Xem thêm

Mô hình canvas là gì? Cách lập kế hoạch kinh doanh theo mô hình Canvas cho doanh nghiệp

Huy Erick
Doanh nghiệp muốn phát triển lâu dài và định hướng chính xác phụ thuộc vào việc lựa chọn mô hình kinh doanh phù hợp. Một trong những mô hình được nhiều doanh nghiệp tham khảo...

Doanh nghiệp muốn phát triển lâu dài và định hướng chính xác phụ thuộc vào việc lựa chọn mô hình kinh doanh phù hợp. Một trong những mô hình được nhiều doanh nghiệp tham khảo là mô hình canvas. Vậy mô hình canvas là gì? Hãy cùng tìm hiểu chi tiết hơn về công cụ lập kế hoạch kinh doanh này.

Mô hình canvas: Định nghĩa và ưu điểm

Mô hình canvas, hay còn được biết đến với tên gọi BMC (viết tắt của Business Model Canvas), được phát triển bởi chuyên gia quản trị người Thụy Điển - Alexander Osterwalder. Đây là công cụ hỗ trợ xây dựng mô hình kinh doanh trực quan, thường được các nhà quản lý chiến lược tin dùng.

Mô hình canvas cung cấp cái nhìn toàn diện về doanh nghiệp thông qua 9 yếu tố chính. Dựa vào đó, bạn có thể phân tích, so sánh và đánh giá các yếu tố có thể ảnh hưởng đến sự gia tăng đầu tư. Đồng thời, mô hình cung cấp những nhận xét khách quan thông qua ngôn ngữ chung được sử dụng tại mô hình.

Với mô hình canvas, doanh nghiệp có thể nhận biết cần thay đổi và phát triển những gì để tạo ra những ý tưởng mới mẻ và độc đáo, giúp doanh nghiệp hướng đến sự phát triển vượt trội.

Cách lập kế hoạch kinh doanh theo mô hình canvas hiệu quả

Sau khi hiểu về khái niệm và ưu điểm của mô hình canvas, câu hỏi tiếp theo là làm thế nào để lập kế hoạch kinh doanh hiệu quả theo mô hình này. Một mô hình canvas hoàn chỉnh sẽ bao gồm các yếu tố sau:

Xác định phân khúc đối tượng khách hàng mục tiêu

Trước khi bắt tay vào xây dựng mô hình canvas, bạn cần xác định phân khúc khách hàng mà bạn muốn nhắm đến. Phân khúc khách hàng là công việc chia các khách hàng cùng sở thích, thói quen tiêu dùng thành từng nhóm. Bằng cách xác định phân khúc khách hàng, bạn có thể tối ưu hoá các chiến dịch tiếp thị và phục vụ khách hàng một cách hiệu quả.

Xác định giá trị của doanh nghiệp

Giá trị mà sản phẩm mang lại cho khách hàng là một yếu tố quan trọng trong thành công của doanh nghiệp. Để xác định giá trị mà bạn muốn cung cấp cho khách hàng, hãy trả lời các câu hỏi sau:

  • Lợi ích mà doanh nghiệp đem lại cho khách hàng là gì?
  • Doanh nghiệp có thể giải quyết những khó khăn nào của khách hàng?
  • Giải pháp mà doanh nghiệp cung cấp có gì vượt trội hơn so với đối thủ cạnh tranh?
  • Vì sao khách hàng nên lựa chọn giải pháp của doanh nghiệp?

Xác định kênh phân phối

Kênh phân phối là các kênh mà doanh nghiệp dùng để tiếp xúc và Tương tác với khách hàng . Thông qua kênh phân phối, bạn có thể mang đến cho khách hàng những sản phẩm mà họ mong muốn. Có hai kênh phân phối chính là kênh phân phối trực tiếp và kênh phân phối gián tiếp.

Xây dựng mối quan hệ với khách hàng

Xây dựng mối quan hệ với khách hàng là yếu tố không thể thiếu trong mô hình canvas. Qua việc theo dõi trải nghiệm khách hàng từ khi họ nhận thức về doanh nghiệp cho đến khi họ trở thành khách hàng trung thành, bạn có thể nâng cao sự tương tác và tạo dựng lòng tin từ khách hàng.

Dự kiến nguồn doanh thu

Sau khi xác định phân khúc khách hàng, giá trị của doanh nghiệp, kênh phân phối và xây dựng mối quan hệ với khách hàng, bạn đã có thể xác định nguồn doanh thu cho doanh nghiệp của mình.

Nguồn lực tài chính của doanh nghiệp

Nguồn lực tài chính là yếu tố quan trọng để tăng thêm sự tự tin trong việc cung cấp các giá trị tốt nhất cho khách hàng. Đồng thời, nguồn lực tài chính cũng giúp doanh nghiệp triển khai kế hoạch và đề phòng các tình huống khó khăn trong quá trình vận hành.

Xác định các hoạt động chủ yếu của doanh nghiệp

Tùy vào sản phẩm và lĩnh vực mà doanh nghiệp đang hoạt động, bạn cần lập kế hoạch những công việc quan trọng và tiếp tục nâng cao sự kết nối với khách hàng và tạo ra lợi nhuận cho doanh nghiệp.

Xác định đối tác chính của doanh nghiệp

Đối tác mà bạn chọn sẽ gắn liền với quá trình hoạt động và phát triển của doanh nghiệp. Đối tác của bạn có thể là các nhà bán lẻ, nhà phân phối, công ty phụ trách mảng quảng cáo... Trong việc xác định đối tác chính, bạn cần xem xét các yếu tố như uy tín, chất lượng sản phẩm và tiềm năng hợp tác.

Xác định cơ cấu chi phí

Cuối cùng, bạn cần xác định rõ ràng cơ cấu chi phí của doanh nghiệp để tập trung cắt giảm chi phí không cần thiết hoặc tập trung vào việc nâng cao chất lượng sản phẩm để cung cấp cho khách hàng.

1