Xem thêm

Câu hỏi ôn tập môn Ngữ văn lớp 8 cực hay, chọn lọc

Huy Erick
Bài viết này sẽ giới thiệu với các bạn một bộ câu hỏi ôn tập môn Ngữ văn lớp 8 cực hay, chọn lọc. Bộ câu hỏi này được biên soạn theo từng bài học...

Bài viết này sẽ giới thiệu với các bạn một bộ câu hỏi ôn tập môn Ngữ văn lớp 8 cực hay, chọn lọc. Bộ câu hỏi này được biên soạn theo từng bài học trong Học kì 1 và Học kì 2, giúp học sinh hiểu bài một cách chi tiết và nắm vững kiến thức, từ đó đạt kết quả cao trong bài thi môn Ngữ văn 8.

Mục lục Câu hỏi ôn tập Ngữ văn 8

Câu hỏi ôn tập Ngữ văn 8 Học kì 1

  • Câu hỏi ôn tập bài Tôi đi học
  • Câu hỏi ôn tập bài Trong lòng mẹ
  • Câu hỏi ôn tập bài Tức nước vỡ bờ
  • Câu hỏi ôn tập bài Lão Hạc
  • Câu hỏi ôn tập bài Cô bé bán diêm

Câu hỏi ôn tập Ngữ văn 8 Học kì 2

  • Câu hỏi ôn tập bài Nhớ rừng
  • Câu hỏi ôn tập bài Ông đồ
  • Câu hỏi ôn tập bài Quê hương
  • Câu hỏi ôn tập bài Khi con tu hú
  • Câu hỏi ôn tập bài Tức cảnh Pác Bó

Câu hỏi ôn tập bài Tôi đi học

  • Câu hỏi: Văn bản Tôi đi học được in trong tập truyện nào, Tác giả là ai?
  • Trả lời:
    • Truyện ngắn "Tôi đi học" của tác giả Thanh Tịnh.
    • Truyện được in trong tập "Quê mẹ" xuất bản năm 1941. Truyện ngắn thể hiện tâm trạng hồi hộp, lo lắng, đầy hồn nhiên của đứa trẻ lần đầu được đi tựu trường. Từ đây một môi trường mới sẽ mở ra, có bao nhiêu điều kì diệu đang ở phía trước, muốn cất cánh bay đi nhưng còn ngập ngừng, e sợ.
  • Câu hỏi: Văn bản Tôi đi học được viết theo thể loại nào?
  • Trả lời:
    • Thể loại: truyện ngắn
  • Câu hỏi: Văn bản Tôi đi học sử dụng những phương thức biểu đạt nào?
  • Trả lời:
    • Phương thức biểu đạt: Tự sự + Miêu tả + Biểu cảm
  • Câu hỏi: Văn bản Tôi đi học có ý nghĩa như thế nào?
  • Trả lời: Ý nghĩa:
    • "Tôi đi học" là một trang hồi ức của Thanh Tịnh, là trang văn đầy chất thơ kỉ niệm ngày tựu trường thời thơ ấu. Chất thơ ở giọng văn nhẹ nhàng truyền cảm. Nó khơi gợi tâm hồn, kí ức ngày cắp sách đến trường của mỗi chúng ta. "Tôi đi học" là tiếng lòng man mác, bâng khuâng của một thời để thương, để nhớ và yêu quý vô cùng.
  • Câu hỏi: Chủ đề của văn bản Tôi đi học là gì?
  • Trả lời: Chủ đề văn bản: Những kỉ niệm sâu sắc về buổi tựu trường đầu tiên
  • Câu hỏi: Điều gì đã gợi nhắc nhân vật "tôi" nhớ về kỉ niệm của buổi tựu trường đầu tiên? Những kỉ niệm này của nhân vật "tôi" được diễn tả theo trình tự như thế nào?
  • Trả lời:
    • Những hình ảnh khiến tác giả nhớ về ngày đầu tiên đi học:
      • ''Lá ngoài đường rụng nhiều và trên không có những đám mây bàng bạc'': những dấu hiệu đánh dấu đất trời đang chuyển mình sang thu - đồng thời cũng là mùa tựu trường của học sinh .
      • ''mấy em bé rụt rè núp dưới nón mẹ lần đầu tiên đến trường''.
    • Những kỉ niệm của nhân vật ''tôi'' được diễn tả theo trình tự : thời gian, cụ thể:
      • Từ con đường đến trường với ''sớm mai đầy sương thu và gió lạnh'' và ''con đường làng dài và hẹp ''.
      • Khi tập trung ở sân trường nghe ông đốc đọc tên những học sinh mới .
      • Cuối cùng là lúc vào lớp , chuẩn bị học bài học đầu tiên .
  • Câu hỏi: Tìm những chi tiết hình ảnh thể hiện sự thay đổi tâm trạng của nhân vật "tôi" theo diễn biến của ngày đầu tiên đi học đó trong văn bản “Tôi đi học”.
  • Trả lời:
    • Tâm trạng khi trên con đường làng:
      • “Mẹ tôi âu yếm ...dẫn tôi đi trên con đường làng dài và hẹp”.
      • “Con đường này tôi đã ....thay đổi lớn: “Hôm nay tôi đi học”.
      • “Trong chiếc áo vải ... và đứng đắn”. → Những câu văn thể hiện sự bâng khuâng xao xuyến như những nốt nhạc lắng sâu vào hồn người, bởi vì lần đầu tiên đến trường là một sự kiện trọng đại của đời người. Trong tâm hồn cậu bé một cái gì đó rất mới mẻ, lạ lùng từ cảnh vật cho đến lòng người, tất cả đều sự trang trọng, thiêng liêng của ngày đầu tiên được đi học trong cuộc đời - cảm giác hãnh diện háo hức.
    • Cùng mẹ đi trên đường tới trường :
      • “Trước mắt tôi trường Mĩ Lí... làng Hòa Ấn.'' Sân nó rộng .... vẩn vơ”. → Nhà văn đã diễn tả rất đúng tâm trạng ngỡ ngàng, cảm giác trước sự mới lạ về ngôi trường của cậu bé, khi mình được chính thức trở thành một thành viên của nó, sự rụt rè, nhút nhát của tuổi thơ.
    • Tâm trạng khi nghe gọi tên mình và phải rời tay mẹ vào lớp:
      • “Trong lúc ông đọc...lúng túng”.
      • “ Tôi cảm thấy ... đẩy tôi tới trước”.
      • “Nhưng người tôi ... một cách lạ”.
      • “Quay lưng...nức nở khóc”.
      • “Trong thời thơ ấu ... như lần này”. → Thể hiện tâm trạng lo sợ hồi hộp lúng túng sự hồn nhiên, trong sáng của tuổi thơ trong buổi tựu trường đầu tiên.
    • Khi ngồi trong lớp đón giờ học đầu tiên :
      • “Một mùi hương lạ xông lên,...là lạ và hay hay”.
      • “Nhìn bàn ghế ... vật của riêng mình”.
      • “Người bạn tôi chưa hề quen ... xa lạ chút nào”.
      • “ Tôi đưa mắt ...cánh chim…”. → Nhận xét: thể hiện một sự mới mẻ thích thú khi mới bước vào lớp học, cảm giác xốn xang, vừa lạ vừa quen với mọi vật, với người bạn ngồi bên.

Với những câu hỏi ôn tập này, các em học sinh sẽ có cơ hội ôn tập và nắm vững kiến thức môn Ngữ văn lớp 8. Hãy cùng chuẩn bị tốt cho bài thi của mình và đạt kết quả cao nhé!

1