Xem thêm

Tổng hợp đề thi môn Công pháp quốc tế

Huy Erick
Dưới đây là một số đề thi môn Công pháp quốc tế do iDLaw tổng hợp xin chia sẻ để các bạn tham khảo, ôn tập. Đề thi Công pháp quốc tế 01 Phân tích...

Dưới đây là một số đề thi môn Công pháp quốc tế do iDLaw tổng hợp xin chia sẻ để các bạn tham khảo, ôn tập.

Đề thi Công pháp quốc tế 01

  1. Phân tích khái niệm, các hình thức, phương pháp và hậu quả của công nhận quốc tế / Phân tích khía cạnh chính trị, ý nghĩa pháp lý của hành vi công nhận quốc tế.

  2. So sánh trách nhiệm pháp lý chủ quan và trách nhiệm pháp lý khách quan.

Đề thi Công pháp quốc tế 02

  1. Khái niệm luật quốc tế. Phân tích đặc trưng về chủ thể của luật quốc tế.

  2. Điều ước quốc tế có giá trị tạo lập tập quán quốc tế không. Cho ví dụ

Đề thi Công pháp quốc tế 03

  1. Phân tích cấu thành Quốc gia và đặc tính chính trị pháp lý?

  2. So sánh quyền ưu đãi miễn trừ của cơ quan ngoại giao và lãnh sự

Hỏi thêm: Hành lý của công chức ngoại giao có bị kiểm tra hải quan hay không?

Đề thi Công pháp quốc tế 04

  1. Phân tích quyền năng chủ thể luật quốc tế - quốc gia

  2. Phân tích cơ cấu thành lập, chức năng, quyền hạn của tòa án công lý quốc tế vấn đề pháp lý của ban hội thẩm trong GGTC WTO

Đề thi Công pháp quốc tế 05

  1. Trình bày đặc trưng cơ bản của Luật Quốc tế

  2. Căn cứ xác định và hình thức thực hiện Trách nhiệm pháp lý quốc tế chủ quan

Đề thi Công pháp quốc tế 06

  1. Phân tích quyền năng chủ thể luật quốc tế của tổ chức quốc tế.

  2. Phân tích quyền ưu đãi miễn trừ dành cho cơ quan ngoại giao khác gì so với cơ quan lãnh sự?

Đề thi Công pháp quốc tế 07

  1. Các trường hợp có hiệu lực ĐUQT với bên thứ 3

  2. Quy chế pháp lý của Tòa án luật Biển quốc tế?

Hỏi thêm:

  • Tòa án công lý có bao nhiêu thẩm phán, phương thức xác định thẩm phán của tòa án công lý, các đặc điểm của nguyên tắc cơ bản, các ngoại lệ của nguyên tắc.

  • Bảo hộ công dân.

  • So sánh Tòa biển vs Tòa Công lý.

  • Chủ thể Luật quốc tế, các vùng biển thuộc chủ quyền quốc gia, dân cư, đường cơ sở thẳng

Đề thi Công pháp quốc tế 08

  1. So sánh quy chế pháp lý của vùng đặc quyền kinh tế và vùng thềm lục địa theo quy định tại Công ước luật biển 1982.

  2. Phân tích khái niệm, đặc điểm, cách phân loại các cơ quan tài phán quốc tế.

Hỏi thêm:

  1. Hai nguyên tắc cơ bản của luật biển quốc tế là gì?

  2. Mối liên hệ đặc trưng giữa hai nguyên tắc cơ bản của luật biển quốc tế là gì? Cho ví dụ chứng minh.

  3. Tòa án công lý quốc tế có những chức năng gì?

  4. Có mấy cách xác định thẩm quyền của tòa án công lý quốc tế, kể tên?

  5. Luật áp dụng của tòa án quốc tế và trọng tài quốc tế trong vấn đề giải quyết tranh chấp có gì đặc biệt không?

Đề thi Công pháp quốc tế 09

  1. Điều kiện có hiệu lực của điều ước quốc tế

  2. Định nghĩa, đặc điểm, phân loại tranh chấp quốc tế, cho ví dụ minh họa, phân tích vai trò của các bên tranh chấp trong việc giải quyết tranh chấp quốc tế.

Hỏi thêm:

a. Phân tích đặc điểm của giải quyết tranh chấp quốc tế

b. Các nguồn của Luật quốc tế

c. Mối quan hệ giữa tập quán và điều ước

Hình minh họa. Đề thi môn Công pháp quốc tế

Đề thi Công pháp quốc tế 10

  1. Trình bày các vấn đề pháp lí của bảo lưu điều ước quốc tế?

  2. Nêu định nghĩa, đặc điểm, phân loại cơ quan trọng tài quốc tế.

  3. Các vấn đề pháp lí về cơ quan phúc thẩm trong cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO?

Đề thi Công pháp quốc tế 11

  1. Phân tích các quy phạm luật quốc tế. Nêu ví dụ

  2. Nêu và phân tích các biện pháp giải quyết tranh chấp quốc tế của Liên hợp quốc?

Hỏi thêm:

  1. Thềm lục địa có phải lãnh thổ quốc gia không? Các quốc gia khác có quyền khai thác kể cả phần dư thừa hay không? Chế độ xác lý? Vẽ các cách xác định thềm lục địa

  2. Giải quyết tranh chấp quốc tế bằng tòa án quốc tế có ưu thế gì so với trọng tài quốc tế

  3. Phân biệt tranh chấp quốc tế và tình thế tranh chấp

  4. Các trường hợp miễn trừ trách nhiệm pháp lý quốc tế

  5. Một số câu bán trắc nghiệm: a. Việt Nam và Trung Quốc có thể dùng Tòa án Công lý để giải quyết tranh chấp Trường Sa- Hoàng sa không? (đáp án: không) b. Nếu quy phạm điều ước và quy phạm tập quán cùng điều chỉnh một vấn đề, dẫn đến hai hệ quả pháp lý khác nhau. Thì áp dụng cái nào và vì sao c. Hành vi nào của chủ thể sẽ khiến chủ thể đó ràng buộc với những điều ước quốc tế? (kí, phê chuẩn, phê duyệt và gia nhập)

Đề thi Công pháp quốc tế 12

  1. Nêu những điểm giống và khác nhau của quy phạm giữa Cogens và quy phạm quỳ nghi.

  2. Phân tích nội dung và ngoại lệ nguyên tắc cấm đe dọa sử dụng vũ lực và sử dụng vũ lực /

Trong những trường hợp nào thì được sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế. Điều này có trái với các nguyên tắc cơ bản của Luật quốc tế không? (các trường hợp ngoại lệ của nguyên tắc đe dọa)

  1. Phân tích nội dung các chế độ pháp lý dành cho người nước ngoài?

Hỏi thêm:

  • Thực tiễn ngoại lệ của nguyên tắc cấm đe dọa sử dụng vũ lực và sử dụng vũ lực.

  • Nếu viên chức ngoại giao phạm tội buôn bán ma túy có phải chịu trách nhiệm pháp lý không? Không

  • Điều kiện để 1 quốc gia bảo hộ công dân.

  • Ý nghĩa chính của việc xác định quốc tịch cho tàu thuyền!!!

  • Quy phạm pháp luật là gì?

  • Lấy ví dụ về quy phạm tùy nghi về lĩnh vực Luật biển.

  • Quy phạm pháp luật khác gì với văn bản pháp luật?

  • E đọc Hiến chương Liên hợp Quốc chưa? các trường hợp này (ở câu 2) được quy định ở điều bao nhiêu HCLHQ? (nếu không nêu được điều thì nêu nó ở chương nào?)

  • Pháp điển hóa là gì? Ví dụ pháp điển hóa trong lĩnh vực Luật biển và lĩnh vực Ngoại giao.

  • Tại sao PN và cá Nhân không phải là Của tài pháp quốc tế

1