Xem thêm

Phân Biệt Ngành Khoa Học Máy Tính Và Kỹ Thuật Máy Tính

Huy Erick
Ngành Khoa học máy tính và Kỹ thuật máy tính hiện đang là hai ngành cực kỳ HOT với các bạn học sinh sinh viên và đối với thị trường lao động. Bởi thời đại...

Ngành Khoa học máy tính và Kỹ thuật máy tính hiện đang là hai ngành cực kỳ HOT với các bạn học sinh sinh viên và đối với thị trường lao động. Bởi thời đại công nghệ 4.0, nhu cầu về công nghệ và máy tính rất lớn. Tuy nhiên, hai ngành này thường bị nhầm lẫn với nhau, thực tế thì hai ngành này có những điểm khác biệt nhất định. Hãy cùng Swinburne Việt Nam tìm hiểu rõ về hai ngành này nhé!

Khái niệm về ngành khoa học máy tính (computer science)

Ngành này bao gồm viết mã tích hợp dữ liệu, cấu trúc dữ liệu, thuật toán, mô hình thống kê. Ngoài ra, bạn cũng được học về cách viết mã sao cho hiệu quả nhất, giúp bạn tập trung hơn vào cách để tạo ra các thuật toán sao cho hiệu quả. Ngành này tập trung vào phần mềm hơn phần cứng của máy tính. Sau khi học ngành này, bạn cần có thêm những khóa học hoặc chứng chỉ đặc biệt khác như phân tích thuật toán, nguyên tắc hệ điều hành, kiến trúc máy tính...

Khái niệm về ngành kỹ thuật máy tính (computer engineering)

Khác với ngành khoa học máy tính ở trên, kỹ thuật máy tính tập trung vào cách xây dựng thiết bị hơn. Không chỉ thiên về lý thuyết tính toán mà còn cần kết hợp vật lý, kỹ thuật điện và khoa học máy tính. Ngành này tập trung vào phần cứng hơn phần mềm và có sự liên quan mật thiết đến vật lý và kỹ thuật. Vậy nếu bạn tò mò về cách thức hoạt động của mọi vật, muốn ứng dụng nguyên lý đó vào sáng tạo cái mới, thì xin chúc mừng bạn đã đến gần hơn với ngành kỹ thuật máy tính rồi đó.

Điểm giống và khác nhau giữa khoa học máy tính và kỹ thuật máy tính

Mặc dù có những điểm khác nhau về chuyên môn và hai lĩnh vực khác nhau, hai ngành này vẫn có những điểm chung giống nhau. Đầu tiên, cả hai ngành đều liên quan đến máy tính để giải quyết vấn đề, thuộc nhánh của công nghệ thông tin. Cả hai ngành đều sử dụng dữ liệu và thông tin, sử dụng ngôn ngữ máy tính và lập trình. Ngoài ra, hai ngành này còn có sự liên quan đến nhau, tức ngành kỹ thuật máy tính còn bao gồm một phần của khoa học máy tính.

Điểm khác nhau giữa hai ngành này là:

Khoa học máy tính:

  • Thiết kế phần mềm và xây dựng thuật toán. Sau đó, kết hợp chúng với các phần mềm khác.
  • Chương trình đào tạo chủ yếu là những nội dung mang tính lý thuyết.
  • Các khóa học bổ trợ bao gồm thiết kế và phân tích thuật toán, giới thiệu về hệ điều hành, kỹ thuật phần mềm, phân tích dữ liệu...
  • Các kỹ năng được trau dồi bao gồm thiết kế phần mềm, quản lý các dự án phát triển phần mềm, hiểu lý thuyết về tính toán, viết mã, thông thạo các ngôn ngữ lập trình khác nhau.

Kỹ thuật máy tính:

  • Lập trình viên, kỹ sư thiết kế mạch điện - điện tử, kỹ sư đảm nhiệm các công việc về công nghệ thông tin nói chung, học tiếp lên cao học, tiến sĩ các ngành nhóm Công nghệ thông tin.
  • Các chương trình đào tạo không chỉ tập trung vào lý thuyết mà còn bao gồm các nội dung về đạo đức và các tác động đến xã hội của kỹ thuật.
  • Các khóa học bổ trợ bao gồm cơ khí, điện và từ tính, giải tích, vật lý đại cương, mạch điện, thiết kế logic kỹ thuật số, thiết kế máy móc...
  • Các kỹ năng được trau dồi bao gồm thiết kế vi mạch, thiết kế bộ vi xử lý, hiểu các hiện tượng vật lý thuộc về các thiết bị điện tử, tạo ra các thiết bị và hệ thống máy tính hiệu quả, thiết kế kiến trúc máy tính.

Cơ hội nghề nghiệp của ngành khoa học máy tính và kỹ thuật máy tính

Cơ hội nghề nghiệp của ngành khoa học máy tính

Với những môn học và chương trình đào tạo, sau khi tốt nghiệp ngành này, bạn có thể làm việc trong nhiều lĩnh vực từ tài chính, y tế, giáo dục hay làm việc trong các cơ quan Chính phủ. Nếu bạn có tay nghề cao, năng lực làm việc tốt, mức lương của bạn sẽ rất cao.

Một số công việc cụ thể bạn có thể làm khi học ngành này:

  • Chuyên viên an ninh mạng
  • Lập trình viên truyền thông đa phương tiện
  • Kỹ sư phần mềm
  • Viết bài chuyên ngành

Cơ hội nghề nghiệp của ngành kỹ thuật máy tính

Với ngành này, bạn sẽ có nhiều cơ hội nghề nghiệp để lựa chọn về xây dựng và phát triển hệ thống trong ngành hàng không, sản xuất, nhiên liệu y tế...

Một số công việc bạn có thể cân nhắc như:

  • Lập trình viên
  • Kỹ sư thiết kế mạch điện - điện tử
  • Kỹ sư đảm nhiệm các công việc về công nghệ thông tin nói chung
  • Học tiếp lên cao học, tiến sĩ các ngành nhóm Công nghệ thông tin

Nên học ngành khoa học máy tính và kỹ thuật máy tính?

Chắc hẳn đây là câu hỏi của nhiều bạn khi tìm hiểu về hai ngành này. Vậy câu trả lời sẽ ở chính bản thân bạn. Bởi vì chỉ có bạn mới biết bản thân mình thích gì: thích học lý thuyết, hàn lâm hay muốn được thực hành và hoạt động thực tiễn. Nếu bạn thích lý thuyết, bạn có thể nên học ngành khoa học máy tính. Còn nếu bạn không tốt trong việc học lý thuyết mang tính hàn lâm, bạn có thể học kỹ thuật máy tính.

Ngoài ra, việc chọn ngành nào cũng cần dựa vào năng lực của bạn. Tùy theo các trường mà mỗi ngành này sẽ có điểm chuẩn khác nhau. Và bạn nên xem xét điểm chuẩn các năm trước để sắp xếp các ưu tiên chọn ngành.

Tuy nhiên, theo suy đoán, ngành kỹ thuật máy tính sẽ có triển vọng phát triển hơn bởi ngành này mang tính thực hành cao hơn và các công ty doanh nghiệp có nhu cầu về kỹ sư thiên về vận hành, triển khai hơn là nghiên cứu mang tính lý thuyết.

Swinburne Việt Nam - nơi đào tạo ngành CNTT tiêu chuẩn Úc

Đại Học Công nghệ Swinburne (Melbourne, Australia) là một trong những trường ĐH lớn ở Úc và nay đã mở chi nhánh ở Việt Nam. Là sinh viên khóa đầu tiên của trường, mình đã trải qua khóa học Global Citizen và chuyên ngành IT, đã làm quen được nhiều bạn ở trường và có thể nói rằng nó sẽ giúp ích cho cuộc sống sau này. Chương trình học chuyên ngành rất thực tiễn, các giảng viên rất nhiệt tình giúp đỡ, hỗ trợ...

Học tại Swinburne, bạn sẽ được:

  • Tốt nghiệp với bằng quốc tế được cấp bởi Swinburne University of Technology - trường Đại học Công nghệ hàng đầu tại Australia.
  • Ngành Công nghệ thông tin của Swinburne được xếp hạng 251 theo ngành học (QS2020) trên thế giới và tuân thủ theo tiêu chuẩn kiểm định của ACS (Australian Computer Society) của Australia.
  • Chương trình học cập nhật các nội dung mới nhất trong cuộc Cách mạng Công nghiệp 4.0. Các công nghệ mới như Big Data, IoT, Blockchain, Data Science, AI, Cloud...
  • Sinh viên được học tập thông qua trải nghiệm gắn với các dự án thực tế tại Tập đoàn FPT. Việc liên kết giữa Swinburne và Tập đoàn FPT sẽ giúp sinh viên được học qua trải nghiệm cùng các chuyên gia đang làm việc trong ngành.
  • Chương trình học được trang bị cơ sở vật chất hiện đại như IoT, Network, Cloud, Robotic và các phần mềm chuyên dụng khác.

Lời kết

Trên đây là toàn bộ thông tin về hai ngành học cực hot hiện nay. Swinburne Việt Nam mong rằng sẽ giúp bạn trong việc lựa chọn ngành học hợp lý. Chúc bạn học tốt và thành công với lựa chọn của mình!

1