Lập trình

Lộ trình học lập trình web từ a đến z cho người mới bắt đầu

Huy Erick

Trở thành một Lập trình viên web không quá khó khăn nếu bạn kiên nhẫn và quyết tâm trong quá trình học tập. Lập trình web có rất nhiều khía cạnh khác nhau và có...

Trở thành một lập trình viên web không quá khó khăn nếu bạn kiên nhẫn và quyết tâm trong quá trình học tập. Lập trình web có rất nhiều khía cạnh khác nhau và có thể sẽ khiến bạn lúng túng vì không biết bắt đầu từ đâu. VTC Academy sẽ tổng hợp lại lộ trình học lập trình web cơ bản và chia sẻ một số lời khuyên dành cho những bạn mới bắt đầu.

Lộ trình 6 bước học lập trình web cho người mới bắt đầu

Lộ trình học lập trình web bao gồm 6 bước cơ bản như sau:

  • Bước 1: Hiểu cách website hoạt động
  • Bước 2: Các công cụ cần thiết để bắt đầu
  • Bước 3: Tìm hiểu nền tảng Front-End Developement
  • Bước 4: Công cụ hỗ trợ Front-End Development
  • Bước 5: Tìm hiểu nền tảng Back-End Development
  • Bước 6: Khái niệm cơ bản cấu trúc website

Tại từng bước, VTC Academy sẽ giới thiệu và phân tích giúp các bạn hiểu rõ hơn các kiến thức cơ bản để bắt đầu hành trình tìm hiểu về ngành lập trình web nhé!

Để các bạn dễ hình dung lộ trình, VTC Academy sẽ phân thành 3 phần nội dung chính: Phần 1: Lập trình web cơ bản

  • Cách thức hoạt động của website
  • Phân biệt Front-End, Back-End và Full-Stack
  • Nên chuẩn bị máy tính cấu hình như thế nào và cần công cụ gì trước khi học?

Phần 2: Kỹ năng Front-End và Back-End Development

  • Ngôn ngữ lập trình và công cụ sử dụng trong Front-End Development
  • Tìm hiểu về cách làm việc với máy chủ, cơ sở dữ liệu và ngôn ngữ lập trình trong Back-End Development

Phần 3: Xây dựng website hoàn chỉnh

  • Một website thông thường bao gồm những gì?
  • Lập kế hoạch trước khi bắt đầu xây dựng website

Phần 1: Lập trình web cơ bản

Hiểu cách website hoạt động

Trong lộ trình học lập trình web, hiểu được cách một website hoạt động như thế nào là bước đầu tiên và cũng là bước nền tảng giúp bạn bắt đầu phát triển trong lĩnh vực này. Ở cấp độ cơ bản nhất, các website là tập hợp các tệp và mã được lưu trữ trên một máy chủ được kết nối trên Internet. Người dùng truy cập website bằng cách tải nó qua trình duyệt như Firefox, Google Chrome hay Safari,… hay còn được gọi là ứng dụng class='hover-show-link replace-link-5' ứng dụng span class='hover-show-content'> khách (client). Cặp này tạo thành “mô hình máy chủ - máy khách”.

Hãy xem xét cách thức hoạt động của tính năng này: giả sử ai đó gửi cho bạn một liên kết đến một video âm nhạc. Khi bạn nhấp vào liên kết, trình duyệt web của bạn (máy khách) sẽ gửi yêu cầu đến website của video (máy chủ) yêu cầu tệp video. Máy chủ của website nhận được yêu cầu và gửi tệp đến máy tính của bạn.

Trong mô hình khách - chủ, phía máy khách và máy chủ lần lượt được gọi là “Front-End” và “Back-End”. Các Front-End Developer (Lập trình viên Front-End) tập trung vào các chức năng phía máy khách của website, trong khi các Back-End Developer (Lập trình viên Back-End) tập trung vào phát triển phía máy chủ của website. Các Full-Stack Developer (Lập trình viên Full-Stack) sẽ thành thạo kỹ thuật của cả Front-End và Back-End.

Hiểu được sự khác biệt giữa mỗi loại có thể giúp bạn quyết định việc bạn muốn chuyên sâu vào lĩnh vực nào trong số ba lĩnh vực trên trong sự nghiệp của mình. VTC Academy sẽ mang đến cái nhìn tổng quan về điểm khác biệt giữa Lập trình Front-End, Back-End và Full-Stack thông qua bảng sau:

Front-End Development Back-End Development Full-Stack Development Là công việc tạo nội dung mà bạn có thể nhìn thấy khi tương tác với một website, bao gồm các yếu tố trực quan như: menu, nút và hoạt ảnh có thể thực thi. Làm việc với phía máy chủ của website. Điều này liên quan đến việc quản lý máy chủ web, tương tác với cơ sở dữ liệu và phân tích dữ liệu. Đây đều là những tính năng người dùng không thể nhìn thấy. Phụ trách công việc của cả Front-End và Back-End. Ngôn ngữ dữ liệu sử dụng:

  • HTML để tạo cấu trúc của website.
  • CSS để thay đổi giao diện website.
  • JavaScript để tạo các phần tử tương tác khác. Sử dụng các công nghệ tập trung vào dữ liệu như SQL và Python để quản lý chức năng website. Nhiệm vụ của Full-stack Developer:
  • Front-End Development và thiết kế website.
  • Hiểu giao diện người dùng và thiết kế trải nghiệm người dùng.
  • Viết tài liệu kỹ thuật.
  • Thiết kế cấu trúc website.
  • Triển khai các giao thức bảo mật dữ liệu.
  • Tạo máy chủ và cơ sở dữ liệu.

Các công cụ cần thiết để bắt đầu

Bước thứ 2 trong lộ trình học Lập trình web chính là am hiểu về các công cụ cần thiết để bắt đầu, bao gồm:

Thông số kỹ thuật máy tính cơ bản

Bạn có thể bắt đầu phát triển website bằng bất kỳ máy nào có khả năng chạy Windows, macOS hoặc Linux. Các yêu cầu tối thiểu để lập trình bao gồm:

  • Bộ xử lý Intel i5/i7 hoặc bộ xử lý Apple Silicon trên các máy MAC mới nhất
  • Màn hình full HD hoặc màn hình máy tính xách tay tích hợp, lý tưởng nhất là 1920×1080
  • RAM 8GB

Trình soạn thảo văn bản cơ bản

Bạn sẽ cần một trình soạn thảo văn bản để quản lý tất cả mã code bạn viết. Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều lựa chọn miễn phí giúp bạn dễ dàng bắt đầu.

Notepad++ là một trình soạn thảo văn bản phù hợp dành cho các “tân binh” trong ngành Lập trình web, nhưng nó chỉ khả dụng trên Windows. Atom là một lựa chọn tuyệt vời khác nếu bạn sử dụng MAC, Windows hay Linux.

Trình duyệt web

Bạn sẽ cần một trình duyệt web để có thể viết mã code. Song, bạn cũng nên tải cho mình nhiều trình duyệt web khác nhau nhằm đảm bảo rằng các website của bạn có thể hiển thị một cách chính xác trên mỗi loại trình duyệt. Một số lựa chọn phổ biến bao gồm: Chrome, Safari, Microsoft Edge, Firefox, Brave hoặc Opera.

Máy chủ web cục bộ

Việc thiết lập máy chủ web cục bộ cho phép bạn kiểm tra mã code trên máy của mình mà không cần xuất bản bất kỳ thứ gì lên internet. Bạn có thể kiểm tra bố cục, tập lệnh và các tính năng mới trong quá trình phát triển.

Ví dụ: XAMPP là một tiện ích có thể chạy máy chủ trên máy MAC, Windows hoặc Linux. Ngoài ra, MAMP là một tùy chọn khác dành cho MAC và Windows.

Phần 2: Kỹ năng Front-End và Back-End Development

Tìm hiểu nền tảng Front-End Development (Phát triển Front-End)

Các Front-End Developer quyết định giao diện của website khi được tải ở phía máy khách sẽ trông như thế nào. Họ chịu trách nhiệm tạo và thiết kế tất cả các yếu tố website hướng tới người dùng. Dưới đây, VTC Academy sẽ liệt kê các ngôn ngữ mà tất cả các Front-End Developer tương lai cần phải biết.

HTML

HyperText Markup Language (HTML) cho phép các Lập trình viên xác định cấu trúc và thiết kế cơ bản của website. Tệp HTML cho trình duyệt biết nội dung sẽ hiển thị trên màn hình của thiết bị và cách sắp xếp các thành phần như đoạn văn, danh sách và hình ảnh.

HTML rất dễ tiếp cận và có thể cung cấp phần giới thiệu tuyệt vời cho những người mới viết mã code. Đây là một phần quan trọng trong bộ công cụ của Lập trình viên web và hoạt động như một điểm khởi đầu cho tất cả các website. Các website hiện đại sử dụng các ngôn ngữ kịch bản như JavaScript để tạo nội dung website động. Tuy nhiên, mặc dù là một công nghệ cũ hơn nhiều so với thời đại phát triển như hiện nay nhưng HTML vẫn là cốt lõi của các website này.

CSS

Cascading Style Sheets (CSS) thay đổi cách hiển thị các phần tử HTML trên màn hình. Hiểu CSS cho phép bạn tạo các website đẹp mắt trên tất cả các trình duyệt chính. Bạn có thể thay đổi bố cục, màu sắc và phông chữ của trang cũng như thêm hiệu ứng cho các thành phần trang.

CSS được sử dụng kết hợp với HTML để tạo và điều chỉnh kiểu website. CSS vô cùng dễ học và dễ hiểu, tuy nhiên nó cũng sẽ có những mặt chuyên sâu khác nếu người dùng muốn thật sự tận dụng tối đa mọi tính năng CSS mang lại. Ngôn ngữ lập trình này cung cấp cho bạn nhiều quyền kiểm soát đối với cách trình bày tài liệu HTML cho người dùng - do đó, việc học CSS là rất quan trọng đối với bất kỳ ai muốn tạo website đẹp mắt và responsive website (một loại web đáp ứng mọi thiết bị và mọi độ phân giải màn hình).

JavaScript

JavaScript là một thành phần quan trọng khác trong các công cụ của Front-End Developer. Đây là một trong những ngôn ngữ phổ biến nhất trên thị trường và là ngôn ngữ được yêu cầu nhiều nhất bởi các nhà tuyển dụng.

JavaScript là ngôn ngữ phía máy khách được sử dụng cùng với HTML và CSS để tạo các web động (dynamic web) và web đáp ứng (responsive web). Nó rất dễ sử dụng và cực kỳ linh hoạt, cho phép Lập trình viên xử lý bất kỳ phần nào trong thiết kế và chức năng của website. Nhiều kỹ năng liên quan đến viết JavaScript cũng có thể được áp dụng cho các ngôn ngữ khác như Python và Java.

Công cụ hỗ trợ Front-End Development

Các công cụ Front-End Development giúp tự động hóa và quản lý quy trình viết mã của bạn. Vì vậy, bạn nên xác định các nguồn hỗ trợ tiềm năng trước khi giải quyết bất kỳ dự án lập trình chuyên sâu nào. Đây cũng là bước quan trọng trong lộ trình học Lập trình web. Việc am hiểu các công cụ sẽ hỗ trợ bạn làm việc dễ dàng và tối ưu thời gian hơn.

Package Managers (PM)

Package Managers theo dõi phần mềm nào được cài đặt trên máy tính của bạn và cho phép bạn dễ dàng cài đặt thêm phần mềm mới, nâng cấp hoặc xóa phần mềm đã cài đặt trước đó. Package Managers sẽ giúp bạn giải quyết mọi vấn đề tương tự như thế một cách nhanh chóng.

JavaScript Frameworks

JavaScript Frameworks là tập hợp các thư viện code được viết sẵn bằng ngôn ngữ lập trình JavaScript, sử dụng cho các tác vụ hay tính năng thông thường. Lợi ích của Framework là giúp bạn xây dựng một website hiệu quả hơn vì bạn không phải thiết kế mọi thứ từ đầu.

Version Control

Version Control hay với tên gọi đầy đủ là Version Control System (Hệ thống kiểm soát phiên bản), quản lý những thay đổi bạn thực hiện đối với mã code của mình và cho phép bạn hoàn nguyên về phiên bản trước nếu bạn mắc lỗi hoặc muốn thực hiện thay đổi khác.

Phần 3: Xây dựng website hoàn chỉnh

Khái niệm cơ bản cấu trúc website

Tất cả các bước trong lộ trình học Lập trình web được nêu bên trên đều đi đến mục tiêu cuối cùng là triển khai cấu trúc của một website. Do đó, để trở thành Lập trình viên web chuyên nghiệp, bạn cũng nên tìm hiểu về một số kiến thức cơ bản về cấu trúc của một website.

Trước khi đi đến bước đầu tiên trong tiến trình tạo lập một website, bạn nên vạch rõ kế hoạch về mục tiêu và người dùng hướng tới thông qua các câu hỏi sau:

  • Ai là người đọc website của bạn?
  • Họ đến từ đâu?
  • Bạn muốn họ làm gì? (Ví dụ: mua sản phẩm, điền vào biểu mẫu hay cài đặt ứng dụng…)

Website của bạn không cần phải hấp dẫn tất cả mọi người, nhưng nó sẽ hấp dẫn người dùng mục tiêu của bạn. Bố cục cơ bản trong một website bao gồm các trang như: Trang chủ, Trang “Giới thiệu”, Landing Page, Trang “Liên hệ”.

Hãy suy nghĩ về cách người dùng sẽ điều hướng website của bạn. Nếu bạn muốn họ khám phá website và tìm hiểu thêm về thương hiệu, sản phẩm/dịch vụ của bạn, cần đảm bảo rằng cấu trúc website của bạn truyền đạt đúng mục đích của nó và dễ dàng điều hướng.

Nguyên tắc thiết kế cơ bản

Sau khi xác định được các thành phần cho website của mình, thiết kế cũng là một phần quan trọng bạn có thể tìm hiểu thêm. Một website hoàn chỉnh sẽ bao hàm những yếu tố như font chữ, màu sắc, bố cục và hình ảnh sẽ xuất hiện.

  • Màu sắc: có vô vàn màu sắc để bạn lựa chọn cho website của mình. Việc lựa chọn bảng màu phù hợp có thể giúp truyền đạt thông điệp của bạn đến khách hàng một cách chính xác.
  • Font chữ: tương tự như màu sắc, bạn có vô số lựa chọn font chữ cho website. Tuy nhiên, cần xem xét đến tính dễ đọc của font cũng như lĩnh vực bạn đang kinh doanh.
  • Cách trình bày: cuối cùng là cấu trúc cho website của bạn cần phải tuân theo một hệ thống phân cấp trực quan.

Các tips dành cho các bạn mới bắt đầu học Lập trình web

Xác định mục tiêu của bạn

Khi bước vào giai đoạn cuối của quá trình Lập trình web có thể khiến bạn choáng ngợp vì không có kế hoạch. Hãy suy nghĩ về những gì bạn muốn học và vạch ra một mốc thời gian để đạt được mục tiêu của mình.

Áp dụng kiến thức vào thực tiễn

Một trong những cách tốt nhất để học là áp dụng những gì bạn biết vào thực tế. Hãy thử tạo các website để xác định khó khăn và những lỗi sai bạn mắc phải, từ

1