Để học lập trình cơ bản không phải là một điều khó. Nhưng học như thế nào để hiểu bài, phục vụ cho công việc sau này? Điều này đòi hỏi chúng ta cần có những phương pháp, cách tiếp cận phù hợp. Bài chia sẻ về tổng hợp những kiến thức cơ bản về lập trình này sẽ giúp bạn giải quyết vấn đề trên.
Lập trình là gì?
Lập trình là quá trình sử dụng các ngôn ngữ máy tính và công cụ hỗ trợ để tạo ra các phần mềm. Mục đích cuối cùng là nhằm tạo ra các sản phẩm nhằm đáp ứng nhu cầu của con người. Những người thực hiện việc lập trình sẽ được gọi là lập trình viên hay Developer (Dev). Nhiều người vẫn hay lầm tưởng, lập trình và công nghệ thông tin là một. Nhưng thực chất lập trình chỉ là một mảng trong trong IT. Những người làm lập trình không chỉ biết mỗi việc tạo ra các đoạn mã code. Họ có thể có kiến thức cơ bản về thiết kế, xây dựng, bảo trì, sửa lỗi và nâng cấp các hệ thống.
Lập trình để làm gì?
Ứng dụng của lập trình là vô cùng rộng lớn. Lập trình gần như xuất hiện trong mọi lĩnh vực. Dưới đây là một số ứng dụng của lập trình để bạn dễ hình dung:
- Đẩy nhanh quá trình xử lý một bài toán. Từ đó giúp tiết kiệm thời gian và sử dụng thời gian đó vào các công việc khác.
- Tự động hóa quy trình sản xuất hoặc dịch vụ. Ví dụ như lập trình robot thay thế con người trong một số công đoạn sản xuất lặp đi lặp lại hoặc có tính chất nguy hiểm.
- Tạo ra các công cụ, phần mềm, website… để con người có thể liên lạc, làm việc với nhau tại mọi lúc, mọi địa điểm.
- Sử dụng máy tính để tính toán, khám phá những cái mới mà con người không thể làm được.
Kiến thức cơ bản về lập trình mà bạn cần nắm vững
Với tất cả các môn học, ngành nghề khi bắt đầu thì ta cần chuẩn bị kỹ kiến thức cơ bản nền tảng trước. Nhất là đối với công nghệ thông tin, hệ thống kiến thức của nó rất logic và theo trình tự. Đặc biệt là những người mới bắt đầu tìm hiểu về code. Những kiến thức cơ bản như hàm, biến, mảng, vòng lặp,… không thể bỏ qua. Dưới đây là những kiến thức cơ bản cho người mới bắt đầu học lập trình nên trang bị.
Xây dựng tư duy lập trình
tư duy lập trình là cách mà các nhà lập trình viên phân tích và giải quyết vấn đề. Từ đó đưa ra cách giải quyết tốt nhất. Sau khi lựa chọn được phương án thích hợp, các lập trình viên sẽ chuyển phương án đó thành mã code. Nhiều người cho rằng, tư duy lập trình chính là những thuật toán. Chỉ cần biết những thuật toán này cũng sẽ có tư duy giỏi. Hay tư duy lập trình đơn giản là tìm cách giải quyết vấn đề. Sau đó làm sao để chuyển nó thành mã code. Thực chất thì tư duy lập trình không hiện hữu như một món đồ vật. Mà nó chính là một kỹ năng tích góp được từ quá trình học hỏi, rèn luyện hàng ngày.
Tham khảo: Bài test tư duy lập trình của CodeGym Đà Nẵng.
Cấu trúc dữ liệu và giải thuật
Cấu trúc dữ liệu và giải thuật (CTDL & GT) là việc kết hợp và áp dụng một hoặc nhiều cấu trúc dữ liệu vào một hoặc nhiều thuật toán để có được đầu ra mong muốn một cách tối ưu và tốt nhất khi dữ liệu có số lượng cực lớn. Khi các ứng dụng ngày càng phức tạp và nhiều dữ liệu ra đời, lúc này phát sinh 3 vấn đề phổ biến mà các ứng dụng phải đối mặt gồm:
- Tìm kiếm dữ liệu: Tìm kiếm một sản phẩm nào đó trong cả tỉ tỉ dữ liệu càng ngày càng lớn. Khi dữ liệu phát triển, tìm kiếm sẽ trở nên chậm hơn. Vì vậy cần CTDL & GT để nâng cao hiệu suất hơn.
- Tốc độ bộ xử lý: Tốc độ bộ xử lý mặc dù rất cao nhưng sẽ bị giới hạn nếu dữ liệu tăng lên đến hàng tỷ dữ liệu.
- Nhiều yêu cầu: Trường hợp hàng nghìn người dùng có thể tìm kiếm dữ liệu đồng thời trên một máy chủ web. Ngay cả máy chủ nhanh cũng bị lỗi trong khi tìm kiếm dữ liệu.
Cấu trúc dữ liệu ra đời để "giải cứu" những tình huống trên.
Lập trình hướng đối tượng
Lập trình hướng đối tượng (Object Oriented Programming, viết tắt: OOP) là một kỹ thuật lập trình cho phép lập trình viên tạo ra các đối tượng trong code trừu tượng hóa các đối tượng thực tế trong cuộc sống. Trước đây các lập trình viên lập trình với hướng thủ tục thì sẽ chia thành các hàm để xử lý. Giờ đây khi sử dụng hướng đối tượng thì sẽ chia thành các đối tượng để xử lý. Lập trình hướng đối tượng ra đời sau nên khắc phục được tất cả các điểm yếu của các phương pháp lập trình trước đó. Cụ thể nó có các ưu điểm sau:
- Dễ dàng quản lý code khi có sự thay đổi chương trình.
- Dễ mở rộng dự án.
- Có tính bảo mật cao.
- Có thể sử dụng mã nguồn, tiết kiệm tài nguyên.
Ngôn ngữ lập trình
Ngôn ngữ lập trình là thành phần thiết yếu của ngành này. Hiện nay trên thế giới có đến hàng trăm ngôn ngữ khác nhau. Tuy nhiên bạn chỉ cần chọn ra một vài ngôn ngữ phổ biến để học. Theo khảo sát của Stack Overflow 2020 và 2021, JavaScript, HTML/CSS, Python và SQL là những ngôn ngữ lập trình phổ biến nhất thế giới. Trong đó, Java đã giữ vị trí dẫn đầu trong suốt 9 năm liên tiếp. Điều này khẳng định sự phổ biến rộng rãi của mình trong lĩnh vực lập trình.
Tham khảo: Top 5 ngôn ngữ lập trình cho người mới bắt đầu học lập trình.
Hệ quản trị cơ sở dữ liệu quan hệ
Hệ quản trị cơ sở dữ liệu (Database Management System) có thể hiểu là hệ thống được thiết kế để quản lí một khối lượng dữ liệu nhất định một cách tự động và có trật tự. Các hành động quản lý này bao gồm chỉnh sửa, xóa, lưu thông tin và tìm kiếm (truy xuất thông tin) trong một nhóm dữ liệu nhất định. Nhờ vào các chức năng hữu ích và hiệu suất làm việc cao, nhiều hệ quản trị CSDL đã được viết ra với mong muốn ngày càng cải thiện khả năng xử lý dữ liệu cho các phần mềm máy tính, website... Các HQTCSDL phổ biến hiện nay có thể kể đến: Mysql, Oracle, SQLite, MongoDB, PostgreSql, Redis.
Phân tích, thiết kế hướng đối tượng
Phân tích và thiết kế hướng đối tượng là một kỹ thuật tiếp cận phổ biến dùng để phân tích, thiết kế một ứng dụng, hệ thống. Nó dựa trên bộ các nguyên tắc chung, đó là một tập các hướng dẫn để giúp chúng ta tránh khỏi một thiết kế xấu. 5 nguyên tắc SOLID trong thiết kế hướng đối tượng:
- Một lớp chỉ nên có một lý do để thay đổi. Tức là một lớp chỉ nên xử lý một chức năng đơn lẻ, duy nhất thôi. Nếu đặt nhiều chức năng vào trong một lớp sẽ dẫn đến sự phụ thuộc giữa các chức năng với nhau. Nếu sau đó ta chỉ thay đổi ở một chức năng thì cũng phá vỡ các chức năng còn lại.
- Các lớp, module, chức năng nên dễ dàng Mở (Open) cho việc mở rộng (thêm chức năng mới) và Đóng (Close) cho việc thay đổi.
- Lớp dẫn xuất phải có khả năng thay thế được lớp cha của nó.
- Chương trình không nên buộc phải cài đặt một interface mà nó không sử dụng đến.
- Các module cấp cao không nên phụ thuộc vào các module cấp thấp. Cả hai nên phụ thuộc thông qua lớp trừu tượng. Lớp trừu tượng không nên phụ thuộc vào chi tiết. Chi tiết nên phụ thuộc vào trừu tượng.
Tổng kết
Bài viết trên giúp bạn tổng hợp những kiến thức cơ bản về lập trình nhất định phải nắm vững. Hi vọng thông qua bài viết này có thể giúp bạn hiểu rõ hơn cũng như có cho mình được những định hướng nhất định. Chúc các bạn thành công!