Tổng hợp và giới thiệu 07 học thuyết gắn bó đáng chú ý:
Học thuyết gắn bó của John Bowlby
Gắn bó là một dạng quan hệ cảm xúc đặc biệt có liên quan đến sự trao đổi qua lại các cảm giác an ủi, chăm sóc và sự hài lòng. Nghiên cứu về sự gắn bó bắt rễ từ các học thuyết của Freud về tình yêu, nhưng Bowlby được coi là cha đẻ của thuyết gắn bó. Ông đã tiến hành nghiên cứu rộng về sự gắn bó, mô tả nó là “một sự kết nối tâm lý mang tính kéo dài giữa người với người.” Các kiểu gắn bó ban sơ thường được thiết lập trong thời thơ ấu qua mối quan hệ giữa các bé và người chăm dưỡng.
Ảnh chỉ dẫn: Học thuyết gắn bó của John Bowlby - Nguồn: Essential Baby
Thêm nữa, Bowlby cũng tin rằng sự gắn bó chịu tác động từ yếu tố tiến hóa; sự gắn bó giúp ta sinh tồn. “Thiên hướng tạo dựng các mối gắn kết cảm xúc mạnh mẽ đối với một cá nhân cụ thể nào đó là một phần cơ bản trong bản năng con người.”
Đánh giá “Tình huống kỳ lạ” của Ainsworth
Trong suốt những năm 1970, nhà tâm lý học Mary Ainsworth đã mở rộng nghiên cứu của Bowlby trong nghiên cứu của bà về “Tình huống kỳ lạ”. Nghiên cứu tập trung quan sát trẻ trong độ tuổi từ 12 đến 18 tháng phản ứng lại tình huống khi chúng bị bỏ một mình trong thời gian ngắn và sau đó được gặp lại mẹ của mình.
Dựa trên những quan sát này, Ainsworth kết luận rằng có 3 dạng gắn bó lớn: gắn bó an toàn, gắn bó bất an nước đôi và gắn bó bất an né tránh. Hai nhà nghiên cứu Solomon và Main đã thêm vào dạng thứ 4 có tên gọi gắn bó bất an hỗn độn. Các nghiên cứu khác cũng ủng hộ các kết luận của Ainsworth và nhiều người cũng đồng ý rằng những dạng gắn bó sơ khai từ thời thơ ấu sẽ ảnh hưởng và giúp dự đoán các hành vi sau này khi trưởng thành.
Gắn bó suốt đời
Trước khi bạn bắt đầu đổ lỗi cho cha mẹ vì những vấn đề trong mối quan hệ giữa 2 bên, cần lưu ý rằng các kiểu gắn bó từ thời thơ ấu không hẳn sẽ giống với những kiểu gắn bó tình cảm lúc trưởng thành. Khoảng thời gian giữa thời bé và lúc trưởng thành là quá dài, nên các trải nghiệm mang tính can thiệp cũng đóng một vai trò lớn trong việc hình thành kiểu gắn kết ở tuổi trưởng thành. Tuy nhiên, các nghiên cứu cũng nhấn mạnh rằng những dạng thức hình thành từ thời thơ ấu có một tác động quan trọng lên các mối quan hệ về sau. Ở người trưởng thành, nhóm gắn bó an toàn thường có các mối quan hệ tin cậy và lâu dài.
Gắn bó an toàn
Đặc tính của gắn bó an toàn là những đứa trẻ thuộc nhóm này dễ dàng buồn bã khi người chăm sóc rời đi, và vui vẻ khi họ quay lại. Khi hoảng sợ, những đứa trẻ này tìm kiếm sự an ủi, che chở từ cha mẹ hoặc người chăm sóc mình. Cha mẹ của những trẻ gắn bó an toàn thường chơi với trẻ nhiều hơn. Những đứa trẻ này có thể được an ủi từ những người khác, nhưng rõ ràng vẫn thích cha mẹ và người chăm sóc của chúng hơn. Đối với người trưởng thành, nhóm gắn bó an toàn thường có các mối quan hệ tin cậy và dài lâu. Họ có lòng tự trọng cao, tìm kiếm sự hỗ trợ từ những người khác và có khả năng chia sẻ cảm xúc của mình với người khác.
Gắn bó nước đôi
Đặc tính của gắn bó nước đôi là những đứa trẻ có xu hướng lo âu đáng kể khi bị chia tách khỏi cha mẹ hay người nuôi dưỡng, nhưng rồi vẫn không cảm thấy được yên lòng khi họ quay lại. Trẻ có gắn bó dạng nước đôi thường có mối quan hệ không ổn định với người chăm sóc. Ở người trưởng thành, những người có gắn bó nước đôi thường gặp khó khăn trong các mối quan hệ tình cảm thân mật. Những người này không đầu tư nhiều cảm xúc vào các mối quan hệ và chỉ cảm thấy hơi không vui khi quan hệ chấm dứt.
Gắn bó tránh né
Đặc trưng của gắn bó tránh né là những đứa trẻ có xu hướng tránh né cha mẹ và người chăm sóc. Trẻ nhỏ thuộc nhóm này có thể không chối bỏ sự quan tâm chú ý từ cha mẹ nhưng cũng không tìm kiếm sự che chở an ủi hay tiếp xúc nào. Ở người trưởng thành, những người có gắn bó tránh né thường gặp khó khăn trong các mối quan hệ tình cảm thân mật. Những người này không đầu tư nhiều cảm xúc vào các mối quan hệ và chỉ cảm thấy hơi không vui khi quan hệ chấm dứt.
Gắn bó hỗn độn
Đặc tính của nhóm gắn bó hỗn độn là những đứa trẻ thiếu các hành vi gắn bó rõ ràng. Hành động và phản ứng của chúng đối với người chăm sóc thường kết hợp nhiều hành vi, bao gồm cả tránh né và do dự. Những đứa trẻ này thường được mô tả là hay có biểu hiện ngạc nhiên, đôi lúc bị bối rối hoặc e sợ khi có mặt người chăm sóc.
Nguồn: https://www.verywell.com/attachment-styles-2795344
Ảnh chú thích: Học thuyết gắn bó của John Bowlby - Nguồn: Essential Baby