Bạn có cảm giác muốn tìm hiểu về ngôn ngữ lập trình mới? Hay đơn giản bạn đang tò mò và muốn biết chính xác "PHP là gì"? Dù cho lý do gì đi nữa, bạn đã tìm đúng nơi rồi đấy. Hãy cùng tìm hiểu "PHP là gì" cũng như những kiến thức cần biết liên quan đến ngôn ngữ lập trình PHP qua những thông tin chia sẻ dưới đây nhé.
PHP Là Gì?
PHP là từ viết tắt của thuật ngữ Personal Home Page và hiện nay đã có tên Hypertext Preprocessor. Đây là một dạng mã lệnh hoặc chuỗi ngôn ngữ kịch bản. Trong đó, ngôn ngữ PHP được phát triển chủ yếu để dành cho các ứng dụng nằm trên máy chủ.
Mỗi khi các lập trình viên viết chương trình bằng PHP, chuỗi lệnh sẽ được chạy trên server, từ đó sinh ra mã HTML. Nhờ vậy, những ứng dụng trên website có thể chạy một cách dễ dàng.
Ngôn ngữ PHP phù hợp với việc lập trình website vì nó có thể kết nối dễ dàng với các website khác sử dụng HTML để chạy trên trình duyệt web. Vì vậy, ngôn ngữ PHP được người dùng đánh giá là khá dễ đọc. Nó cũng trở thành ngôn ngữ web phổ biến mà các PHP Developer phải học trước khi bắt đầu vào nghề.
Ngôn Ngữ Lập Trình PHP Làm Gì?
Trong hoạt động công nghệ thông tin, ngôn ngữ lập trình PHP tập trung vào xây dựng kịch bản hoạt động từ hệ thống máy chủ. Bạn có thể thực hiện các thao tác khác nhau bên cạnh việc tạo nên các dữ liệu, nhận dữ liệu cookie trong quá trình làm việc, nội dung website. Tuy nhiên, công dụng của ngôn ngữ PHP còn rất nhiều.
Một số ứng dụng của PHP như:
-
Thiết lập các chương trình cho hệ thống máy chủ: Các PHP Developer chủ yếu xây dựng các chương trình cho các server máy chủ. Để viết các chương trình chạy trên máy chủ, lập trình viên cần thực hiện các công việc như xây dựng máy chủ web, phân tích cú pháp ngôn ngữ lập trình PHP và trình duyệt web. Các PHP Developer có thể xây dựng output này bằng các trình duyệt web phổ biến.
-
Tạo dòng tập lệnh: Ngôn ngữ PHP Dev có thể tạo dòng tập lệnh để chạy các chương trình PHP mà không cần máy chủ. Lập trình này được sử dụng trên các hệ điều hành như các trình lập tác vụ trên Windows, Linux.
-
Xây dựng ứng dụng làm việc: Từ những điểm mạnh của PHP, bạn có thể sử dụng PHP - GTK như một ngôn ngữ nền tảng để xây dựng phần mềm của riêng mình. PHP - GTK là nhánh mở rộng của ngôn ngữ lập trình này, nó không có sẵn trong các phiên bản hiện nay.
-
Hỗ trợ cho một loại cơ sở dữ liệu khác nhau: Đây chính là ứng dụng mạnh nhất của PHP. Nếu trang web được hỗ trợ cơ sở dữ liệu tốt sẽ giúp ích rất nhiều đến việc vận hành và sao lưu dữ liệu khi xảy ra tình huống tấn công an ninh mạng.
Hiện nay, ngôn ngữ PHP được sử dụng trên hầu hết các hệ điều hành phổ biến như Microsoft Windows, Linux, macOS. Vì vậy, các DEV có thể tự quyết định và lựa chọn cho mình một hệ điều hành tự lập trình. Ngôn ngữ lập trình PHP đã mang lại rất nhiều lợi ích cho hoạt động công nghệ thông tin hiện nay.
Ưu Điểm và Nhược Điểm của Hypertext Preprocessor
Ưu Điểm của PHP
-
Sử dụng mã nguồn mở: Việc cài đặt và sử dụng ngôn ngữ PHP rất dễ dàng và hoàn toàn miễn phí cho tất cả mọi người. Vì vậy, ngôn ngữ này luôn được cài đặt rất nhiều trên các Web Server như IIS, Apache, Nginx.
-
Có tính cộng đồng cao: Do PHP là mã nguồn mở và dễ sử dụng, nên ngôn ngữ này được ưa chuộng từ cộng đồng các lập trình viên. Cộng đồng ngôn ngữ này rất rộng rãi và đảm bảo chất lượng. Đã có không ít diễn đàn, blog, website trong và ngoài nước giải thích về ngôn ngữ này để khả năng tiếp cận của mọi người trở nên dễ dàng và nhanh chóng.
-
Hệ thống thư viện phong phú: Do người dùng ngày càng nhiều, nên thư viện của ngôn ngữ PHP ngày càng phát triển và mở rộng. Với thư viện code hay hàm phong phú, việc học tập và viết các ứng dụng PHP trở nên dễ dàng và nhanh chóng. Đây chính là đặc điểm làm cho ngôn ngữ này trở nên nổi bật. Ngôn ngữ PHP có thể kết hợp với các cơ sở dữ liệu lớn hơn như Oracle, MySQL, Cassandra.
-
Tính bảo mật: Do là mã nguồn mở và được sự hỗ trợ của cộng đồng lập trình, ngôn ngữ PHP an toàn khi sử dụng. Kết hợp với kỹ thuật bảo mật ở các tầng khác nhau, ngôn ngữ lập trình sẽ đảm bảo hoạt động của website.
Nhược Điểm của PHP
- Cấu trúc ngữ pháp: Cấu trúc ngữ pháp của PHP không đẹp mắt và gọn gàng như các ngôn ngữ lập trình khác và chỉ hoạt động được trên các ứng dụng web.
Lý Do Nên Sử Dụng Ngôn Ngữ PHP
PHP không phải là ngôn ngữ script phía server duy nhất có sẵn, nhưng nó có lợi thế hơn các đối thủ cạnh tranh khi chạy trang web WordPress.
Do WordPress được xây dựng dựa trên việc sử dụng PHP, việc sử dụng ngôn ngữ này sẽ giúp cải thiện đáng kể số lượng tùy chỉnh có thể có trên trang web. Bạn có thể dùng nó để sửa đổi Themes có sẵn và Plugins hoặc tự tạo Plugin. Với vậy, nếu muốn trở thành một nhà phát triển WordPress, bạn bắt buộc phải học PHP.
Một số lý do khiến PHP là một ngôn ngữ tuyệt vời:
-
Dễ học: Bạn có thể học một cách dễ dàng với tài liệu tuyệt vời về các chức năng của PHP.
-
Sử dụng rộng rãi: PHP được sử dụng để tạo nền tảng như Blogs, thương mại điện tử, phương tiện truyền thông xã hội. Các thống kê cho thấy có 79% các trang web đều sử dụng PHP.
-
Chi phí thấp: PHP là mã nguồn mở và miễn phí.
-
Cộng đồng lớn: Nếu gặp vấn đề với PHP, bạn không cần lo lắng vì có rất nhiều blog PHP trên internet để trao đổi và hỏi.
-
Có khả năng tích hợp với cơ sở dữ liệu: Ví dụ như Oracle, Sybase, MySQL, DB2.
Sự Khác Biệt của PHP So với Ngôn Ngữ Lập Trình Khác
PHP là một ngôn ngữ lập trình, nhưng không chạy trên trình duyệt mà chủ yếu tương thích với máy chủ web. Nếu bạn mở một trang web bất kỳ, máy chủ sẽ chạy tập lệnh PHP sau đó trả lại website cho bạn.
-
HTML: Ngôn ngữ này được sử dụng để tạo nên một trang web hoàn chỉnh. HTML được dùng chủ yếu để tạo cấu trúc cơ bản cho trang web. Hiện nay, hầu hết trang web đều cần sử dụng HTML để xây dựng website.
-
CSS: CSS được sử dụng chủ yếu để trang trí cho website trở nên đẹp mắt. CSS có nhiều hiệu ứng khác nhau để giúp cho website của bạn trở nên thu hút.
-
Javascript: Ngôn ngữ này cung cấp cho website của bạn một sức mạnh nhất định. Sử dụng Javascript, bạn có thể thực hiện các phép tính, điều kiện khác nhau để kiểm tra khả năng phản ứng của website trong thực tế.
Vì vậy, PHP là một ngôn ngữ lập trình quan trọng và thú vị mà bạn nên tìm hiểu thêm. Với kiến thức về PHP, bạn có thể xây dựng bất kỳ loại trang web nào mà mình mong muốn và tương lai, bạn có thể trở thành nhà phát triển WordPress lành nghề hoặc thậm chí xây dựng ứng dụng web!
Còn chần chừ gì nữa? Hãy bắt đầu học PHP ngay bây giờ và khám phá thế giới lập trình web đầy thú vị!