Bạn đang bắt đầu học lập trình nhưng chưa biết chọn phần mềm lập trình nào phù hợp? Đừng lo, bài viết này sẽ giới thiệu đến bạn 10 phần mềm lập trình phổ biến nhất mà bạn có thể tham khảo!
1. Visual Studio Code
Visual Studio Code (VS code) là một phần mềm lập trình phổ biến được các developer cực kỳ ưa chuộng. Đây là một trình biên tập code miễn phí do Microsoft phát triển, hỗ trợ trên Windows, Linux và MacOS. Visual Studio Code được xem như sự kết hợp hoàn hảo giữa Code Editor và IDE (Integrated Development Environment).
Phần mềm này hỗ trợ nhiều loại ngôn ngữ lập trình khác nhau như C, C++, C#, F#, Visual Basic, HTML, CSS, JavaScript,... Đặc biệt, trình biên dịch của VS code hỗ trợ phát hiện và sửa lỗi dễ dàng, chỉ ra trực tiếp lỗi code để bạn có thể debug nhanh chóng.
Ưu điểm vượt trội:
- Hỗ trợ trên nhiều nền tảng: Windows, Mac, Linux.
- Lập trình đa ngôn ngữ: C, C++, C#, F#, HTML, CSS, JSON, Visual Basic, JavaScript,...
- Dung lượng nhẹ.
- Tích hợp nhiều tính năng hỗ trợ người dùng.
- Intellisense chuyên nghiệp.
- Giao diện thân thiện, dễ nhìn, dễ sử dụng.
- Kho lưu trữ an toàn, dễ dàng kết nối với Git hoặc bất kỳ kho lưu trữ dữ liệu nào.
- Hỗ trợ trình soạn thảo và thiết kế web.
Visual Studio Code không chỉ là công cụ hỗ trợ cho các Developer, mà còn được sử dụng bởi Tester và Data Administrators nhờ tính năng cải tiến và tích hợp đa năng.
2. CLion
CLion là phần mềm lập trình được phát triển bởi JetBrains, chuyên dùng cho việc lập trình ngôn ngữ C/C++. CLion bổ sung các tính năng mở rộng IDE để việc viết code C/C++ trở nên tiện lợi và tăng hiệu suất làm việc. Các tính năng của phần mềm này không thua kém bất kỳ phần mềm viết code nào khác.
Những ưu điểm của CLion:
- Hỗ trợ đa nền tảng: Windows, Linux, MacOS.
- Tích hợp sẵn Terminal và Vim-emulation thông qua plugin.
- Hỗ trợ đa ngôn ngữ lập trình: C++ 11, JavaScript, XML, HTML, boots,...
- Hỗ trợ nhiều phím tắt trên IDE.
- Hỗ trợ Cmake (bao gồm tính năng tự động thay đổi CMake, trình soạn thảo CMakeCache).
- Tính năng hỗ trợ debug mạnh mẽ.
- Trình phân tích code chuyên nghiệp, hỗ trợ cú pháp định dạng sẵn, tiết kiệm thời gian viết mã.
- Tích hợp nhiều hệ thống điều khiển như Git, GitHub, Mercurial, Subversion, CVS, TFS, Perforce.
CLion có hai phiên bản là bản dành cho cá nhân và bản dành cho doanh nghiệp. Sau 30 ngày dùng thử miễn phí, bạn cần phải mua bản quyền để tiếp tục sử dụng.
3. Visual Studio
Visual Studio cũng là một phần mềm lập trình miễn phí được Microsoft phát triển và rất phổ biến. Visual Studio hỗ trợ lập trình trên hai ngôn ngữ chính là C# và C++. Đây là hai ngôn ngữ lập trình hệ thống dễ dàng và nhanh chóng nhất trên Visual Studio. Ngoài ra, người dùng có thể sử dụng chúng để viết nhiều ngôn ngữ khác trên nền tảng NET Framework.
Visual Studio được sử dụng để phát triển chương trình máy tính cho Microsoft Windows cũng như xây dựng website, ứng dụng web và các dịch vụ web khác.
Một số tính năng vượt trội của Visual Studio:
- Hỗ trợ trên hệ điều hành Windows (bao gồm Windows 7 trở lên và bản Windows Server 2008 R2) và MacOS.
- Hỗ trợ nhiều loại ngôn ngữ lập trình khác nhau: C/C++, C#, F#, HTML, CSS, VB, JavaScript.
- Hỗ trợ debug mạnh mẽ: Breakpoint, xem giá trị biến trong quá trình khởi chạy, debug từng câu lệnh.
- Giao diện dễ sử dụng, phù hợp với những người mới học lập trình.
- Hỗ trợ phát triển nhiều ứng dụng quan trọng như: Windows Form, ứng dụng mobile, desktop MFC, Universal App,...
- Tích hợp với Git.
- Hỗ trợ các thao tác kéo thả dễ dàng để xây dựng ứng dụng chuyên nghiệp.
- Có bản dùng thử cho lập trình viên .
Từ khi ra đời đến nay, Visual Studio đã phát hành nhiều phiên bản khác nhau. Bạn có thể chọn bản cài phù hợp nhất dựa trên nhu cầu sử dụng và cấu hình máy. Ngoài ra, bạn cũng có thể tùy chỉnh giao diện Visual Studio theo sở thích cá nhân.
4. Xcode
Xcode là phần mềm lập trình dành riêng cho môi trường IDE, được phát triển độc quyền bởi Apple và sử dụng trên hệ điều hành MacOS. Xcode được sử dụng để xây dựng và phát triển các chương trình chạy trên nền tảng Mac và iOS.
Hình ảnh chỉ mang tính chất minh họa
Note: This content has been translated and adapted from an original article by Vietnix.