Hỏi đáp

Tổng hợp câu hỏi ôn tập môn Luật hình sự phần chung (có đáp án)

Huy Erick

Dưới đây là một số câu hỏi ôn tập môn Luật Hình sự phần chung (có gợi ý đáp án) được trích trong Đề cương môn Luật Hình sự. Câu hỏi ôn tập môn luật...

Dưới đây là một số câu hỏi ôn tập môn Luật Hình sự phần chung (có gợi ý đáp án) được trích trong Đề cương môn Luật Hình sự.

Câu hỏi ôn tập môn luật hình sự phần chung

1. Khái niệm Luật Hình sự. Đối tượng & phương pháp điều chỉnh của Luật Hình sự.

  • Luật Hình sự là hệ thống các quy phạm pháp luật xác định về các hành vi gây nguy hiểm cho xã hội để quy định là tội phạm và quy định hình phạt áp dụng đối với cá nhân và pháp nhân thương mại thực hiện các tội đó.
  • Đối tượng điều chỉnh của Luật Hình sự là các quan hệ xã hội phát sinh giữa Nhà nước với cá nhân hoặc pháp nhân thương mại phạm tội.
  • Phương pháp điều chỉnh của Luật Hình sự là phương pháp mệnh lệnh - phục tùng (phương pháp quyền uy). Điều này thể hiện ở việc cá nhân hoặc pháp nhân phạm tội phải chịu TNHS và chấp hành hình phạt vì nó được bảo đảm bằng cưỡng chế Nhà nước.

2. Khái niệm & cấu tạo của Bộ luật Hình sự Việt Nam.

a) Khái niệm: Bộ luật Hình sự là văn bản pháp luật do Nhà nước ban hành chứa đựng các quy phạm pháp luật hình sự quy định về tội phạm và hình phạt nói chung cũng như về các tội phạm cụ thể và các khung hình phạt đối với tội phạm cụ thể đó.

b) Cấu tạo:

  • Lời nói đầu
  • Phần những quy định chung
  • Phần các tội phạm
  • Phần hiệu lực thi hành

3. Nhiệm vụ của Luật Hình sự Việt Nam? Giải thích đạo Luật Hình sự?

a) Nhiệm vụ bảo vệ của Luật Hình sự:

  • Đối tượng bảo vệ của ngành LHS được nêu khái quát trong Lời nói đầu của Bộ luật và tiếp đó được xác định cụ thể hơn tại Điều 1 và Điều 8 BLHS.
  • Luật Hình sự bảo vệ các QHXH trên bằng cách xác định đúng, đủ và kịp thời những hành vi có thể gây nguy hại cho các đối tượng bảo vệ để quy định là tội phạm.

b) Nhiệm vụ đấu tranh chống và phòng ngừa tội phạm.

  • Chống tội phạm: Là hoạt động trực diện đối với tội phạm - hoạt động phát hiện, điều tra, truy tố và xét xử tội phạm.
  • Phòng ngừa tội phạm: Bao gồm nhiều hoạt động khác nhau nhằm ngăn ngừa không để cho tội phạm xảy ra và đều có quan hệ mật thiết với hoạt động chống tội phạm.
  • Mối quan hệ giữa phòng và chống tội phạm: Chống tội phạm có hiệu quả không chỉ có tác dụng răn đe, ngăn ngừa tội phạm mà còn có thể định hướng cho các hoạt động phòng ngừa khác.

c) Nhiệm vụ giáo dục của Luật Hình sự

  • Ngành LHS không chỉ là công cụ răn đe những người phạm tội, pháp nhân thương mại phạm tội mà còn răn đe cả những người khác. Và qua đó giáo dục người phạm tội cũng như mọi người ý thức tuân thủ pháp luật, tránh các hành vi phạm tội.
  • Ngành LHS cũng là công cụ giáo dục ý thức tham gia chống và phòng ngừa tội phạm cho tất cả mọi người với vai trò là công dân cũng như với vai trò là thành viên của cơ quan hay tổ chức.

4. Việc áp dụng nguyên tắc tương tự trong pháp Luật Hình sự Việt Nam.

Trong pháp Luật Hình sự Việt Nam không áp dụng nguyên tắc tương tự pháp luật để giải quyết các vụ án mà trong luật không có quy định.

5. Nội dung cơ bản, sự thể hiện trong BLHS năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) & ý nghĩa của nguyên tắc pháp chế.

a) Nguyên tắc pháp chế

  • Cơ sở pháp lý:

    • Khoản 1 Điều 8 Hiến pháp năm 2013 quy định: “Nhà nước được tổ chức và hoạt động theo Hiến pháp và pháp luật, quản lý xã hội bằng Hiến pháp và pháp luật, thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ”.

    • Điều 2 BLHS quy định: “1. Chỉ người nào phạm một tội đã được Bộ luật Hình sự quy định mới phải chịu trách nhiệm hình sự. 2. Chỉ pháp nhân thương mại nào phạm một tội đã được quy định tại Điều 76 của Bộ luật này mới phải chịu trách nhiệm hình sự”.

    • Điều 8 BLHS quy định: “Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ luật Hình sự, do người có năng lực trách nhiệm hình sự hoặc pháp nhân thương mại thực hiện”.

    • Điều 30 BLHS quy định: “Hình phạt là biện pháp cưỡng chế nghiêm khắc nhất của Nhà nước được quy định trong Bộ luật này, do Tòa án quyết định áp dụng đối với người hoặc pháp nhân thương mại phạm tội”.

    • Điều 50 BLHS quy định: “Khi quyết định hình phạt, Tòa án căn cứ vào quy định của Bộ luật Hình sự”.

  • Nội dung

    • Các vấn đề về tội phạm và hình phạt đều phải được quy định cụ thể rõ ràng trong BLHS.

    • Việc xác định tội phạm và hình phạt trong áp dụng pháp luật đều phải dựa trên các điều luật cụ thể. (KHÔNG CÓ LUẬT KHÔNG CÓ TỘI)

6. Nội dung cơ bản, sự thể hiện trong BLHS năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) & ý nghĩa của nguyên tắc bình đẳng trước Luật Hình sự.

b) Nguyên tắc bình đẳng trước pháp luật

  • Cơ sở pháp lý:

    • Khoản 1 Điều 16 Hiến pháp năm 2013 quy định: “Mọi người đều bình đẳng trước pháp luật”.

    • Điểm b Khoản 1 Điều 3 BLHS quy định: “Mọi người phạm tội đều bình đẳng trước pháp luật, không phân biệt giới tính, dân tộc, tín ngưỡng, tôn giáo, thành phần, địa vị xã hội”.

    • Điểm b khoản 2 Điều 3 quy định: “Mọi pháp nhân thương mại phạm tội đều bình đẳng trước pháp luật, không phân biệt hình thức sở hữu và thành phần kinh tế”.

  • Nội dung:

    • Ngành LHS với các quy định về tội phạm và các quy định về hình phạt có giá trị như nhau đối với tất cả mọi người và pháp nhân thương mại nói chung và đặc biệt là đối với những người và pháp nhân thương mại đã có hành vi phạm tội nói riêng.

    • Ngành LHS không được phép quy định các đặc điểm về nhân thân là cơ sở để truy cứu TNHS.

7. Nội dung cơ bản, sự thể hiện trong BLHS năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) & ý nghĩa của nguyên tắc công minh.

c) Nguyên tắc công minh

  • Thể hiện ở nguyên tắc xử lý tội phạm, về các hình phạt và áp dụng hình phạt đối với người phạm tội.

  • Nguyên tắc xử lý tội phạm:

    • Điểm d Khoản 1 Điều 3 BLHS quy định: “Khoan hồng đối với người tự thú, đầu thú, thành khẩn khai báo, tố giác đồng phạm, lập công chuộc tội, ăn năn, hối cải, tự nguyện sửa chữa hoặc bồi thường thiệt hại gây ra”.

    • Điểm d Khoản 2 Điều 3 BLHS quy định: “Khoan hồng đối với pháp nhân thương mại tích cực hợp tác với cơ quan tiến hành tố tụng trong quá trình giải quyết vụ án, tự nguyện sửa chữa hoặc bồi thường thiệt hại gây ra, chủ động ngăn chặn hoặc khắc phục hậu quả xảy ra”.

  • Các hình phạt và áp dụng hình phạt đối với người phạm tội:

    • Về mục đích của hình phạt Điều 31 BLHS quy định: “Hình phạt không chỉ nhằm trừng trị người, pháp nhân thương mại phạm tội mà còn giáo dục họ ý thức tuân theo pháp luật và các quy tắc của cuộc sống, ngăn ngừa họ phạm tội mới; giáo dục người, pháp nhân thương mại khác tôn trọng pháp luật, phòng ngừa và đấu tranh chống tội phạm”.

    • Đối với hai hình phạt nghiêm khắc nhất là hình phạt tù chung thân và tử hình, LHS đã giới hạn phạm vi áp dụng nhằm thể hiện tính nhân đạo.

8. Nội dung cơ bản, sự thể hiện trong BLHS năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) & ý nghĩa của nguyên tắc nhân đạo.

d) Nguyên tắc nhân đạo

  • Thể hiện ở nguyên tắc xử lý tội phạm, về các hình phạt và áp dụng hình phạt đối với người phạm tội.

  • Nguyên tắc nhân đạo

    • Nguyên tắc xử lý tội phạm:

      • Điểm d Khoản 1 Điều 3 BLHS quy định: “Khoan hồng đối với người tự thú, đầu thú, thành khẩn khai báo, tố giác đồng phạm, lập công chuộc tội, ăn năn, hối cải, tự nguyện sửa chữa hoặc bồi thường thiệt hại gây ra”.

      • Điểm d Khoản 2 Điều 3 BLHS quy định: “Khoan hồng đối với pháp nhân thương mại tích cực hợp tác với cơ quan tiến hành tố tụng trong quá trình giải quyết vụ án, tự nguyện sửa chữa hoặc bồi thường thiệt hại gây ra, chủ động ngăn chặn hoặc khắc phục hậu quả xảy ra”.

    • Các hình phạt và áp dụng hình phạt đối với người phạm tội:

      • Về mục đích của hình phạt Điều 31 BLHS quy định: “Hình phạt không chỉ nhằm trừng trị người, pháp nhân thương mại phạm tội mà còn giáo dục họ ý thức tuân theo pháp luật và các quy tắc của cuộc sống, ngăn ngừa họ phạm tội mới; giáo dục người, pháp nhân thương mại khác tôn trọng pháp luật, phòng ngừa và đấu tranh chống tội phạm”.

      • Đối với hai hình phạt nghiêm khắc nhất là hình phạt tù chung thân và tử hình, LHS đã giới hạn phạm vi áp dụng nhằm thể hiện tính nhân đạo.

Với những câu hỏi ôn tập môn Luật hình sự phần chung này, bạn có thể nắm vững kiến thức và chuẩn bị tốt cho kỳ thi của mình. Chúc bạn thành công!

1