Xem thêm

Câu hỏi lý thuyết môn Luật môi trường (có đáp án)

Huy Erick
Câu hỏi lý thuyết môn Luật môi trường: Tổng hợp câu hỏi lý thuyết môn Luật môi trường (có đáp án) được trích từ Đề cương môn Luật môi trường thường được sử dụng trong...

Câu hỏi lý thuyết môn Luật môi trường

Câu hỏi lý thuyết môn Luật môi trường: Tổng hợp câu hỏi lý thuyết môn Luật môi trường (có đáp án) được trích từ Đề cương môn Luật môi trường thường được sử dụng trong đề thi kết thúc học phần để bạn tham khảo và ôn tập.

Môn Luật môi trường là một môn học quan trọng trong chương trình đào tạo đại học Luật Hà Nội. Nó giúp sinh viên hiểu về các quy định pháp luật liên quan đến bảo vệ môi trường và cung cấp kiến thức về các vấn đề môi trường và phát triển bền vững.

Chương 1: Khái niệm Luật Môi trường

  1. Phân tích khái niệm môi trường, chức năng của môi trường?
  2. Phân tích mối quan hệ giữa môi trường và phát triển bền vững?
  3. Phân tích khái niệm bảo vệ môi trường, đặc trưng, biện pháp bảo vệ môi trường?
  4. Cho biết những nội dung cơ bản trong các nguyên tắc của luật môi trường?

Câu hỏi lý thuyết môn Luật môi trường

Chương 2: Pháp luật về kiểm soát ô nhiễm, suy thoái, sự cố môi trường

Đang cập nhật…

Chương 3: Pháp luật về bảo tồn đa dạng sinh học

  1. Phân tích khái niệm đa dạng sinh học và cho biết vai trò của đa dạng sinh học?
  2. Cho biết các quy phạm pháp luật về bảo tồn và phát triển bền vững các hệ sinh thái tự nhiên?
  3. Cho biết các quy định pháp luật về bảo tồn và phát triển bền vững các loài sinh vật?
  4. Cho biết các quy định pháp luật về bảo tồn và phát triển bền vững tài nguyên di truyền?

Câu hỏi lý thuyết môn Luật môi trường

Chương 4: Pháp luật về đánh giá môi trường

  1. Phân tích định nghĩa và bản chất của đánh giá tác động môi trường và đánh giá môi trường chiến lược?
  2. So sánh các quy định của pháp luật hiện hành về đánh giá tác động môi trường và đánh giá môi trường chiến lược?
  3. Trình bày các quy định của pháp luật về cam kết bảo vệ môi trường?
  4. Phân tích các quy định pháp luật về sự tham gia của cộng đồng dân cư trong quá trình đánh giá môi trường? Ý nghĩa và thực tiễn thi hành các quy định này?

Chương 5: Pháp luật về kiểm soát ô nhiễm không khí

  1. Phân tích khái niệm kiểm soát ô nhiễm không khí?
  2. Bình luận về hệ thống quy chuẩn kỹ thuật môi trường và không khí tại Việt Nam?
  3. Phân tích các quy định pháp luật về kiểm soát nguồn gây ô nhiễm không khí?
  4. Đánh giá các quy định pháp luật hiện hành về phòng chống, khắc phục ô nhiễm môi trường không khí?
  5. Thực hiện bảo vệ môi trường không khí bằng pháp luật ở Việt Nam?

Chương 6: Pháp luật về kiểm soát ô nhiễm nước

  1. Hãy phân tích trách nhiệm của nhà nước trong việc kiểm soát ô nhiễm các nguồn nước theo quy định của pháp luật hiện hành?
  2. Hãy trình bày các loại giấy phép tài nguyên nước và thẩm quyền cấp giấy phép tài nguyên nước theo quy định của pháp luật hiện hành?
  3. Trình bày nghĩa vụ kiểm soát ô nhiễm nguồn nước của các tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật hiện hành?
  4. Hãy trình bày các loại trách nhiệm pháp lý được áp dụng đối với hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực tài nguyên nước?
  5. Phân tích các trường hợp khai thác tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước không phải xin phép cơ quan có thẩm quyền?

Chương 7: Pháp luật kiểm soát suy thoái đất

  1. Phân tích khái niệm kiểm soát suy thoái đất?
  2. Phân tích các quy định của Pháp luật về kiểm soát nguồn gây suy thoái đất?
  3. Đánh giá những quy định pháp luật về các hoạt động làm tăng khả năng sinh lợi của đất dưới góc độ môi trường?
  4. Bình luận về hành vi bị nghiêm cấm khi tiến hành các hoạt động trên đất?
  5. Đánh giá những quy định pháp luật liên quan tới việc sử dụng các loại hóa chất và chế phẩm vi sinh trên đất?

Chương 8: Pháp luật về kiểm soát suy thoái rừng

  1. Phân loại rừng và ý nghĩa của việc phân loại rừng?
  2. Phân tích trách nhiệm của chủ rừng trong quản lý, bảo vệ phát triển rừng?
  3. Bình luận các quy định pháp luật về bảo vệ động, thực vật rừng nguy cấp quý hiếm?
  4. Phân tích, đánh giá các quy định pháp luật về tổ chức hoạt động của kiểm lâm trong bảo vệ và phát triển rừng?
  5. Bình luận về vai trò của cộng đồng trong quản lý, bảo vệ và phát triển rừng?

Chương 9: Pháp luật về kiểm soát suy thoái nguồn thủy sinh

  1. Phân tích khái niệm kiểm soát suy thoái nguồn thủy sinh và những yêu cầu phải phát triển bền vững nguồn thủy sinh?
  2. Phân tích các quy định pháp luật về kiểm soát nguồn gây suy thoái nguồn thủy sinh?
  3. Đánh giá những quy định pháp luật về bảo vệ, tái tạo và phát triển giống loài thủy sinh?
  4. Bình luận các quy định của pháp luật về các công cụ, phương thức đánh bắt thủy sản nhằm bảo vệ nguồn thủy sinh?
  5. Đánh giá những quy định pháp luật về thức ăn, thuốc và các loại hóa chất dùng trong nuôi trồng thủy sản có nguy cơ tác động đến nguồn thủy sinh?

Chương 10: Pháp luật về kiểm soát nguồn gen

  1. Xác định mối quan hệ giữa hoạt động kiểm soát nguồn gen với bảo vệ đa dạng sinh học?
  2. Phân tích, đánh giá các quy định cơ bản của pháp luật về kiểm soát nguồn gen?

Chương 11: Pháp luật về bảo tồn di sản

  1. Xác định mối quan hệ giữa vấn đề bảo tồn di sản với vấn đề bảo vệ cảnh quan môi trường?
  2. Phân tích, đánh giá các quy định về bảo tồn di sản?

Chương 12: Pháp luật về kiểm soát ô nhiễm đối với các hoạt động có ảnh hưởng đặc biệt tới môi trường

  1. Hãy phân tích nghĩa vụ của nhà nước trong việc quản lý nhà nước về môi trường trong hoạt động khoáng sản?
  2. Trình bày nghĩa vụ của các tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản?
  3. Hãy phân tích nghĩa vụ của các tổ chức hoạt động dầu khí trong việc ứng phó, khắc phục sự cố tràn dầu?
  4. Hãy trình bày điều kiện nhập khẩu phế liệu theo quy định của pháp luật hiện hành. Liên hệ với thực tế ở Việt Nam hiện nay?
  5. Hãy phân tích nghĩa vụ bảo vệ môi trường của các tổ chức, cá nhân trong hoạt động du lịch. Liên hệ với thực tế hoạt động du lịch ở Việt Nam hiện nay?

Chương 13: Giải quyết tranh chấp môi trường

  1. Phân tích khái niệm tranh chấp môi trường và cho biết những dấu hiệu nhận biết tranh chấp môi trường?
  2. Hãy cho biết những yêu cầu đặt ra đối với việc giải quyết tranh chấp môi trường?
  3. Hãy cho biết các nguyên tắc cơ bản được áp dụng trong quá trình giải quyết tranh chấp môi trường?
  4. Hãy cho biết các phương thức giải quyết tranh chấp môi trường. Yêu điểm và hạn chế của mỗi phương thức?

Chương 14: Thực thi các công ước quốc tế về kiểm soát ô nhiễm ở Việt Nam

  1. Cho biết lý do xuất hiện các công ước quốc tế về kiểm soát ô nhiễm môi trường?
  2. Xác định nghĩa vụ chủ yếu của Việt Nam hủy tư cách thành viên của các công ước quốc tế về kiểm soát ô nhiễm môi trường?
  3. Đánh giá mức độ tương thích giữa các quy định của pháp luật môi trường Việt Nam với nội dung của các công ước về kiểm soát ô nhiễm môi trường?

Chương 15: Thực thi các điều ước quốc tế về đa dạng sinh học và bảo tồn thiên nhiên ở Việt Nam

  1. Trình bày tổng quan về các điều ước quốc tế về đa dạng sinh học và bảo tồn thiên nhiên. Ý nghĩa của các công ước này trong công tác bảo vệ môi trường nói chung và bảo vệ đa dạng sinh học nói riêng?
  2. Trình bày nội dung cơ bản của các công ước quốc tế về đa dạng sinh học và bảo tồn thiên nhiên mà Việt Nam đã ký kết hoặc tham gia?
  3. Trình bày nghĩa vụ chủ yếu của Việt Nam với tư cách là thành viên của các công ước quốc tế về đa dạng sinh học và bảo tồn thiên nhiên?

Đáp án câu hỏi lý thuyết môn Luật môi trường

1