Xem thêm

Tất tần tật thông tin về lập trình OOP Java cho dân công nghệ thông tin

Huy Erick
Lập trình OOP Java có lẽ là một khái niệm khá rắc rối và khó hiểu đối với nhiều người. Có rất nhiều câu hỏi được đặt ra như "lập trình hướng đối tượng" trong...

Lập trình OOP Java có lẽ là một khái niệm khá rắc rối và khó hiểu đối với nhiều người. Có rất nhiều câu hỏi được đặt ra như "lập trình hướng đối tượng" trong Java là gì? Tại sao cần có lập trình OOP Java? Để trả lời các câu hỏi trên, sau đây FUNiX sẽ chia sẻ đến bạn các thông tin liên quan.

Lập trình oop java Lập trình oop java (Nguồn ảnh: internet)

1. Sơ lược về lập trình OOP Java

Lập trình hướng đối tượng OOP Java luôn được xem là một khái niệm khá khó hiểu. Nó là một môn lập trình khá trừu tượng và bao gồm nhiều khái niệm mới lạ. Để hiểu được môn lập trình này, bạn hãy cùng FUNiX tham khảo các nội dung sau.

1.1. OOP là gì? Java là gì? Lập trình OOP Java là gì?

Java là một ngôn ngữ lập trình và một nền tảng phát triển phần mềm khá phổ biến. Nó ra đời vào năm 1995 và nhanh chóng trở thành một trong những ngôn ngữ lập trình thông dụng. Java hỗ trợ người dùng chạy chương trình trên nhiều nền tảng khác nhau mà không cần đổi mã nguồn.

Lập trình OOP Java hay lập trình hướng đối tượng là kỹ thuật thường được sử dụng trong lập trình. Nó cho phép lập trình viên tạo ra những đối tượng code và trừu tượng hóa đối tượng thực tế. Các đối tượng (Object) ở đây có thể là con người, máy tính, điện thoại,... Có rất nhiều đối tượng khác nhau nhưng chúng đều mang 2 đặc điểm sau:

  • Thuộc tính của đối tượng: Là những thông tin, đặc điểm riêng của từng đối tượng cho phép nhận diện đối tượng đó.
  • Phương thức của đối tượng: Là những hành động, công việc mà một đối tượng có thể thực hiện được.

Hai đặc điểm này sẽ khác nhau tùy vào những đối tượng khác nhau. Việc của lập trình OOP Java là trừu tượng hóa những đối tượng này thành những mã code máy tính. Nghe qua thì khá rối rắm, nhưng OOP đã thực sự mang lại những bước tiến lớn trong lập trình.

Mục tiêu chủ yếu của kỹ thuật OOP chính là giúp tối ưu hóa vấn đề quản lý source code. Nó giúp tăng khả năng tái sử dụng và giảm bớt các thủ tục qua việc dùng các đối tượng.

1.2. Các đặc điểm đặc trưng của lập trình OOP Java

Khái niệm OOP Java có lẽ khá trừu tượng và khó hiểu đối với nhiều người. Tuy nhiên, nếu tìm hiểu sâu, bạn sẽ thấy nó chỉ mang những đặc điểm cơ bản sau:

  • Tính đóng gói: Các dữ liệu có mối liên hệ với nhau sẽ được đóng gói thành các lớp. Mỗi lớp được tạo nên sẽ nhằm mục đích khác nhau giúp dễ dàng trong việc quản lý dữ liệu.
  • Tính kế thừa: Lập trình OOP Java cho phép bạn tạo nên lớp dữ liệu mới từ lớp đã có. Việc này giúp bạn có thể tái sử dụng các mã nguồn và sử dụng chúng một cách tối ưu.
  • Tính đa hình: Đây là việc hai hay nhiều lớp có cùng chung phương thức nhưng có cách thức hoạt động khác nhau.
  • Tính trừu tượng: Mục đích của lập trình hướng đối tượng là trừu tượng hóa những đối tượng trong thực tế. Việc chọn ra các thuộc tính, phương thức của từng đối tượng sẽ giúp giải các bài toán lập trình.

Xem thêm: Cách trở thành Nhà phân tích an ninh mạng: Hướng dẫn cho năm 2023

2. Tại sao chúng ta cần phải lập trình OOP Java?

Tại sao chúng ta cần phải lập trình OOP Java? Tại sao chúng ta cần phải lập trình OOP Java? (Nguồn ảnh: internet)

Không thể phủ nhận rằng lập trình hướng đối tượng có vai trò khá quan trọng trong nhiều lĩnh vực. Chúng ta cần lập trình OOP Java để tận dụng và tối ưu việc sử dụng tài nguyên máy tính. Bởi OOP Java cho phép người có thể tái sử dụng các mã nguồn trước đó.

Ngoài ra, lập trình hướng đối tượng cũng giúp chúng ta dễ dàng hơn trong việc quản lý dự án. Vì nó chia các ứng dụng thành những đối tượng riêng biệt và các lớp thông tin khác nhau. Việc này giúp cho các lập trình viên dễ dàng trong việc quản lý và sử dụng dữ liệu.

Ngoài ra, lập trình hướng đối tượng cũng đóng góp vai trò không nhỏ trong việc phát triển phần mềm. Nó hỗ trợ người dùng phát triển nhiều phần mềm và ứng dụng khác nhau. Bạn có thể phát triển ứng dụng di động, trò chơi, ứng dụng web, máy tính,... dựa vào OOP Java.

OOP Java cũng cung cấp cho ta công cụ mạnh mẽ để lập trình các ứng dụng đa phương tiện. Bạn có thể dùng lập trình OOP Java để biên tập các đối tượng truyền thông như hình ảnh, video,... Bên cạnh đó, lập trình hướng đối tượng cũng cho phép bạn phát triển ứng dụng nhúng, API,...

Chính vì những ứng dụng trên, ngày nay lập trình OOP Java vô cùng được yêu thích. Nó được sử dụng rộng rãi và có mặt trong nhiều lĩnh vực liên quan đến phát triển phần mềm.

Trên đây là những gì FUNiX muốn cung cấp cho bạn về lập trình OOP Java. Tuy là một khái niệm khó hiểu nhưng vai trò của lập trình OOP Java là không thể phủ nhận. Hy vọng những gì chúng tôi chia sẻ đã giúp bạn hiểu thêm về lĩnh vực này. Nếu bạn có ý định muốn theo đuổi ngành nghề này, hãy bắt đầu ngay từ bây giờ.

Đăng ký khóa học lập trình FUNiX tại đây:

Tham khảo chuỗi bài viết liên quan:

  1. Lập trình nhúng trên Linux là gì? Cơ hội việc làm cho ngành lập trình nhúng
  2. Xe ô tô tự lái là gì? Xe ô tô tự lái hoạt động như thế nào
  3. Làm thế nào để trở thành một chuyên viên bán ô tô
  4. Tìm hiểu về cách để trở thành một thợ máy Diesel chuyên nghiệp
  5. Lập trình nhúng là gì? Ưu nhược điểm của ngôn ngữ lập trình nhúng

Nguyễn Cúc

1