Xem thêm

Kế hoạch học tập là gì? 7 bước xây dựng kế hoạch học tập khoa học?

Huy Erick
Học tập là một cuộc hành trình kéo dài suốt đời, yêu cầu sự nghiêm túc và bài bản. Xây dựng kế hoạch là một kỹ năng quan trọng giúp chúng ta tiếp cận kiến...

Học tập là một cuộc hành trình kéo dài suốt đời, yêu cầu sự nghiêm túc và bài bản. Xây dựng kế hoạch là một kỹ năng quan trọng giúp chúng ta tiếp cận kiến thức một cách hiệu quả. Trong bài viết này, Truonghoc247 sẽ cùng bạn khám phá Kế hoạch học tập là gì và cung cấp 7 bước xây dựng kế hoạch học tập khoa học nhất.

Kế hoạch học tập là gì?

Kế hoạch học tập giống như việc xây dựng bảng thời gian biểu trong ngày, bao gồm thời gian và công việc, sắp xếp mọi công việc một cách hợp lý nhất. Kế hoạch học tập là một phương pháp vô cùng hiệu quả giúp bạn tự định hướng các mục tiêu cá nhân trong tương lai, từ đó dễ dàng đạt được những thành công mà bạn mong muốn.

Xây dựng kế hoạch học tập cá nhân là định hướng tốt cho mỗi người.

Tại sao cần xây dựng kế hoạch học tập?

Khi bạn muốn làm bất cứ việc gì, bạn cần phải có kế hoạch rõ ràng để biết mình muốn gì và cần làm gì. Học tập cũng vậy, mỗi khi bắt đầu học một chương trình mới, lớp học mới, bạn cần phải đề ra những mục tiêu mà mình cần đạt được sau một quá trình học để thấy được sự cần thiết cho việc mình chuẩn bị làm.

Nhiều người cho rằng việc viết ra những dự định này là vô ích, tuy nhiên khi bạn chỉ để những kế hoạch đó trong đầu thì đôi khi bạn sẽ quên mất rằng bản thân mình muốn làm gì. Thay vào đó, bạn có thể note lại mục tiêu, kế hoạch ra những tờ giấy nhớ rồi dán xung quanh bàn học để luôn nhắc nhở bản thân.

Ghi chép kế hoạch học tập giúp bạn luôn ghi nhớ và nhắc nhở bản thân thực hiện theo.

Để một bản kế hoạch trở nên hiệu quả và chi tiết nhất, bạn cần tìm ra điểm mạnh, điểm yếu của các mục tiêu, tính khả thi của mục tiêu, để đo lường được mức độ đạt được trong kế hoạch. Đối với những mục tiêu không khả thi, bạn nên thay đổi lại kế hoạch để hiệu quả đạt được cao hơn.

Bản kế hoạch học tập còn là nguồn cảm hứng mỗi khi bạn cảm thấy chán nản hoặc bế tắc. Khi bạn không rõ định hướng của bạn thân, không biết tại sao mình cần phải cố gắng nữa, hãy lấy bản kế hoạch học tập ra và nhìn lại những mục tiêu đã trải qua để tiếp tục cố gắng trong tương lai.

7 bước xây dựng kế hoạch học tập khoa học

Bước 1: Xác định mục tiêu học tập trong ngắn hạn và dài hạn

Khi bạn lập một bản kế hoạch hoàn chỉnh, bạn cần phải xác định được mục tiêu ngắn hạn và mục tiêu dài hạn. Điều này rất quan trọng để bạn sắp xếp công việc, thời gian để hoàn thành các mục tiêu.

Đầu tiên, bạn cần xác định mục tiêu dài hạn của bạn là gì? Đó chính là những ước mơ, ấp ủ, bạn muốn trở thành một sinh viên trường Luật hay bạn muốn đạt được ước mơ trở thành giáo viên? Mục tiêu này phụ thuộc vào quá trình học tập trong ngày hôm nay.

Sau khi bạn đã biết bản thân mong muốn trở thành gì và đạt được gì lớn lao trong tương lai, hãy đề ra những mục tiêu ngắn hạn cho bản thân. Những mục tiêu này sẽ chia nhỏ theo từng quỹ thời gian từ 1-3 tháng. Bạn phải giới hạn thời gian cố định trong kế hoạch để luôn nhắc nhở bản thân sẽ đạt được những kết quả tốt.

Bước 2: Phân tích năng lực và thói quen học tập của bản thân

Việc xây dựng kế hoạch học tập phải dựa trên năng lực cụ thể của bản thân mỗi người. Ví dụ, bạn học kém các môn tự nhiên nhưng lại tự đặt ra mục tiêu đạt thủ khoa môn Toán cuối cấp. Việc đặt mục tiêu cao là tốt, nhưng mục tiêu của bạn cần mang tính khả thi để thực hiện được.

Bạn cần xác định năng lực học tập cũng như thói quen học tập hàng ngày của bản thân để tự đánh giá mục tiêu trong tương lai và xây dựng kế hoạch phù hợp. Điều này giúp đảm bảo việc cá nhân luôn tuân theo kế hoạch và đạt được kết quả như ý muốn.

Bước 3: Phân tích các nhiệm vụ và sắp xếp theo thứ tự ưu tiên

Sau khi xây dựng được các mục tiêu trong kế hoạch, bạn cần thêm một bước nữa. Đó chính là đề ra các mốc thời gian cụ thể cần hoàn thành. Việc này yêu cầu bạn cân nhắc giữa mức độ khó, thời gian ôn tập, ưu nhược điểm,... để sắp xếp theo thứ tự ưu tiên từ nhiệm vụ 1 đến nhiệm vụ kết thúc. Những nhiệm vụ này có sự liên kết với nhau để đạt được mục tiêu cuối cùng.

Bước 4: Xây dựng thời gian biểu chi tiết

Đây là bước quan trọng nhất trong việc Lập kế hoạch học tập cụ thể. Bạn cần xây dựng thời gian biểu chi tiết không chỉ theo từng mục tiêu, nhiệm vụ mà còn cần thiết lập thời gian dành cho việc học trong ngày để tạo nên thói quen cá nhân. Nếu bạn coi việc học tập trở thành một hoạt động thường xuyên trong ngày thì sẽ dễ dàng hơn nhiều khi bạn thực hiện nó, bởi những thói quen sẽ giúp bạn giảm bớt sự tính toán, sắp xếp công việc.

Bản kế hoạch chi tiết sẽ bao gồm các mục chung như:

  • Mục tiêu dài hạn
  • Mục tiêu ngắn hạn
  • Thời gian hoàn thành các mục tiêu
  • Các nhiệm vụ nhỏ để hoàn thành mục tiêu: các môn học, điểm số,... (Đi kèm theo thời gian học tập trong ngày, sách, tài liệu nếu cần)

Bước 5: Theo sát kế hoạch học tập

Sau khi hoàn thành bất kỳ một mục tiêu nào, bạn có thể đánh dấu tích để xác nhận và tiếp tục thực hiện các mục tiêu tiếp theo. Nếu gặp khó khăn, bạn có thể nhờ sự giúp đỡ từ người thân hoặc bạn bè để tìm cách giải quyết vấn đề. Đừng bỏ cuộc dễ dàng. Bạn phải sắp xếp thời gian và khối lượng công việc để luôn theo sát tiến độ kế hoạch học tập đã đề ra, luôn nhắc nhở bản thân cố gắng hoàn thành đúng hạn.

Cách hiệu quả nhất là tìm người cùng hành trình. Bạn có thể tìm kiếm những người bạn có mục tiêu tương tự để hỗ trợ, nhắc nhở lẫn nhau và cùng nhau đạt được kết quả tốt.

Bước 6: Đánh giá chất lượng công việc mỗi ngày

Sau mỗi ngày học tập, hãy ngồi lại và đánh giá xem hôm nay mình đã làm được gì, có tốt không, mình có theo sát kế hoạch hay không? Nếu có điều gì chưa phù hợp và hiệu quả, bạn cần thay đổi cách học để đảm bảo tiến độ công việc. Bạn sẽ hoàn thiện được bản thân theo từng ngày, tự đánh giá, phát huy những điểm mạnh và nhắc nhở về những điều chưa đúng, luôn hướng mục tiêu cần đạt được lên trên đầu để không bao giờ bỏ cuộc.

Bước 7: Dành thời gian trống cho những hoạt động khác

Nếu bạn dồn hết thời gian vào việc học để muốn nhanh chóng đạt được mục tiêu, thì điều đó không nên. Đừng bắt não bộ phải hoạt động quá nhiều trong một ngày, đó sẽ phản tác dụng và không hiệu quả trong quá trình học tập. Hãy đảm bảo rằng não bộ cũng cần có thời gian nghỉ ngơi để nạp lại năng lượng.

Bạn có thể dành ra 30 phút mỗi ngày cho việc tập thể dục hoặc chạy bộ, điều này giúp tái tạo năng lượng sau một ngày dài hoạt động.

Hãy dành ít thời gian trên mạng Internet để giải trí: trò chuyện với bạn bè, xem các chương trình giải trí,... để giúp bạn thư giãn, giảm căng thẳng và stress. Nhưng hãy hạn chế thời gian này để tránh lạm dụng và sa đà vào Internet.

Sử dụng phần mềm lập kế hoạch học tập thông minh

Nếu bạn chưa biết cách tự thiết kế một bảng kế hoạch học tập cụ thể, bạn có thể tìm đến sự hỗ trợ của các phần mềm lập kế hoạch thông minh. Hiện nay, có rất nhiều phần mềm hỗ trợ về tính năng này, giúp tiết kiệm thời gian và nâng cao hiệu quả hoàn thành công việc.

Dưới đây là một số phần mềm lập kế hoạch học tập thông minh mà bạn có thể tham khảo:

Canva

Canva là công cụ thiết kế đồ họa trực tuyến miễn phí dành cho cả điện thoại và máy tính. Canva là ứng dụng class='hover-show-link replace-link-5' ứng dụng span class='hover-show-content'> rất dễ sử dụng, bạn có thể tự tạo một bản kế hoạch cá nhân đơn giản chỉ với vài thao tác. Bạn chỉ cần truy cập ứng dụng class='hover-show-link replace-link-5' ứng dụng span class='hover-show-content'> và chọn "Tạo thời khóa biểu" để lựa chọn các mẫu thiết kế phù hợp cho kế hoạch học tập của mình.

Truy cập ứng dụng class='hover-show-link replace-link-5' ứng dụng span class='hover-show-content'> tại: Canva

Evernote

Evernote là ứng dụng class='hover-show-link replace-link-5' ứng dụng span class='hover-show-content'> quen thuộc trong việc xây dựng kế hoạch, thời gian biểu của mọi học sinh. Mục đích chính của ứng dụng class='hover-show-link replace-link-5' ứng dụng span class='hover-show-content'> này là giúp bạn note lại các công việc, lịch trình, deadline theo bảng biểu để dễ ghi nhớ hơn.

Evernote có rất nhiều tính năng tiện ích giúp người học có thể dễ dàng chia sẻ theo nhóm và làm tăng hiệu quả hoàn thành công việc khi hoạt động trong nhóm. Ngoài ra, Evernote còn có khả năng đồng bộ trên nhiều ứng dụng class='hover-show-link replace-link-5' ứng dụng span class='hover-show-content'> giúp bạn không bỏ lỡ những công việc quan trọng và theo dõi tiến độ kế hoạch.

Truy cập ứng dụng class='hover-show-link replace-link-5' ứng dụng span class='hover-show-content'> tại: Evernote

Trello

Trello là ứng dụng class='hover-show-link replace-link-5' ứng dụng span class='hover-show-content'> hỗ trợ trực tuyến giúp bạn lên kế hoạch, thời gian biểu cá nhân, quản lý thời gian và sắp xếp các công việc một cách hợp lý. Đây là ứng dụng class='hover-show-link replace-link-5' ứng dụng span class='hover-show-content'> bạn có thể sử dụng miễn phí các tính năng cơ bản, ngoài ra cũng có các tính năng trả phí nếu bạn có nhu cầu cao hơn.

Trello sẽ hỗ trợ bạn sắp xếp và quản lý công việc theo từng vị trí và đầu việc cụ thể, ứng dụng class='hover-show-link replace-link-5' ứng dụng span class='hover-show-content'> này cũng bao gồm tính năng trao đổi và làm việc theo nhóm nên bạn có thể yên tâm trong việc nâng cao thành tích, kết quả học tập.

Truy cập ứng dụng class='hover-show-link replace-link-5' ứng dụng span class='hover-show-content'> tại: Trello

TimeTree

TimeTree không chỉ là thiết kế giúp bạn có thể tối ưu và sắp xếp các kế hoạch học tập, mà nó còn hỗ trợ chia sẻ lịch trình, tạo thông báo và nhắc nhở thường xuyên. Ứng dụng này còn có thêm tính năng hỗ trợ hình ảnh giúp bạn có thể tạo bản kế hoạch sinh động, liên kết đến các công việc một cách hiệu quả hơn.

Truy cập ứng dụng class='hover-show-link replace-link-5' ứng dụng span class='hover-show-content'> tại: TimeTree

Todoist

Todoist là một danh mục các kế hoạch, mục tiêu phải hoàn thành trong ngày, tuần, tháng...được sắp xếp theo mức độ ưu tiên tùy theo mức độ quan trọng của từng công việc. Khi đã thiết lập thành công trong Todoist, bạn sẽ chú tâm vào thực hiện các nhiệm vụ và tránh lãng phí thời gian vào những vấn đề xung quanh, đáp ứng đúng tiến độ và yêu cầu đã đặt ra.

Truy cập ứng dụng class='hover-show-link replace-link-5' ứng dụng span class='hover-show-content'> tại: Todoist

Các mẫu xây dựng kế hoạch học tập thông minh, hiệu quả

Nếu bạn vẫn còn đang phân vân chưa biết nên thiết kế bảng kế hoạch học tập thế nào cho phù hợp, bạn có thể tham khảo một số mẫu dưới đây.

  • Mẫu kế hoạch học tập theo ngày: Đây là mẫu thiết kế thời gian biểu chi tiết trong ngày. Nếu bạn là người kỹ tính và đồng nhất trong việc học tập, bạn có thể sử dụng mẫu này.

  • Mẫu kế hoạch học tập theo tuần: Tương tự như mẫu kế hoạch theo ngày, mẫu này tổng hợp các công việc trong một tuần.

  • Mẫu kế hoạch học tập theo tháng: Với mẫu thiết kế này, bạn tổng hợp lại các công việc học tập trong tháng thành các đầu mục. Bạn đề xuất thời gian bắt đầu và kết thúc dự kiến cho từng công việc. Mẫu kế hoạch theo tháng phù hợp khi bạn hướng đến những dự định lớn.

Hy vọng bài viết trên đã giúp bạn hiểu thêm về kế hoạch học tập. Chúc bạn sẽ tự thiết kế cho mình những mẫu kế hoạch học tập phù hợp với bản thân để có được kết quả tốt nhất. Bạn cũng có thể chia sẻ phương pháp này đến bạn bè và những người xung quanh để cùng nhau nỗ lực hơn nhé!

1