Xem thêm

Kỹ năng lập kế hoạch là gì? 8 bước lập kế hoạch hiệu quả

Huy Erick
Lập kế hoạch không chỉ là việc vẽ ra một bức tranh toàn cảnh về lộ trình đạt được mục tiêu, mà còn là khả năng nhìn về phía trước, tập trung vào mục tiêu...

Lập kế hoạch không chỉ là việc vẽ ra một bức tranh toàn cảnh về lộ trình đạt được mục tiêu, mà còn là khả năng nhìn về phía trước, tập trung vào mục tiêu và đưa ra những quyết định cần thiết để hoàn thành mục tiêu đó.

Kế hoạch là gì?

Kế hoạch là sự tổng hợp các hoạt động, công việc, nguồn lực và thời gian để đạt được mục tiêu. Kế hoạch giúp hướng dẫn các cá nhân, tổ chức hoặc doanh nghiệp trong việc tiến hành các công việc và đưa ra quyết định hiệu quả, giảm thiểu rủi ro và tối ưu hóa sử dụng nguồn lực.

Kế hoạch bao gồm các yếu tố sau:

  • Mục tiêu: Xác định rõ ràng các mục tiêu cần đạt được trong một khoảng thời gian nhất định.
  • Chiến lược: Đưa ra hướng đi và phương pháp để đạt được các mục tiêu đã xác định.
  • Tác vụ và hoạt động: Liệt kê các công việc cụ thể và các bước thực hiện cần thiết để hoàn thành chiến lược.
  • Phân công trách nhiệm: Xác định ai sẽ thực hiện từng tác vụ và hoạt động, cũng như mức độ trách nhiệm của mỗi người trong việc đạt được mục tiêu chung.
  • Thời gian: Xác định thời gian bắt đầu và kết thúc của từng tác vụ, cũng như các mốc thời gian quan trọng liên quan đến mục tiêu chung.
  • Nguồn lực: Xác định nguồn lực cần thiết (như tài chính, nhân lực, vật liệu) để hoàn thành các tác vụ và đạt được mục tiêu.
  • Theo dõi và đánh giá: Đánh giá tiến độ và hiệu quả của kế hoạch, điều chỉnh khi cần thiết để đảm bảo mục tiêu được đạt được.

Lập kế hoạch là gì?

Lập kế hoạch là quá trình xác định các mục tiêu, phân tích đánh giá tình hình hiện tại và các hoạt động cần thực hiện để đạt được mục tiêu đó trong tương lai. Việc lập kế hoạch đòi hỏi tính logic, sự sáng tạo và khả năng dự đoán. Quá trình này thường bao gồm các bước:

  • Xác định mục tiêu
  • Phân tích hiện trạng
  • Xác định chiến lược
  • Lập kế hoạch hoạt động
  • Phân công trách nhiệm
  • Lập kế hoạch thời gian
  • Lập kế hoạch nguồn lực
  • Theo dõi, đánh giá và cải tiến.

Lập kế hoạch có thể áp dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau, từ công việc hàng ngày, dự án lớn, quản lý thời gian cá nhân, đến kế hoạch kinh doanh và chiến lược phát triển. Một kế hoạch tốt giúp đảm bảo sự tổ chức, hiệu suất và tiến bộ trong việc đạt được mục tiêu đã đề ra.

Kỹ năng lập kế hoạch là gì?

Kỹ năng lập kế hoạch là khả năng thiết lập chiến lược, phương pháp, quy trình quản lý các hoạt động nhằm đạt được mục tiêu đã được xác định trước, trong một khoảng thời gian nhất định. Kỹ năng này đặc biệt cần thiết trong việc vạch ra một lộ trình rõ ràng, trực quan, có thể ngắn hạn hay dài hạn, trước khi bắt tay vào thực thi.

Kỹ năng lập kế hoạch được thể hiện qua khả năng:

  • Xác định mục tiêu rõ ràng và khoảng thời gian nhất định để hoàn thành mục tiêu.
  • Đưa ra những chiến lược, giải pháp sáng tạo để hiện thực hóa mục tiêu.
  • Xác định nguồn lực cần thiết (như tài chính, nhân lực, tài nguyên,...) để hoàn thành các tác vụ để đạt được mục tiêu.
  • Sắp xếp đầu mục công việc một cách khoa học để từng bước hoàn thành mục tiêu đúng thời hạn.
  • Khả năng truyền đạt thông tin, ý tưởng và kế hoạch một cách rõ ràng, cũng như khả năng làm việc hiệu quả với người khác để hoàn thành kế hoạch.

Ý nghĩa của kỹ năng lập kế hoạch

Kỹ năng lập kế hoạch đóng vai trò quan trọng và cần thiết cho mỗi cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp. Nó giúp phân tích và đưa ra những quyết định hợp lý, từ đó đạt được mục tiêu nhanh chóng và hiệu quả hơn.

Kỹ năng lập kế hoạch cũng giúp cho mỗi cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp tối ưu hóa nguồn lực, thời gian và ngân sách, đảm bảo sự hiệu quả trong hoạt động kinh doanh và đạt được thành công trong dài hạn.

8 Bước lập kế hoạch công việc chi tiết, hiệu quả

  1. Bước 1: Chia nhỏ kế hoạch theo ngày/ tuần/ quý/ năm
  2. Bước 2: Xác định mục tiêu công việc
  3. Bước 3: Liệt kê những công việc cần làm
  4. Bước 4: Sắp xếp đầu mục công việc theo thứ tự ưu tiên
  5. Bước 5: Phân bổ nguồn nhân lực hợp lý
  6. Bước 6: Triển khai công việc
  7. Bước 7: Linh hoạt ứng phó với các vấn đề không mong muốn
  8. Bước 8: Đo lường, đánh giá năng lực sau mỗi tuần

Mô hình 5W 1H 2C 5M trong việc nâng cao kỹ năng lập kế hoạch

Mô hình 5W 1H 2C 5M được sử dụng phổ biến trong các doanh nghiệp hiện nay. Phương pháp này khá tiện lợi và phù hợp để thực hành kỹ năng xây dựng kế hoạch cá nhân. Mỗi người cần tự trả lời những câu hỏi như:

5 W bao gồm: Why - What - Where - When - Who

  • Why (Mục tiêu công việc): Tại sao cần xây dựng kế hoạch này?
  • What (Danh sách công việc): Thực hiện những nhiệm vụ nào để đạt được mục tiêu?
  • Where (Địa điểm thực hiện): Các đầu mục công việc trên sẽ được thực hiện ở đâu? Địa điểm đó có điều kiện gì hay không?
  • When (Thời gian thực hiện): Mỗi nhiệm vụ sẽ được hoàn thành trong bao lâu? Khi nào thì bắt đầu?
  • Who (Ai chịu trách nhiệm): Ai sẽ là người đảm trách các nhiệm vụ đã liệt kê trên? Công việc đó có cần sự giúp đỡ từ ai không?

1 H - How (Cách thức thực hiện): Thực hiện như thế nào? Bằng phương thức, tài liệu nào cho phù hợp?

2 C bao gồm: Control - Check

  • Control (Phương pháp kiểm soát): Các nhiệm vụ nào cần được kiểm soát? Kiểm soát như thế nào? Tiêu chuẩn gì để đánh giá kết quả công việc?
  • Check (Phương pháp kiểm tra): Những nội dung nào cần kiểm tra, kiểm tra bao lâu một lần? Lưu ý gì thực hiện kiểm tra? Cần ghi chú lại để đưa các thông tin này cho nhóm nếu kế hoạch được thực hiện theo teamwork.

5 M bao gồm: Man - Money - Material - Machine - Method

  • Man (Nhân lực): Người đảm nhận nhiệm vụ có đạt tiêu chí về trình độ, kinh nghiệm, kỹ năng,... hay không.
  • Money (Ngân sách): Chi phí cho nhiệm vụ này là bao nhiêu? Kỳ hạn giải ngân là khi nào?
  • Material (Hệ thống cung ứng): Tiêu chuẩn để trở thành nhà cung ứng phục vụ kế hoạch nhân sự?
  • Machine (Máy móc): Các thiết bị kỹ thuật hiện tại có phù hợp với yêu cầu của nhiệm vụ không? Kỹ thuật, máy móc nào cần được áp dụng?
  • Method (Phương pháp): Phương pháp vận hành nhân sự như thế nào để tối ưu?

Các phương pháp lập kế hoạch phổ biến khác

  1. Phương pháp sơ đồ mạng PERT
  2. Biểu đồ Gantt
  3. Phương pháp phân tích SWOT
  4. Phương pháp Kaizen
  5. Phương pháp Agile

Để nâng cao kỹ năng lập kế hoạch, hãy áp dụng các phương pháp này để xây dựng một kế hoạch chi tiết, linh hoạt và thích ứng.

Sai lầm trong kỹ năng xây dựng kế hoạch

  • Kế hoạch phi thực tế, không phù hợp với khả năng
  • Lập kế hoạch quá chung chung
  • Chỉ hướng đến kết quả mà coi nhẹ quá trình thực hiện
  • Không phân bổ thời gian đúng cách
  • Không thường xuyên cập nhật kế hoạch
  • Không chuẩn bị cho các phương án dự phòng

Với những sai lầm này, kỹ năng lập kế hoạch có thể không đạt hiệu quả tốt nhất. Hãy tránh những sai lầm này và tập trung vào việc xây dựng kế hoạch chi tiết, linh hoạt và tốt nhất.

1