Lập trình

Pascal: Ngôn ngữ lập trình hiệu quả và phát triển

Huy Erick

Pascal là gì? Đặc điểm ngôn ngữ lập trình Pascal Đối với một lập trình viên chuyên nghiệp, ngôn ngữ lập trình Pascal không phải là cái tên xa lạ. Nhưng với người mới tìm...

Pascal là gì? Đặc điểm ngôn ngữ lập trình pascal

Đối với một lập trình viên chuyên nghiệp, ngôn ngữ lập trình Pascal không phải là cái tên xa lạ. Nhưng với người mới tìm hiểu về lĩnh vực công nghệ thông tin, Pascal lại vô cùng mới mẻ và phức tạp. Vậy Pascal là gì? Đặc điểm của loại ngôn ngữ lập trình này ra sao? Bạn hãy theo dõi bài viết dưới đây để có được câu trả lời nhé.

Ngôn ngữ lập trình Pascal là gì? Đặc điểm ngôn ngữ lập trình Pascal

1. Ngôn ngữ lập trình Pascal là gì? Pascal là phần mềm nào?

Pascal là gì? Là ngôn ngữ lập trình cấp cao được phát triển dưới dạng mệnh lệnh, thủ tục bởi nhà khoa học Thụy Điển nổi tiếng Nicholas Emil Wirth vào năm 1970. Ngôn ngữ lập trình Pascal được đặt theo tên nhà toán học, triết gia và nhà vật lý người Pháp Blaise Pascal để tưởng nhớ công lao vĩ đại của ông cho nền khoa học.

Trên thực tế, Pascal không phải một ngôn ngữ độc lập hoàn toàn mà được phát triển từ ngôn ngữ ALGOL 60. Trong quá trình nghiên cứu, Nicholas Wirth đã đưa ra đề xuất táo bạo là phát triển ngôn ngữ lập trình Pascal dựa trên hệ thống ALGOL 60 có sẵn vào năm 1960 nhưng không nhận được bất kỳ sự đồng thuận nào.

Ông tiếp tục nghiên cứu và lựa chọn hướng đi khác biệt hoàn toàn những định hướng ban đầu. Thay vì dựa vào nền tảng ngôn ngữ máy tính có sẵn, ông phát triển ngôn ngữ lập trình Pascal độc lập vào năm 1970. Rất nhanh sau đó, Pascal thành công mạnh mẽ và tạo những bước tiến vững chắc cho sự phát triển máy tính mini thời điểm bấy giờ.

2. Ưu nhược điểm của Pascal

Là ngôn ngữ lập trình phát triển độc lập, Pascal phần nào khắc phục những hạn chế của các ngôn ngữ lập trình trước đó. Tuy nhiên, đây cũng là lý do khiến ngôn ngữ này tồn tại một số nhược điểm.

2.1 Ưu điểm ngôn ngữ lập trình Pascal

  • Là ngôn ngữ lập trình có cấu trúc nên dễ dàng phân tích, nghiên cứu và học tập.
  • Có khả năng tạo ra các chương trình hiệu quả, rõ ràng và tương đối an toàn.
  • Ngôn ngữ Pascal có thể biên dịch thành các loại ngôn ngữ lập trình khác nhau.
  • Có thể sử dụng Pascal trên nhiều nền tảng, hệ thống máy tính khác nhau thông qua thao tác biên dịch, chuyển đổi.
  • Hỗ trợ định hướng đối tượng (OOP - object oriented programming).

2.2 Nhược điểm ngôn ngữ lập trình Pascal

  • Có thể chuyển đổi không rõ ràng một số đối tượng trong tập hợp phức tạp và có tính liên quan mật thiết với nhau.
  • Dễ dàng bị tấn công vì cấu trúc tương đối đơn giản, độ lặp lại cao nên chỉ một điều chỉnh nhỏ cũng ảnh hưởng đến cả tập hợp.
  • Khả năng kiểm soát dừng lại ở mức trung bình.

3. Đặc điểm ngôn ngữ lập trình Pascal

Ngôn ngữ lập trình bậc cao Pascal mang một số đặc trưng riêng tương đối nổi bật như sau:

3.1 Các phần tử cơ bản trong Pascal

Mỗi ngôn ngữ lập trình được xây dựng từ hệ thống ký hiệu riêng. Các quy tắc riêng được đặt ra với các hệ thống ký tự để tạo nên sự gắn kết trong các chương trình được thiết lập. Ngôn ngữ lập trình Pascal được xây dựng từ các phần tử cơ bản như sau:

3.1.1 Danh hiệu (identifiler)

trong ngôn ngữ lập trình pascal , để đặt tên cho các chương trình, hàm, biến,… người ta sử dụng danh hiệu. Điểm đặc biệt trong danh hiệu Pascal là luôn bắt đầu bằng chữ cái. Phía sau có thể là chữ cái, chữ số hoặc gạch ngang không cố định.

Ví dụ: Can_bac_3; C1000; dellasusapple;…

Các danh hiệu trong Pascal không phân biệt viết thường và viết hoa. Do đó, danh hiệu thường và danh hiệu viết hoa trong chương trình có giá trị tương đương.

Ví dụ: Danh hiệu “c” và “C” không có sự khác biệt và có giá trị như nhau trong tất cả các chương trình Pascal.

3.1.2 Từ khóa (Keyword) Từ khóa trong Pascal như những phần tử riêng biệt được xác định cho mục đích khác nhau. Các từ khóa sử dụng sau này không được trùng với từ khóa riêng.

Ví dụ một số từ khóa trong Pascal:

  • Loại từ khóa: PROGRAM, BEGIN, END,…
  • Từ khóa khai báo: CONST, VAR, TYPE, STRING, SET, FILE,…
  • Từ khóa của lệnh lựa chọn: IF … THEN … ELSE, CASE … OF
  • Từ khóa điều khiển: WITH, GOTO, EXIT, HALT
  • Từ khóa toán tử: AND, OR, NOT, IN, DIV, MOD
  • Khoảng trắng: Được sử dụng để tách biệt hai từ trong chuỗi.
  • Dấu chấm phẩy “;”: Dùng sau tên các câu lệnh hoặc chương trình.
  • Dấu móc “{ }”: Đặt riêng cho các phần ghi chú thông tin.
  • Dấu nháy đơn “’”: Dùng để bao một chuỗi.
  • Toán tử: Được đặt giữa hai toán hạng. Ví dụ như dấu “+”; “-”,…
  • Toán hạng: Phần tử đặt xung quanh toán tử tạo nên giá trị cho chuỗi. Ví dụ: “x+3”; “6×9”;…

3.2 Cấu trúc chương trình Pascal

Một chương trình Pascal tiêu chuẩn bao gồm phần khai báo và thân chương trình. Có thể điểm qua một số phần khai báo phổ biến trong ngôn ngữ lập trình Pascal như: Program; Uses; Label; Const; Type; Var;… Thân chương trình được cấu tạo với nhiều phần tử phức tạp hơn. Nhưng mọi thân chương trình đều bắt đầu bằng “Begin” và kết thúc bằng “End”.

Ví dụ cấu trúc chương trình trong Pascal:

Program Chuongtrinhtuyendung Uses …… Label …… Var ….. Function ….. End;

3.4 Các dạng câu lệnh trong chương trình Pascal

Câu lệnh trong Pascal đa dạng phong phú với nhiều định dạng phục vụ cho các mục đích khác nhau. Có thể điểm qua một số dạng câu lệnh phổ biến của ngôn ngữ lập trình này như sau:

  • readln() đọc biến; dừng màn hình và đọc file.
  • type bắt đầu các phần cho các loại biến xác định cho người dùng.
  • clrscr xóa cửa sổ hiện tại (giữ nguyên màu chữ đang được thiết đặt), đưa con trỏ chuột về vị trí trên cùng bên trái của cửa sổ hiện tại.
  • var phần khai báo biến trong chương trình lập trình Pascal.
  • write() in ra màn hình liền sau ký tự cuối; ghi file.
  • v.v…

4. Các biến thể của ngôn ngữ lập trình Pascal

Dù được phát triển độc lập nhưng ngôn ngữ lập trình Pascal cũng có vô cùng nhiều biến thể khác nhau. Tiêu biểu trong đó phải kể đến:

  • Pascal-P: Đây là bộ công cụ chuyển mã được viết tại Zurich được với mục đích biên dịch ngôn ngữ lập trình sang hệ thống máy ảo và bộ giả lập. Các trình biên dịch hệ thống P được gọi là Pascal-P1, Pascal-P2, Pascal-P3 và Pascal-P4. Phiên bản Pascal-P5 được tạo ra sau này, độc lập với quá trình nghiên cứu của nhóm Zurich.
  • Object Pascal: Được biết đến với khả năng định hướng tinh vi, phức tạp. Apple Computer giữ công lớn trong việc phát triển biến thể ngôn ngữ lập trình Pascal này.
  • Turbo Pascal: Trình biên dịch nổi tiếng với sự mở rộng về thuật toán, khả năng kết nối chương trình, dữ liệu,… Turbo Pascal phiên bản đầu tiên được cho rằng xuất hiện từ những năm 1986. Phiên bản sau cùng Turbo Pascal 7.2 ra đời những năm 2000.

5. Học Pascal ra làm gì?

Pascal là ngôn ngữ lập trình cơ bản trong hệ thống ngôn ngữ lập trình nói chung. Học về Pascal giúp bạn có những định hướng tốt nếu muốn trở thành một lập trình viên chuyên nghiệp sau này. Tuy nhiên, ở thời điểm hiện tại, Pascal không phải ngôn ngữ lập trình thông dụng. Vì vậy, nếu chỉ học và biết về Pascal, bạn sẽ rất khó tìm được một công việc tốt trong ngành CNTT.

Để tăng khả năng tìm kiếm công việc có khả năng thăng tiến trong lĩnh vực này, bạn nên học thêm một số ngôn ngữ lập trình khác như Python, C, C++, Java, JavaScript;… Khi đã thông thạo hệ thống ngôn ngữ lập trình đa dạng này, bạn có thể tiếp tục tích lũy kinh nghiệm cho tương lai.

Nắm trong tay cả kiến thức và kỹ năng, bạn dễ dàng tìm kiếm công việc mức lương hấp dẫn như giảng dạy công nghệ thông tin, lập trình viên, kỹ sư công nghệ thông tin,… Mức lương các vị trí này khi sở hữu kinh nghiệm từ 2 năm có thể lên đến trên 1400 USD.

Hy vọng các thông tin chia sẻ trong bài viết có thể hữu ích và giúp bạn trả lời: “Pascal là gì?”. Đừng quên chia sẻ bài viết cũng như theo dõi JobsGO để không bỏ lỡ thông tin bổ ích tiếp theo.

1