Xem thêm

Đổi mới nhận thức về người học và phương pháp học Ngoại ngữ (P2) – Diễn đàn SCI-CHAT

Huy Erick
Phần 2: Nhận thức về người học và phương pháp học tập trong các phương pháp và đường hướng dạy-học Ngoại ngữ trước đây. Thưa PGS, chúng ta vừa trao đổi về những vấn đề...

Phần 2: Nhận thức về người học và phương pháp học tập trong các phương pháp và đường hướng dạy-học Ngoại ngữ trước đây.

Thưa PGS, chúng ta vừa trao đổi về những vấn đề chung có liên quan đến người học. Giáo học pháp Ngoại ngữ đã trải qua cả một chặng đường rất dài, với rất nhiều những biến động, những đổi thay! PGS có suy nghĩ gì về vấn đề này?

PGS: Như chúng tôi đã trình bày ở phần trên, lịch sử giáo học pháp ngoại ngữ đã trải qua nhiều chặng đường phát triển, trong đó phải kể đến sự thay thế của các phương pháp trực tiếp, nghe-nói, nghe-nhìn, tích cực đối với phương pháp truyền thống đã ngự trị nhiều thế kỉ kể từ khi người ta nói đến việc dạy và học một sinh ngữ, và rồi sự thay thế của đường hướng ý niệm - chức năng - giao tiếp với những phương pháp kể trên và sự phát triển của Đường hướng giao tiếp để trở thành Quan điểm hành động trong khoa học dạy-học ngoại ngữ. Trong mỗi phương pháp, đường hướng và quan điểm ấy, yếu tố người học và phương pháp học tập luôn được đề cập đến một cách rõ nét.

PV: Vậy chúng ta hãy bắt đầu với Phương pháp Truyền thống dạy và học Ngoại ngữ.

Người học và phương pháp học tập Ngoại ngữ trong dạy-học truyền thống

PV: PGS có thể cho biết một cách khái quát nhất vị trí của người học trong phương pháp dạy học Truyền thống?

PGS: Trong các phương pháp dạy-học nói chung trước đây và phương pháp dạy-học Ngoại ngữ nói riêng, vị trí của người học thường được xác định là người thuần túy tiếp nhận kiến thức từ người thày. Hình ảnh phổ biến là: "Thày như chiếc vòi nước, chảy vào chai nước là Trò!". Ở đây là một sự tiếp thu hết sức thụ động, theo kiểu "Ông Thày Đồ dạy một Bồ chữ":

  • Thày dạy cái thày có
  • Trò học cái thày cho
  • Thày kiểm tra cái thày dạy!

Phương pháp dạy học này nếu đã tỏ ra kém hiệu quả với người học nói chung thì càng không phù hợp với người học một sinh ngữ, khi yêu cầu cơ bản của môn học là người học phải sản sinh ra ngôn từ để giao tiếp. Trải dài từ suốt thế kỉ XVI, phát triển mạnh mẽ từ cuối thế kỉ XVIII đầu thế kỉ XIX, và còn tồn tại cho đến tận ngày nay (ở một số nơi), phương pháp truyền thống được coi là phương pháp lâu đời nhất và nổi tiếng với định hướng "Ngữ pháp - Dịch".

PV: Để có thể hình dung thêm về Người học trong một lớp học ngoại ngữ truyền thống, mời các bạn quan sát lớp học sau nhé!

PV: Thưa PGS, vậy đâu là nguyên lý chủ đạo của phương pháp dạy ngoại ngữ theo quan điểm truyền thống?

PGS: Phương pháp truyền thống dạy và học Ngoại ngữ lấy mẫu hình từ trong việc dạy ngôn ngữ La Tinh và Hy Lạp, dạy sinh ngữ dựa trên kinh nghiệm dạy tử ngữ, ở đó người học được yêu cầu:

  • đọc (đọc to, đọc thầm, đọc cá nhân, đọc tập thể)
  • nghe thày giảng giải về nghĩa từ vựng và miêu tả các qui tắc ngữ pháp
  • làm các bài tập ứng dụng class='hover-show-link replace-link-5' ứng dụng span class='hover-show-content'> ngữ pháp
  • dịch xuôi, dịch ngược và viết luận theo mẫu

Như vậy, người học ngoại ngữ theo phương pháp truyền thống thực chất là học về ngôn ngữ, học kiến thức ngôn ngữ, chứ không phải học cách sử dụng ngôn ngữ để giao tiếp.

1