Xem thêm

Hướng dẫn dạy trẻ mầm non viết chữ cơ bản để chuẩn bị vào lớp 1

Huy Erick
Bắt đầu dạy bé tập viết chữ khi nào? Các giai đoạn phát triển kỹ năng viết chữ của bé: Từ 12 - 13 tháng tuổi: trẻ nhỏ đã có thể cầm bút sáp màu...

Hướng dẫn dạy trẻ mầm non các nét cơ bản để chuẩn bị vào lớp 1

Bắt đầu dạy bé tập viết chữ khi nào?

Các giai đoạn phát triển kỹ năng viết chữ của bé:

  • Từ 12 - 13 tháng tuổi: trẻ nhỏ đã có thể cầm bút sáp màu và tô vẽ khắp nơi trên giấy.
  • Từ 16 tháng tuổi: các bé có thể vẽ nguệch ngoạc trên giấy và trên bất kì nơi đâu trong ngôi nhà như bờ tường, tủ lạnh…
  • Giai đoạn 29 - 30 tháng tuổi: các bé rất thích vẽ khắp nơi. Trong giai đoạn này, trẻ đã có mục đích vẽ và kỹ năng cũng đã tiến bộ hơn, đã biết vẽ và có thể pha trộn màu.
  • Giai đoạn từ 2 - 5 tuổi: trẻ đã viết và vẽ tiến bộ nếu được luyện tập thường xuyên, có thể tự viết một vài chữ cái cơ bản lên giấy.
  • Giai đoạn 3 tuổi: thông thường các bé có thể viết được đường thẳng đứng, viết một vài chữ cái nhờ bắt chước từ người lớn. Một vài trẻ còn biết cách viết tên mình trước khi vào học mẫu giáo nếu bé đã được học trước bảng chữ cái.
  • Trẻ ở độ tuổi 4 - 5 tuổi: trẻ đã có thể vẽ được đường thẳng, người, hình tròn, hình vuông, thậm chí vẽ cảnh.
  • Lên 6 tuổi là độ tuổi các bé bắt đầu có thể viết chữ nghiêm túc.

Điều quan trọng khi dạy trẻ mầm non các nét cơ bản là cha mẹ hãy chuẩn bị tâm lý cho con luôn sẵn sàng đi học, dạy con biết cách cầm bút đúng, ngồi học đúng tư thế, giữ khoảng cách phù hợp giữa mắt với vở,...

Dạy trẻ mầm non các nét cơ bản của lớp 1

Nét thẳng

Nét thẳng là một trong những nét chữ cơ bản cho trẻ chuẩn bị vào lớp 1. Nét thẳng sẽ không sử dụng quá nhiều kĩ thuật hay cần sự uyển chuyển của tay. Chỉ với một đường nét thẳng từ dưới lên hay từ trên xuống. Nét thẳng bao gồm: thẳng đứng, thẳng xiên và cả thẳng ngang. Những nét thẳng xiên và thẳng ngang thường chỉ khác về hướng rê bút.

Dạy trẻ mầm non các nét cơ bản với nét thẳng

Nét móc

Nét móc gồm có nét móc xuôi (móc trái), móc ngược (móc phải) và cả móc hai đầu.

Tập viết các nét cơ bản cho trẻ mầm non cùng nét móc

Nét cong

Nét cong có hình dạng uốn lượn, do đó đòi hỏi sự tỉ mỉ, cẩn thận vì rất dễ bị đứt quãng trong lúc viết. Nét cong gồm có nét cong kín, cong trái, cong phải.

Nét khuyết, nét hất

Nét khuyết trên để ghi ra một phần âm h, l, k và nét khuyết dưới ghi một phần âm g, nét khuyết ghép ghi một phần âm gh, ngh. Nhóm chữ này bao gồm có các chữ: i, t, u, p, n, m, ư, tất cả chúng đều có chung một đặc điểm là sử dụng nét hất (nét sổ) và nét móc.

Các nét cơ bản để dạy trẻ mầm non

Hướng dẫn cách dạy trẻ mầm non viết các nét cơ bản

Cách viết nét thẳng

  • Nét thẳng đứng: Đặt bút ở đường kẻ số 2, sau đó kéo nét từ trên xuống dưới đến đường kẻ đậm 1.

Cách viết nét thẳng

Cách viết nét cong

Đặt bút ở giữa ô li 1 và sau đó rê bút lượn cong sang trái đến gần đường kẻ 1 và lượng cong tròn đầu. Điểm bắt đầu bút trùng với điểm dừng bút.

Cách viết nét cong

Cách viết nét móc

Đặt bút giữa ô ly 1. Rê bút lên theo hướng xiên phải đến gần đường kẻ 1, sau đó lượn cong tròn đầu. Sau đó kéo bút xuống đè lên đường kẻ dọc đến đường kẻ đậm và lượn cong đưa hướng lên. Sau cùng dừng bút ở giữa ô ly 1.

Cách viết nét móc

Cách viết nét khuyết

Đặt bút trên dòng kẻ thứ 2 và phải cách đường kẻ đứng nửa ô ly về bên trái đưa lên góc thuộc đường kẻ thứ 3 → giữa đường kẻ thứ 4 → đến góc đường kẻ thứ 1 trên → chạm vào đường kẻ thứ 2 ở trên → đưa nét thẳng dọc theo đường kẻ đứng và kết thúc ở đường kẻ thứ nhất.

Cách viết nét khuyết

Dạy trẻ mầm non cách cầm bút và tư thế ngồi đúng

Cách cầm bút

Quá trình dạy trẻ mầm non các nét cơ bản cần phải kết hợp với cách cầm bút đúng chuẩn. Nguyên tắc cầm bút để viết chữ đẹp là nên cầm bằng 3 ngón tay: ngón cái, ngón trỏ và ngón giữa. Dùng ngón cái và ngón trỏ để giữ chặt phần thân bút. Ngón giữa làm điểm tựa để đỡ lấy bút.

Bố mẹ hãy dạy trẻ cầm bút sao cho nghiêng về phía vai phải một góc 60 độ. Không được cầm bút dựng đứng ở góc 90 độ. Lòng bàn tay và cánh tay sẽ tạo thành một đường thẳng. Mép bàn tay chính là điểm tựa của cánh tay phải khi đặt viết xuống bàn viết.

Tư thế ngồi đúng chuẩn

Sau đây là cách ngồi học đúng chuẩn mà các bố mẹ nên biết:

  • Tư thế ngồi thoải mái mà không bị gò bó.
  • Khoảng cách từ mắt đến sách vở trong khoảng 25-30cm
  • Khi ngồi hai chân phải thật thoải mái mới có thể chạm mặt đất
  • Giữ cột sống luôn thẳng và vuông góc với mặt ghế ngồi
  • Tay trái hãy xuôi theo chiều ngồi và giữ cho sách vở không bị lệch

Để tạo điều kiện thuận lợi cho các con có tư thế học đúng chuẩn, bố mẹ còn cần quan tâm đến yếu tố bàn ghế học sinh cho con. Nếu bàn ghế đã không không phù hợp với chiều cao và độ tuổi thì các bé sẽ khó ngồi đúng tư thế. Trong trường hợp bạn thấy bàn học quá thấp so với chiều cao và bé phải cúi người để viết, thì điều này làm cho lưng của bé bị cong và cột sống không được thẳng.

Nên làm thế nào để khuyến khích trẻ tập viết?

Cũng như bất kỳ kỹ năng mới nào mà trẻ đang tiếp thu, bố mẹ nên khuyến khích và giúp đỡ con khi tập viết, ngay từ độ tuổi trẻ đi học mầm non. Muốn bé thích vẽ và viết, bố mẹ cần cung cấp cho bé bút, bút sáp màu, giấy để bé cảm thấy hứng thú với việc tập viết cơ bản.

Khi trẻ mầm non bắt đầu học viết, điều quan trọng nhất của bố mẹ có thể làm là để bé tự học theo khả năng của bản thân.

Biện pháp giáo dục ở trẻ mầm non và giúp các bé có hứng thú với việc tập viết các nét cơ bản là bố mẹ hãy luôn nói chuyện và đọc cho bé nghe, càng nhiều càng tốt. Bé càng được nghe nhiều thì não bộ sẽ phát triển tốt hơn, nó sẽ đem lại nhiều lợi ích cho các con để phát triển các kỹ năng giao tiếp, bao gồm cả kỹ năng viết.

1