Hình ảnh: Phương pháp tự học - Lập thời gian biểu phù hợp
Chắc chắn với nhiều bạn học sinh, khái niệm tự học đã không còn xa lạ khi hình thức này ngày càng được sử dụng rộng rãi hơn. Tự học là quá trình mà người học tự tiếp thu kiến thức mà không qua trường lớp hay sự hướng dẫn của một người khác, thay vào đó bạn cần phải chủ động tìm hiểu và tư duy nhiều hơn. Đây là phương pháp được đề cao và là xu hướng của tương lai vì học tập là quá trình dài hạn, vậy nên tích lũy kiến thức đồng thời rèn luyện bằng việc tự học là cần thiết.
12 Phương Pháp Tự Học Hiệu Quả Cho Học Sinh, Sinh Viên
1. Lập thời gian biểu khoa học
Một trong những bước đầu tiên để có thể tự học hiệu quả là có thời gian biểu hợp lý, điều này sẽ giúp bạn học tập một cách có hệ thống hơn. Qua đó, bạn sẽ sắp xếp theo thứ tự ưu tiên những việc sẽ làm và hoàn thành việc học một cách dễ dàng để bắt tay vào học tập. Vạch ra kế hoạch học tập rõ ràng cũng giúp bạn tiết kiệm thời gian làm công việc đó và học tập hiệu quả.
2. Xác định mục tiêu rõ ràng
Phải có kế hoạch và mục tiêu rõ ràng khi làm bất kỳ việc gì, và việc học không phải là ngoại lệ. Một kế hoạch học tập thật khoa học sẽ giúp bạn xác định khối kiến thức cần học và phân bổ thời gian phù hợp để đạt được hiệu quả cao nhất.
Mục tiêu sẽ được xác định sau khi có kế hoạch và sẽ là động lực học tập của bạn. Khi biết mình học vì cái gì và cách những kiến thức bạn học sẽ giúp bạn thế nào, bạn sẽ chủ động hơn trong việc học và tự học để có đủ kiến thức thực hiện mục tiêu mà bản thân đã đề ra.
3. Ghi chép cẩn thận, đầy đủ
Việc ghi chép thậm chí còn quan trọng hơn việc chỉ đọc. Kiến thức có trong sách vở và trên mạng rất nhiều, tuy nhiên, chỉ đọc mà không ghi chép thì khó có thể hiểu hết được. Vậy nên trong quá trình học tập, bạn cần phải ghi chép lại các kiến thức một cách cẩn thận để ghi nhớ và củng cố kiến thức sâu hơn.
4. Rèn luyện tính kiên trì, nhẫn nại
Nếu không kiên trì và lơ là hay chấp nhận lười nhác, không phấn đấu thì các phương pháp học sẽ đều không có tác dụng. Kiên trì và chăm chỉ là chìa khóa đi đến thành công vì kiến thức sẽ không tự nhiên tích lũy được trong một ngày hai mà đó là cả quá trình cố gắng lâu dài.
Để học tập hiệu quả, bạn cần kiên trì và nhẫn nại trong một thời gian dài và cố gắng vượt qua những lúc khó khăn hay lười nhác.
5. Tiếp cận tài liệu một cách khoa học
Không chỉ nên tiếp thu kiến thức từ một nguồn, mà cần tìm kiếm tài liệu từ nhiều nguồn khác nhau. Khi nghe giáo viên giảng về vấn đề nào đó mà bạn quan tâm thì hãy tìm kiếm tài liệu về chủ đề đó từ sách, báo, các trang mạng xã hội, thông qua bạn bè để hiểu sâu hơn. Và để tìm được các tài liệu hữu ích và thú vị, bạn cần kiên trì rèn luyện. Khi đã quen, bạn sẽ dễ dàng tìm được các thông tin cần thiết để mở rộng kiến thức của mình.
6. Liên tục củng cố và tự kiểm tra kiến thức
Không phải lúc nào bạn cũng có bài kiểm tra để kiểm tra lại kiến thức đã học, vậy nên, tự kiểm tra là điều cần thiết để việc học đạt hiệu quả cao nhất. Bạn có thể tự liệt kê ra các nội dung chính và tự hỏi bản thân. Việc này sẽ giúp bạn xác định những kiến thức đang mơ hồ và học lại. Bạn cũng có thể tự luyện tập bằng các đề tham khảo có sẵn để kiểm tra trình độ.
7. Luôn học tại bàn khi ở nhà
Đây là cách giúp hoàn toàn tập trung khi học tại nhà, thêm vào đó là giữ tư thế tốt cho bạn. Ngồi học sẽ giúp bạn tập trung cao và hiệu quả được tăng lên, tránh tạo cảm giác mệt mỏi hay lười biếng. Học trên giường thường tạo cảm giác mệt mỏi, không tập trung, lâu dần sẽ không mang lại hiệu quả. Một thói quen học tập tốt là rất quan trọng. Ban đầu sẽ đòi hỏi bạn nỗ lực rất nhiều, nhưng lâu dần sẽ trở thành bản năng và trở nên dễ dàng hơn.
8. Tập trung cao độ khi học
Lơ đãng sẽ dễ dàng khiến bạn bỏ lỡ những kiến thức quan trọng, vậy nên việc tập trung cao độ là cần thiết để có thể tiếp thu được đầy đủ nhất kiến thức.
Ở lớp, bạn cũng nên tập trung cao độ lắng nghe các thầy cô để có thể nhớ được kiến thức và không bỏ sót khi tự học.
9. Làm đầy đủ bài tập về nhà
Luôn làm đầy đủ bài tập theo thứ tự từ dễ đến khó không bỏ bài nào, khi đó bạn hãy chú ý những vấn đề còn khúc mắc khi làm bài tập và có thể rút kinh nghiệm cho lần sau để củng cố kiến thức và làm tốt hơn cho lần sau. Làm bài tập cũng là một cách để nhớ kiến thức lâu hơn.
Khi làm bài tập hãy chú ý:
- Hạn chế sử dụng các thiết bị điện tử như điện thoại thông minh, tivi,... để hạn chế xao nhãng khi học tập.
- Kiểm tra kết quả của bài tập.
- Làm bài trong một khoảng thời gian quy định nhất định.
10. Ghi chú
Ghi chú là cần thiết trong quá trình học tập để ghi lại những điều quan trọng. Vi khi tự học đôi khi không cần phải ghi lại chi tiết mà chỉ cần ghi chú lại những điều quan trọng. Đây là cách để vừa giúp tuy nhanh lại tạo sự nhạy bén khi tiếp cận vấn đề.
Những điều cần lưu ý khi ghi chú:
- Ghi chép, ghi chú các phần cần nhớ xuyên suốt quá trình học.
- Ôn tập bằng cách ghi chú, sau khi nghe giảng viết lại các ý và chỉnh lại từng ý.
11. Thử nhiều phương pháp tự học khác nhau
Không nên đóng khung bản thân trong một phương pháp học cố định mà nên thử nhiều phương pháp khác nhau xem mình phù hợp nhất với phương pháp nào. Ví dụ như có người thích xem các video hướng dẫn trên mạng nhưng cũng có người thích đọc sách và ghi nhớ trong yên tĩnh.
Hãy tự khám phá cho mình một phương pháp phù hợp và sử dụng nó.
12. Học trực tuyến
Việc học qua các phương tiện trên mạng giúp bạn có kiến thức và tư duy đa dạng cũng như sâu sắc hơn và ngày càng có nhiều kiến thức. Một vấn đề không chỉ có một cách nhìn cũng như một bài toán không chỉ có một cách giải, vậy nên học trực tuyến sẽ giúp bạn có cách nhìn đa chiều hơn. Thêm vào đó bạn cũng có thể chủ động thời gian và linh động, năng động hơn. Cũng không quên có một quyển sổ để ghi lại những kiến thức bổ ích để ghi nhớ.
Ý Nghĩa Của Phương Pháp Tự Học
Đối Với Học Sinh, Sinh Viên
Đây là một cách để các em chủ động hơn trong quá trình học tập, ôn luyện, mở mang kiến thức mà không cần phụ thuộc vào bất kì người nào. Mở mang kiến thức sẽ giúp các em mở ra những cánh cửa mới và những kiến thức mới mà không trường lớp nào dạy, giúp các em hiểu biết hơn thay vì chỉ đóng khung vào những suy nghĩ cũ.
Đây cũng là một cách để các em rèn luyện những phẩm chất cần có như sự kỉ luật bản thân, tự giác, ham học, khám phá, đều là những điều rất cần thiết cho hành trang tương lai.
Tự học sẽ giúp các em có không gian yên tĩnh, tự do khám phá bản thân hoặc gặp những người cũng có thói quen tương tự và giao lưu, học hỏi từ những mối quan hệ ấy.
Đối Với Phụ Huynh
Khiến phụ huynh tin tưởng vào quá trình học tập của con cái, tiết kiệm thời gian đôn đốc hay chỉ bảo con cái sau khi đã đi làm mệt mỏi và việc học tập của con đã không còn là một gánh nặng.
Không phải tốn quá nhiều tiền vào các lớp học ngoài giờ hay dịch vụ gia sư và có thể tự hào vì con cái của họ có khả năng tự học, tập trung và tự giác học hành.
Đối Với Nhà Trường
Phương pháp tự học giảm thiểu những khó khăn của nhà trường khi các cá nhân có ý thức tập trung cao độ lắng nghe kiến thức và tự ôn tập, nâng cao thành tích của bản thân và nhà trường.
Các thầy cô cũng luôn cảm thấy tự hào và giảm thiểu những áp lực mệt mỏi khi đến lớp và ngày càng thấy yêu nghề, yêu việc dạy học hơn. Các giáo viên cũng ít vất vả hơn khi học sinh tự mày mò nghiên cứu sẽ tiếp thu nhanh hơn trong quá trình dạy học.
Trên đây là tổng quan về các phương pháp tự học mà VUIHOC chia sẻ với các bạn học sinh. Hy vọng rằng, sau bài viết này, các bạn tìm ra phương pháp phù hợp nhất cho mình. Để có thêm thông tin bổ ích về các phương pháp học tập, bí kíp học hiệu quả, hãy truy cập ngay trang web số 1 giáo dục Vuihoc.vn nhé!