Số lượng ngôn ngữ lập trình ngày càng tăng lên đáng kể nhờ sự phát triển nhanh chóng của công nghệ và nhu cầu sử dụng phần mềm. Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng đi tìm hiểu về ngôn ngữ lập trình và vai trò quan trọng của nó.
Ngôn ngữ lập trình là gì?
Ngôn ngữ lập trình là một ngôn ngữ mà lập trình viên sử dụng để giao tiếp với máy tính. Đây là một tập hợp các hướng dẫn được viết bằng các ngôn ngữ như C, C++, Java, Python,... để thực hiện các tác vụ cụ thể. Mỗi ngôn ngữ lập trình được xem như là một tập hợp hoàn chỉnh của các chi tiết kỹ thuật từ cú pháp câu cho tới từ vựng nhằm diễn tả chi tiết câu lệnh.
Phát triển ứng dụng web
Ứng dụng web đã trở thành một lĩnh vực phát triển phần mềm cực kỳ phổ biến, liên quan đến việc tạo ra các ứng dụng chạy trên trình duyệt. Từ ứng dụng web thương mại điện tử và dịch vụ trực tuyến đến ứng dụng truyền thông xã hội, rất nhiều doanh nghiệp muốn xây dựng giải pháp kỹ thuật số của riêng họ bằng công nghệ web.
Ngôn ngữ lập trình được sử dụng nhiều nhất trong phát triển ứng dụng web hiện nay là HTML, XML, JavaScript, C#, PHP, Ruby, Python,...
Phát triển ứng dụng di động
Với hơn 76% người dùng điện thoại thông minh sử dụng thiết bị của họ để nhắn tin, nghe nhạc, truy cập tài khoản ngân hàng trực tuyến, xem video và tìm kiếm sản phẩm, phát triển ứng dụng di động đã trở thành một hướng đi tiềm năng cho các doanh nghiệp muốn cung cấp dịch vụ linh hoạt và tiện ích.
Ngôn ngữ lập trình thường được sử dụng để phát triển ứng dụng di động bao gồm: Java, Swift, C, C++, HTML5, Objective-C.
Phát triển ứng dụng máy tính để bàn
Mặc dù phát triển ứng dụng di động và web đang chiếm ưu thế trên thị trường dịch vụ khách hàng ngày nay, nhưng nhu cầu về ứng dụng máy tính để bàn vẫn đang tăng lên. Đặc biệt, các công ty công nghệ lớn như Microsoft và Atlassian đang cung cấp các sản phẩm chính của họ dưới dạng ứng dụng máy tính để bàn.
Ngôn ngữ lập trình chủ yếu được sử dụng cho phát triển ứng dụng máy tính để bàn là: Java, C/C++, C#, VB.NET, Python, SQL, Bash/Shell.
Khoa học dữ liệu
Khoa học dữ liệu cho phép xử lý và phân tích khối lượng lớn dữ liệu với sự trợ giúp của máy học và trí tuệ nhân tạo. Phân tích dữ liệu từ nhiều nguồn có thể được sử dụng để Tương tác với khách hàng một cách hiệu quả hơn.
Để phân tích dữ liệu hiệu quả, nhà phát triển phần mềm thường sử dụng các ngôn ngữ lập trình sau: Java, C/C++, MATLAB, Python.
Phát triển API
Giao diện lập trình ứng dụng (API) giúp nhà phát triển tạo ra các ứng dụng phức tạp, sử dụng hiệu quả trong nhiều lĩnh vực như tài chính ngân hàng, năng lượng, tiện ích, chăm sóc sức khỏe và nhiều ngành nghề khác. Sử dụng API, nhà phát triển phần mềm có thể tăng tốc đáng kể quá trình phát triển và đảm bảo ít lỗi lập trình hơn trong cơ sở mã.
Để xây dựng API hiệu quả, nhà phát triển phần mềm sẽ sử dụng JavaScript, Python, C, C++, Rust hoặc ngôn ngữ khác, tùy thuộc vào yêu cầu của nền tảng, ứng dụng hoặc dịch vụ cụ thể.
Phát triển hệ thống nhúng
Sự nổi lên của Internet vạn vật đã khiến việc phát triển hệ thống nhúng trở nên đặc biệt phổ biến. Vì hệ thống nhúng thể hiện sự kết hợp cụ thể giữa phần cứng và phần mềm máy tính, một số ngôn ngữ lập trình cụ thể sẽ được sử dụng để tạo ra chúng, bao gồm: Embedded C, Python, Arduino language và Java.
Điện toán đám mây
Dịch vụ điện toán đám mây đang ngày càng gia tăng khi có nhiều công ty chuyển phần mềm từ máy chủ cục bộ sang cloud. Ngôn ngữ lập trình chủ yếu được sử dụng để phát triển giải pháp điện toán đám mây là Java, R, Erlang, XML, Go và nhiều ngôn ngữ lập trình khác.
Kết luận
Việc lựa chọn ngôn ngữ lập trình phù hợp cho một dự án phát triển phần mềm không dễ dàng. Các công ty phải xem xét tất cả yêu cầu về sản phẩm, khung thời gian, ngân sách và góc độ kinh doanh. Điều quan trọng là nhận ra ngôn ngữ lập trình nào có thể sử dụng để đảm bảo rằng giải pháp thu được sẽ ổn định, an toàn và dễ bảo trì trong thời gian dài.
Nguồn tham khảo: https://scand.com/company/blog/top-programming-languages-to-use/