Tại sao quy trình thiết kế chương trình đào tạo cần chuyên nghiệp?
Phát triển một chương trình đào tạo hiệu quả không hề đơn giản. Thông qua quy trình thiết kế chương trình từ A đến Z, chúng ta có thể tránh một số lỗi phổ biến như chương trình không phục vụ cho mục tiêu chung của doanh nghiệp, mục tiêu không khả thi hoặc chương trình chứa quá nhiều thông tin.
Để đảm bảo quy trình thiết kế chương trình đào tạo của bạn chuyên nghiệp và hiệu quả, chúng tôi đã đúc kết lại 8 Bước thiết kế chương trình đào tạo từ A đến Z một cách C H U Y Ê N N G H I Ệ P. Hãy cùng tìm hiểu chi tiết các bước này.
1/ Phân tích nhu cầu đào tạo
Khi phân tích nhu cầu đào tạo, bạn cần thực hiện các hành động sau theo trình tự:
- Xác định rõ mục tiêu doanh nghiệp mà khóa đào tạo có thể hỗ trợ.
- Xác định các nhiệm vụ mà học viên cần hoàn thành để doanh nghiệp đạt được mục tiêu đó.
- Xác định hoạt động đào tạo giúp học viên biết cách để làm các nhiệm vụ đó.
- Xác định đặc điểm của nhóm học viên để chọn loại hình đào tạo phù hợp.
Hình ảnh: phát triển tài liệu trợ giảng
2/ Áp dụng các quy tắc đào tạo người trưởng thành
Để không lãng phí tiền, bạn cần thiết kế khóa đào tạo tuân theo các quy tắc của người trưởng thành. Những người trưởng thành có các đặc điểm chung sau:
- Rất chủ động và tham gia bất kỳ khóa nào đều xác định rõ kiến thức mà họ sẽ thu gặt.
- Mọi hành động đều có mục đích cụ thể.
- Muốn tham gia khóa đào tạo liên quan trực tiếp đến công việc.
- Luôn đặt câu hỏi : “Điều này có lợi gì cho tôi?”
- Muốn được tôn trọng.
3/ Dùng SMARTER và ABCD để thiết lập mục tiêu đào tạo
Trước khi tổ chức bất kỳ chương trình nào, hãy lập ra danh sách các mục tiêu đào tạo. Bạn có thể sử dụng mô hình SMARTER và ABCD để làm tiêu chí thiết lập mục tiêu đào tạo.
4/ Thiết kế tài liệu bài giảng
Thiết kế tài liệu là khâu cần được tổ chức sau khi có mục tiêu đào tạo rõ ràng. Khi thiết kế tài liệu, hãy tập trung vào nhu cầu đào tạo và mục tiêu đào tạo. Đồng thời, hãy ghi nhớ các quy tắc của người trưởng thành đã được đề cập ở trên.
5/ Phát triển tài liệu bài giảng
Khi phát triển tài liệu bài giảng, hãy tập trung vào những thứ giúp học viên tiếp thu hiệu quả và đạt được mục tiêu đào tạo. Có một số lựa chọn bạn có thể áp dụng như tờ Handout, dụng cụ hỗ trợ, PowerPoint, Flip-chart, poster và các vật dụng khác.
Đặc biệt, bạn cần áp dụng mô hình P.O.S.T để thiết kế khung chương trình. Mô hình P.O.S.T bao gồm: P - Purpose (Mục đích), O - Outcome (Kết quả sau khóa học), S - Structure (Cấu trúc chương trình) và T - Time (Thời lượng).
6/ Tổ chức chương trình
Trước khi tổ chức chương trình đào tạo, thông báo cho học viên và điều chỉnh các yếu tố liên quan như phòng học, thiết bị, quản lý trực tiếp của học viên và các yếu tố khác. Trong suốt quá trình chương trình diễn ra, kiểm tra và điều chỉnh nhiệt độ phòng, ánh sáng, bàn ghế, y tế và phong cách của giảng viên.
7/ Đánh giá chương trình đào tạo
Sau chương trình đào tạo, tiến hành đánh giá chương trình thông qua mô hình 4 cấp độ của Kirkpatrick. Đánh giá phản ứng của học viên, sự tiếp thu tại lớp học, hiệu quả công việc sau đào tạo và tiến triển mục tiêu chung của doanh nghiệp.
8/ Rà soát lại và điều chỉnh liên tục
Rà soát lại 8 bước thiết kế chương trình đào tạo đã nêu ở trên và điều chỉnh nếu cần thiết. Điều này rất bình thường và đồng thời, bạn có thể thêm mới học viên hoặc thay đổi quy trình nghiệp vụ. Điều chỉnh là một phần quan trọng để đảm bảo chương trình đào tạo luôn phù hợp với mục tiêu và yêu cầu.
Nếu bạn là Giảng viên nội bộ, giải pháp cho toàn bộ các vấn đề phát sinh khi đứng lớp đều nằm trong chương trình Train The Trainer 3+. Hãy tham khảo giải pháp chuẩn 3+ tại đây.