Xem thêm

Đây là những gì cơ bản nhất bạn cần biết về Business Model Canvas

Huy Erick
Bạn có một ý tưởng kinh doanh mới hoặc muốn cải thiện mô hình kinh doanh hiện tại, nhưng chưa biết bắt đầu từ đâu để có một bản kế hoạch hoàn thiện? Đừng lo,...

Bạn có một ý tưởng kinh doanh mới hoặc muốn cải thiện mô hình kinh doanh hiện tại, nhưng chưa biết bắt đầu từ đâu để có một bản kế hoạch hoàn thiện? Đừng lo, vì có một công cụ hữu ích mang tên Business Model Canvas đã giúp nhiều người giải quyết vấn đề này. Hãy cùng Nghề Nghiệp Việc Làm 24h tìm hiểu về chủ đề này qua bài viết dưới đây!

Business Model là gì?

Business Model là mô hình kinh doanh. Đây là thuật ngữ chuyên ngành kinh tế và chưa có sự thống nhất nào về định nghĩa. Tuy nhiên, Business Model có thể hiểu đơn giản là một kế hoạch mô tả cách doanh nghiệp dự định tạo ra lợi nhuận từ sản phẩm hoặc dịch vụ mà họ đang kinh doanh. Nó ghi nhận cách sử dụng các nguồn lực, quan hệ với khách hàng và đối tác để cạnh tranh, tồn tại và phát triển trên thị trường.

Business Model Canvas là gì?

Business Model Canvas (BMC) là một công cụ quản lý chiến lược duy nhất, giúp xác định và truyền đạt ý tưởng hay khái niệm kinh doanh nhanh chóng và dễ dàng. BMC giúp doanh nghiệp tạo ra một bản tài liệu trình bày các yếu tố cơ bản của mô hình kinh doanh. Phía bên phải của Business Model Canvas tập trung vào khách hàng (bên ngoài), trong khi phía bên trái tập trung vào doanh nghiệp (bên trong). Đồng thời, cả hai phía đều xoay quanh tuyên bố giá trị, là trọng tâm của sự trao đổi giá trị giữa doanh nghiệp và khách hàng.

Tại sao các doanh nghiệp lại sử dụng Business Model Canvas?

BMC mang đến nhiều lợi ích quan trọng cho doanh nghiệp. Dưới đây là một số lợi ích mà BMC mang lại:

  • Tập trung vào trọng tâm: Business Model Canvas giúp cô đọng thông tin và làm nổi bật các điểm chính, giúp bạn trình bày chính xác và cụ thể các yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

  • Linh hoạt: BMC cho phép doanh nghiệp nhanh chóng tùy chỉnh các thay đổi trong kế hoạch. Đồng thời, BMC cũng phù hợp với nhiều loại hình kinh doanh khác nhau.

  • Tập trung vào khách hàng: Trọng tâm chính của BMC là mang đến một bức tranh toàn cảnh để các nhà quản lý và điều hành tạo ra các chiến lược nhằm mang lại lợi ích tốt nhất cho khách hàng.

Ứng dụng của mô hình Business Model Canvas là gì?

BMC được sử dụng trong nhiều loại hình kinh doanh với các mục đích khác nhau, bao gồm:

  • Lập kế hoạch và phát triển chiến lược.

  • Hiểu về mức độ cạnh tranh trên thị trường.

  • Thiết kế, thử nghiệm và xây dựng các công cụ tăng trưởng mới.

  • Quyết định đầu tư, sáp nhập, mua lại.

  • Thực thi chiến lược rút lui như IPO.

9 yếu tố cần có trong Business Model Canvas

1. Đối tác chính (Key partners)

Đối tác chính là những mối quan hệ quan trọng đối với hoạt động kinh doanh của công ty. Các công ty xây dựng quan hệ đối tác để tối ưu hóa chi phí, giảm thiểu rủi ro hoặc đạt được các nguồn lực cần thiết. Đánh giá quan hệ đối tác giúp các nhà điều hành xác định cơ hội và lợi ích của mỗi mối quan hệ.

2. Các hoạt động chính (Key activities)

Các hoạt động chính là những nhiệm vụ quan trọng cần thực hiện để vận hành công ty. Để cô đọng thông tin trong Business Model Canvas, hãy xác định các hoạt động thực sự cần thiết.

3. Nguồn lực (Resources)

Mọi doanh nghiệp đều cần nguồn lực để hoạt động. Nguồn lực có thể là vật chất (nhà máy, máy móc), trí tuệ (thương hiệu, bằng sáng chế), con người (nhân viên) và tài chính (tiền mặt, hạn mức tín dụng).

4. Tuyên bố giá trị (Value proposition)

Tuyên bố giá trị là lợi ích mà sản phẩm hoặc dịch vụ mang đến cho khách hàng. Xác định tuyên bố giá trị giúp doanh nghiệp hiểu rõ hơn về sản phẩm của mình và cách giải quyết nhu cầu của khách hàng.

5. Mối quan hệ khách hàng (Customer relationships)

Doanh nghiệp cần duy trì mối quan hệ với khách hàng để giữ chân họ và thúc đẩy doanh số bán hàng. Business Model Canvas mô tả các hỗ trợ mà công ty cung cấp cho khách hàng như dịch vụ chăm sóc khách hàng, tương tác trực tuyến.

6. Kênh tiếp thị (Channels)

Kênh tiếp thị là công cụ giúp doanh nghiệp thu hút sự chú ý và thuyết phục người dùng mua hàng. Có nhiều kênh tiếp thị phổ biến như SEO, Email, PR, Social Media, Affiliates và Offline Advertising.

7. Phân khúc thị trường (Customer segments)

Phân khúc thị trường là nhóm khách hàng mà doanh nghiệp tương tác. Bằng cách này, doanh nghiệp sẽ tạo ra các Chiến lược tiếp thị phù hợp với từng nhóm người dùng.

8. Cơ cấu chi phí (Cost structure)

Cơ cấu chi phí cho biết cách doanh nghiệp chi tiền cho các hoạt động của mình. Có hai chiến lược cơ cấu chi phí phổ biến là định hướng chi phí và định hướng giá trị.

9. Dòng doanh thu (Revenue streams)

Dòng doanh thu đại diện cho nguồn tiền mặt của doanh nghiệp. Xác định các dòng doanh thu giúp nhà quản lý biết liệu doanh nghiệp đang tính tất cả các loại chi phí hay không và đánh giá những sai sót nếu có.

Khi hoàn thành Business Model Canvas, bạn có thể chia sẻ với các tổ chức và các bên liên quan khác để nhận phản hồi và cập nhật, từ đó hoàn thiện kế hoạch kinh doanh của mình. Hy vọng qua bài viết này, Nghề Nghiệp Việc Làm 24h đã cung cấp cho bạn đọc những thông tin hữu ích để tạo Business Model Canvas hiệu quả. Đừng quên truy cập Việc Làm 24h để tìm việc mới về kinh doanh!

1