Bài tập

Quy trình 5 bước xây dựng lộ trình thăng tiến nhân viên hiệu quả

Huy Erick

Để nhìn bao quát toàn bộ con đường sự nghiệp, lộ trình thăng tiến là một yếu tố đóng vai trò rất quan trọng giúp nhân viên khai phá tiềm năng của bản thân. Vậy...

Để nhìn bao quát toàn bộ con đường sự nghiệp, lộ trình thăng tiến là một yếu tố đóng vai trò rất quan trọng giúp nhân viên khai phá tiềm năng của bản thân. Vậy làm thế nào để xây dựng được một lộ trình hiệu quả và phù hợp cho nhân viên? Hãy cùng tìm hiểu thông tin và quy trình thiết lập một bản kế hoạch cho sự nghiệp.

Lộ trình thăng tiến là gì?

Lộ trình thăng tiến được thiết lập để giúp nhân viên có thể định hướng và phát triển sự nghiệp của mình ở công ty trong cả thời gian ngắn và dài hạn. Nó cung cấp một kế hoạch giúp nhân viên định hướng, phát triển và đưa ra cái nhìn tổng quan về những con đường có thể dẫn đến vị trí cao nhất trong lĩnh vực đang theo đuổi.

Lộ trình thăng tiến thường bao gồm các mục tiêu nghề nghiệp, kỹ năng, trình độ đào tạo và thời gian cụ thể để đạt được các cấp bậc và vị trí cao hơn trong công ty. Từ đó, nhân viên sẽ có mục tiêu rõ ràng, nâng cao động lực và giữ chân nhân tài cho công ty.

Tại sao cần xây dựng lộ trình thăng tiến?

Mọi hoạt động trong doanh nghiệp đều nên cần có kế hoạch và mục tiêu rõ ràng để tất cả mọi người cùng hiểu và theo đuổi. Một số mục tiêu doanh nghiệp có thể đặt ra cho việc xây dựng lộ trình thăng tiến như sau:

  • Thu hút, giữ chân và xây dựng hệ thống nhân tài: Khi lộ trình thăng tiến rõ ràng, nhân viên vừa có thể phát triển cá nhân, vừa có thể giúp doanh nghiệp đạt được mục tiêu kinh doanh. Nhờ đó, doanh nghiệp không những có nguồn lao động giỏi, có trình độ mà còn nâng cao vị thế và hình ảnh của mình để thu hút những ứng viên có tiềm năng.

  • Giảm tỷ lệ nhân viên nghỉ việc: Không có lộ trình phát triển sẽ khiến nhân viên rơi vào tình trạng trì trệ, chán nản.

  • Nâng cao hiệu suất làm việc của nhân viên: Lộ trình làm việc rõ ràng giúp nhân viên biết mình cần phải làm gì để đạt được mục tiêu. Từ những mục tiêu lớn, họ có thể bẻ thành các mục tiêu nhỏ để làm việc năng suất hơn, mang lại kết quả làm việc cao hơn.

  • Tăng tính đa dạng của đội ngũ làm quản lý: Những nhân viên đã có thâm niên và gắn bó lâu với công ty càng nên được doanh nghiệp chú trọng đào tạo để đội ngũ này trở nên mạnh mẽ hơn. Ngoài ra, việc tuyển dụng những vị trí lãnh đạo cấp cao cũng không phải là điều dễ dàng và tiết kiệm chi phí.

Quy trình 5 bước xây dựng lộ trình thăng tiến nhân viên hiệu quả

Bước 1: Xây dựng khung lộ trình thăng tiến Khung lộ trình thăng tiến là cơ sở và bức tranh tổng quát giúp nhân viên hiểu rõ chức năng và vị trí của họ. Để biết được con đường từ thấp nhất đến các vị trí cao nhất trong quản lý trong lĩnh vực cụ thể, nhân viên cần phải có một biểu đồ, một lộ trình. Bên cạnh đó, trong quá trình thực hiện theo kế hoạch định hướng nghề nghiệp, người hướng dẫn cũng nên để nhân viên mở khả năng sang các lĩnh vực khác để họ khám phá ra điều gì là phù hợp nhất với bản thân.

Bước 2: Mô tả công việc cho từng vị trí, từng bộ phận Khi đã có khung lộ trình thăng tiến, bước tiếp theo bạn cần làm là xác định chi tiết mô tả công việc cụ thể cho từng vị trí bao gồm các tiêu chí về kỹ năng, trình độ chuyên môn, trình độ học vấn và những trách nhiệm chính.

Bước 3: Đánh giá hiệu suất và kết quả công việc Ngoài việc mô tả công việc cụ thể, nhà quản lý cũng cần xây dựng hệ thống KPI, bộ tiêu chuẩn mà bạn kỳ vọng về hiệu suất cho từng cá nhân. Việc này cũng hỗ trợ người quản lý trong việc nắm bắt tình hình đội nhóm và cân nhắc những người đạt thành tốt ở mỗi vị trí. Từ đó, bạn có thể ghi nhận những hành vi, thói quen của những viên xuất sắc rồi kết hợp với tính khả thi, mức độ phù hợp để xây dựng một thang đo chuẩn và công bằng.

Bước 4: Nâng cao chất lượng chương trình đào tạo nhân viên Một trong những việc giúp doanh nghiệp cải thiện chất lượng nhân sự là trang bị thêm những chương trình đào tạo nội bộ. Nhân sự có thể xác định nhu cầu, kỹ năng và kiến thức nhân viên cần bổ sung để đưa ra kế hoạch và thời gian thực hiện cụ thể, chi tiết. Đặc biệt, các chương trình đào tạo và phát triển theo chiều dọc nên được kết hợp để phù hợp với kế hoạch kinh doanh của công ty, từ đó thúc đẩy sự phát triển của nhóm và giúp nhân viên áp dụng hiệu quả những kiến thức họ học được.

Bước 5: Xây dựng và phát triển để phù hợp với từng cá nhân Để giúp nhân viên mới không bị mất phương hướng trong quá trình làm việc tại công ty, người quản lý nên trao đổi với họ về quá trình phát triển và mục tiêu của doanh nghiệp cũng như cá nhân của nhân viên. Lộ trình thăng tiến cần được xây dựng dựa trên những kỳ vọng ngắn hạn và dài hạn của từng người. Lắng nghe và quan sát những mong muốn, khó khăn của nhân viên để điều chỉnh định hướng và con đường sự nghiệp sao cho phù hợp.

Chẳng hạn, với nhân viên đang theo đuổi công việc trong ngành marketing, việc có một lộ trình phát triển sự nghiệp rõ ràng sẽ giúp họ có cái nhìn tổng thể và biết cần phải làm gì để đạt được những mục tiêu đó. Từ đó, người quản lý cũng có thể hiểu và trao công việc và cơ hội phù hợp với từng cá nhân.

Khi xây dựng lộ trình thăng tiến cần lưu ý gì?

  • Lắng nghe ý kiến của nhân viên: Điều quan trọng nhất khi xây dựng lộ trình thăng tiến là thông báo và lắng nghe ý kiến của nhân viên. Không những vậy, việc chia sẻ mục tiêu và kỳ vọng của doanh nghiệp với nhân viên sẽ giúp hai bên hiểu và đồng thuận với nhau hơn. Đặc biệt, lắng nghe những mục tiêu cá nhân của nhân viên là cơ sở tiền đề để có một hướng đi phù hợp trong sự nghiệp.

  • Không nên hứa hẹn quá nhiều: Việc hứa hẹn quá nhiều với nhân viên mà không chắc chắn sẽ làm được có thể gây mất niềm tin của họ vào tổ chức. Thay vì cam kết các chính sách hay lợi ích không thể thực hiện, bạn có thể giúp đỡ và hỗ trợ họ trong quá trình phát triển. Bên cạnh đó, bạn có thể cung cấp động lực để giúp nhân viên khai thác tối đa tiềm năng của mình.

  • Kiểm soát và làm chủ con đường sự nghiệp của người khác: Nhân viên nên là người hiểu và làm chủ lộ trình thăng tiến của mình thay vì phụ thuộc vào người quản lý. Việc mà doanh nghiệp có thể hỗ trợ nhân viên là giúp họ tự định hướng và lên kế hoạch cho chính bản thân mình.

  • Kiểm soát nguồn lực và thời gian: Nếu quá tập trung vào việc hỗ trợ nhân viên theo đuổi lộ trình thăng tiến, người quản lý sẽ mất rất nhiều thời gian để hoàn thành các mục tiêu khác. Điều này vô hình chung sẽ làm ảnh hưởng đến tiến độ dự án và những hoạt động chung khác của tổ chức.

Cách định hướng và xây dựng con đường sự nghiệp cá nhân

Thay vì để lộ trình thăng tiến của mình phụ thuộc vào doanh nghiệp, mỗi cá nhân nên là người chịu trách nhiệm với định hướng của bản thân. Điều đầu tiên bạn nên làm là lựa chọn cho mình một chuyên môn để theo đuổi và một quy trình phù hợp với sự phát triển của bản thân.

Dưới đây là một số cách để bạn có thể nâng cao hiệu quả trên con đường sự nghiệp của mình:

  • Củng cố mạng lưới quan hệ: Để phát triển sự nghiệp, việc tạo ra một mạng lưới kết nối các mối quan hệ rất quan trọng. Bạn có thể tìm kiếm cơ hội thông qua việc thể hiện bản thân và thiết lập các mối quan hệ tại các hội thảo chuyên môn, cơ quan đoàn thể, hội nghị,...

  • Tìm người cố vấn hoặc huấn luyện: Ngoài mạng lưới quan hệ, người cố vấn và huấn luyện cũng là một trong những cách có thể giúp cá nhân phát triển sự nghiệp. Những lời khuyên và kinh nghiệm của họ giúp bạn vượt qua được thách thức cũng như khó khăn trên con đường sự nghiệp.

  • Trau dồi kiến thức và kỹ năng: Nâng cao kiến thức và kỹ năng là yếu tố rất quan trọng để bạn có chỗ đứng trong lĩnh vực của mình. Nếu bạn cảm thấy còn thiếu sót hoặc có thể cải thiện được kỹ năng của mình, bạn có thể thực hiện đào tạo thông qua việc học hỏi từ người có kinh nghiệm, tài liệu trực tuyến hoặc các khóa học truyền thống.

Phần mềm ACheckin - Đánh giá hiệu quả công việc chính xác của nhân viên

Phần mềm ACheckin là công cụ hỗ trợ đắc lực cho các nhà quản trị trong việc đánh giá và quản lý dự án cũng như hiệu suất, năng lực làm việc của nhân viên. Phần mềm cung cấp các tính năng từ cơ bản đến chuyên sâu như: chấm công đa dạng, dễ dàng xếp ca, đổi ca, tính lương tự động, quản lý công việc khoa học,...

Với mục đích số hóa phòng nhân sự và tối ưu thời gian, công sức của phòng hành chính nhân sự, phần mềm ACheckin đã được tin dùng bởi 3500++ doanh nghiệp Việt trong nhiều lĩnh vực từ F&B, bán lẻ cho đến sản xuất.

Để tìm hiểu thêm về giải pháp, vui lòng truy cập và đăng ký dùng thử ngay tại đây. Đội ngũ chuyên gia tư vấn của chúng tôi luôn sẵn sàng tư vấn và hỗ trợ.

Đọc thêm: 9+ phần mềm nhân sự tốt nhất 2023

1