Xem thêm

Mách bạn cách "xử lý" điểm yếu trong cuộc phỏng vấn

Huy Erick
Chào mừng các bạn đến với bài viết hôm nay của Ms Uptalent! Trong cuộc phỏng vấn, không chỉ hỏi về điểm mạnh, nhà tuyển dụng cũng muốn biết điểm yếu của ứng viên. Để...

Nhân sự cấp cao Chào mừng các bạn đến với bài viết hôm nay của Ms Uptalent! Trong cuộc phỏng vấn, không chỉ hỏi về điểm mạnh, nhà tuyển dụng cũng muốn biết điểm yếu của ứng viên. Để thể hiện bản thân một cách tích cực, bạn cần biết cách nắm bắt cơ hội và cung cấp câu trả lời phù hợp. Trước khi bước vào cuộc phỏng vấn, hãy chuẩn bị kỹ càng.

Nhận ra điểm yếu nhất của bản thân là gì?

Để nói về điểm yếu của bản thân một cách tích cực, trước tiên bạn cần nhận ra điểm yếu của mình là gì. Con người thường không thực sự yếu đuối, mà họ cảm thấy bản thân không "giỏi" trong một lĩnh vực hoặc kỹ năng nào đó. Cảm giác "yếu" này xuất hiện vì họ cảm thấy cần phải cải thiện điều gì đó. Tương tự như khi nói về điểm mạnh, khi nói về điểm yếu bạn cũng nên chọn những điểm yếu liên quan đến kỹ năng hoặc kinh nghiệm. Hãy tưởng tượng xem những kỹ năng, kinh nghiệm nào cần thiết cho công việc bạn đang ứng tuyển. Sau đó, "biến" những kỹ năng, kinh nghiệm mà bạn chưa có thành điểm yếu. Đồng thời, lên sẵn kế hoạch để cải thiện. Bằng cách này, bạn sẽ thể hiện tốt nhất năng lực tự nhận thức và sự hiểu biết của bạn đối với vị trí đang được tuyển dụng.

Cách đưa ra điểm yếu của bản thân

Khi nói về điểm yếu, thay vì tập trung vào cảm giác "tiêu cực", bạn cần suy nghĩ về chúng theo hướng bạn có thể cải thiện và phát triển chúng tốt hơn. Điều này rất quan trọng vì nó giúp bạn có thêm niềm tin để từng bước khiến điểm yếu trở nên tốt hơn mỗi ngày.

Đối với câu hỏi "Điểm yếu của bạn là gì?", bạn có thể trả lời như sau: đầu tiên bạn nêu ra điểm yếu là gì. Kế đến, hãy kể câu chuyện liên quan đến điểm yếu đó. Điểm mấu chốt trong cách trình bày này là bạn phải cho nhà tuyển dụng thấy được "khả năng tự nhận thức" điểm yếu của bạn cũng như cách bạn cải thiện và phát triển chúng. Quan trọng hơn, bạn cần hướng đến "cảm xúc tích cực" trong câu trả lời để tạo ấn tượng tốt với nhà tuyển dụng.

Nêu nhược điểm/ điểm yếu của bạn

1