hãng đã "tậu" một chiếc iPhone XS và mời các fan tham gia buổi ra mắt ở Sydney, Luân Đôn và Hồng Kông... để đập nó. Chiếc điện thoại vẫn được bảo vệ hoàn toàn nhờ ốp bảo vệ từ Mous.

Thông qua các hình thức Tiếp thị Trải nghiệm phổ biến, doanh nghiệp và nhà tiếp thị có thể tạo mối tương tác và gắn kết mạnh mẽ với khách hàng. Hãy cân nhắc, đánh giá và lựa chọn hoặc kết hợp các hình thức Tiếp thị Trải nghiệm một cách hợp lý, vừa bổ trợ cho hình ảnh và cá tính của thương hiệu, vừa phù hợp với chiến lược tiếp thị tổng thể của doanh nghiệp. Chúc bạn thành công trong việc áp dụng các chiến lược Tiếp thị Trải nghiệm!

1