Xem thêm

Cấu trúc rẽ nhánh trong Java

Huy Erick
Dẫn nhập Sau khi đã làm quen với các khái niệm cơ bản về ngôn ngữ lập trình, chúng ta sẽ tiếp tục tìm hiểu một khái niệm cực kỳ quan trọng trong lập trình...

Dẫn nhập

Sau khi đã làm quen với các khái niệm cơ bản về ngôn ngữ lập trình , chúng ta sẽ tiếp tục tìm hiểu một khái niệm cực kỳ quan trọng trong lập trình - Cấu trúc rẽ nhánh.

Định nghĩa và phân loại

Trong lập trình, có những trường hợp chúng ta cần phân chia các trường hợp và thực hiện những đoạn mã khác nhau. Cấu trúc rẽ nhánh giúp chương trình thực hiện câu lệnh tương ứng dựa vào điều kiện.

Có hai loại cấu trúc rẽ nhánh: dạng thiếu và dạng đủ.

Ví dụ:

  • Dạng thiếu: Nếu biến age lớn hơn 18, chương trình sẽ in ra "Bạn đã đủ tuổi để đăng kí".
  • Dạng đủ: Nếu biến age lớn hơn 18, chương trình sẽ in ra "Bạn đã đủ tuổi để đăng kí", ngược lại, chương trình sẽ in ra "Bạn chưa đủ tuổi để đăng kí".

Cách sử dụng cấu trúc rẽ nhánh

Cấu trúc rẽ nhánh dạng thiếu

Cú pháp:

if ()     

Ý nghĩa: Nếu trả về true, chương trình sẽ thực hiện .

Ví dụ:

public class HelloWorld{     public static void main(String []args){         String s = "Kteam";         if (s == "Kteam")             System.out.print("How Kteam");     } }

Cấu trúc rẽ nhánh trong Java

Cấu trúc rẽ nhánh dạng đủ

Dạng đủ được chia thành hai loại: if..else..if..else if..else...

Loại if..else..

Cú pháp:

if ()      else     

Ý nghĩa: Nếu trả về true, chương trình sẽ thực hiện . Ngược lại, nếu trả về false, chương trình sẽ thực hiện .

Ví dụ:

public class HelloWorld{     public static void main(String []args){         int age = 18;         if (age > 18)             System.out.print("Bạn đủ tuổi để đăng ký");         else             System.out.print("Bạn chưa đủ tuổi để đăng ký");     } }

Cấu trúc rẽ nhánh trong Java

Loại if..else if..else..

Cú pháp:

if ()      else if ()      (Nhiều câu điều kiện khác nếu cần) else     

Ý nghĩa: Đây là dạng cấu trúc rẽ nhiều nhánh nếu ta muốn xét nhiều trường hợp để thực hiện rõ ràng hơn.

Ví dụ:

public class HelloWorld{     public static void main(String []args){         String job = "Sinh viên";         if (job == "Học sinh")             System.out.print("Bạn còn lứa tuổi học sinh");         else if (job == "Sinh viên")             System.out.print("Sinh viên có thể tham gia");         else             System.out.print("Không rõ công việc của bạn");     } }

Cấu trúc rẽ nhánh trong Java

Lưu ý: Nếu câu lệnh thực hiện gồm nhiều câu lệnh, ta phải đặt vào trong cặp {}.

public class HelloWorld{     public static void main(String []args){         int age = 18;         if (age >= 18) {             System.out.println("Bạn đủ tuổi để đăng ký");             System.out.println("Mời bạn đăng ký");         } else             System.out.print("Bạn chưa đủ tuổi để đăng ký");     } }

Cấu trúc rẽ nhánh trong Java

Lời khuyên

Dưới đây là những lời khuyên quan trọng về cấu trúc rẽ nhánh trong lập trình, không riêng chỉ áp dụng cho ngôn ngữ Java.

Luôn dùng cặp {} và thụt lề dòng code vào trong

Mặc dù cặp { } chỉ cần sử dụng cho một nhóm câu lệnh, việc sử dụng chúng sẽ giúp ta dễ dàng thêm sửa đổi trong tương lai. Thụt lề cũng được sử dụng để dễ nhìn hơn.

Cấu trúc rẽ nhánh trong Java

Không nên đặt câu lệnh if..else trong if..else quá nhiều lần

Việc đặt quá nhiều câu rẽ nhánh trong câu rẽ nhánh là cực kỳ khó khăn trong lập trình. Điều này tạo thành nhiều đường mê cung, khiến cho kết quả trả về không rõ ràng. Đặc biệt, khi gặp lỗi, bạn sẽ không hiểu tại sao kết quả lại như vậy. Lời khuyên là chỉ nên đặt 1-2 câu điều kiện bên trong là hợp lý.

Kết

Bài viết đã giới thiệu cấu trúc rẽ nhánh trong Java. Trong bài viết tiếp theo, chúng ta sẽ tìm hiểu về vòng lặp WHILE trong Java.

Cảm ơn bạn đã đọc bài viết. Hãy để lại bình luận hoặc góp ý để chúng tôi cải thiện nội dung. Hãy luôn luyện tập, thử thách và không ngại khó trong học tập.

Thảo luận

Nếu bạn có bất kỳ khó khăn hay thắc mắc nào về khóa học, đừng ngần ngại đặt câu hỏi trong phần bình luận bên dưới hoặc trong mục HỎI & ĐÁP trên Howkteam.com để được hỗ trợ từ cộng đồng.

1