Xem thêm

Top 12 ngôn ngữ lập trình phổ biến nhất hiện nay

Huy Erick
Trong thế giới công nghệ thông tin đầy biến động ngày nay, việc nắm vững các ngôn ngữ lập trình đã trở thành một điều kiện cơ bản không thể thiếu. Để giúp bạn tiếp...

Trong thế giới công nghệ thông tin đầy biến động ngày nay, việc nắm vững các ngôn ngữ lập trình đã trở thành một điều kiện cơ bản không thể thiếu. Để giúp bạn tiếp cận và thích ứng với nhu cầu ngày càng cao của thị trường việc làm, chúng ta sẽ khám phá sâu hơn về 12 ngôn ngữ lập trình hàng đầu mà các nhà tuyển dụng đang đặc biệt quan tâm. Vietnix sẽ đi qua từng ngôn ngữ, khám phá những đặc trưng riêng biệt, đánh giá độ phức tạp và tìm hiểu cách thức ứng dụng của chúng trong thực tiễn.

Ngôn ngữ lập trình là gì?

Ngôn ngữ lập trình (programming language) là một dạng ngôn ngữ được chuẩn hóa theo một hệ thống quy tắc riêng, thường được sử dụng trong lập trình máy tính. Mục đích chính là để thực hiện một tập hợp hữu hạn các bước hướng dẫn được xác định cụ thể mà máy tính có thể thực hiện, hay nói đơn giản hơn là để thực hiện các thuật toán. Các thuật toán có thể thực hiện việc điều khiển một thiết bị như máy in, ổ đĩa, robot, thực hiện một chức năng phần mềm trên máy tính hay ứng dụng và website.

Lịch sử phát triển và hình thành của ngôn ngữ lập trình

Sự phát triển của các ngôn ngữ lập trình đã khởi nguồn cùng với sự ra đời của máy tính. Trong thế kỷ 19, Charles Babbage tạo ra cấu trúc cho một máy tính, và sau đó Lady Ada Lovelace đã viết ra các thuật toán đầu tiên cho máy tính, nhằm mục đích thực hiện các phép tính tiên tiến.

Vào giai đoạn cuối những năm 1940 và đầu những năm 1950, chúng ta chứng kiến sự xuất hiện của các ngôn ngữ lập trình sơ khai như Fortran, COBOL và Lisp, đánh dấu bước ngoặt đầu tiên trong việc sử dụng ngôn ngữ lập trình để tạo ra các ứng dụng khoa học tính toán và kiểm soát máy móc.

Tiếp nối, trong thập kỷ 1960, ngôn ngữ Algol được tạo ra, đem lại một cú pháp dễ đọc và dễ hiểu hơn so với những ngôn ngữ trước đây.

Khi bước sang thập niên 1970, ngôn ngữ lập trình C được giới thiệu và nhanh chóng trở thành một trong những ngôn ngữ được ưa chuộng nhất trên toàn cầu.

Trong hai thập kỷ kế tiếp, các ngôn ngữ như Java và Python đã được giới thiệu, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của internet và lập trình web, đã thúc đẩy sự ra đời của PHP, JavaScript và các nền tảng web như Ruby on Rails và Django.

Ở thời điểm hiện tại, có một loạt ngôn ngữ lập trình được ưa chuộng, bao gồm Java, Python, C++, JavaScript, Ruby, Swift, và nhiều ngôn ngữ khác. Cùng với sự phát triển của trí tuệ nhân tạo và Học máy, nhu cầu về khả năng xử lý dữ liệu phức tạp và tối ưu hóa hiệu suất trong lập trình ngày càng cao.

Đến nay, đã có hơn 7000 ngôn ngữ khác nhau được giới thiệu đến nhân loại. Song, chỉ có khoảng 200 trong số đó được ứng dụng rộng rãi và thường xuyên trong lĩnh vực lập trình. Điều này đặt ra một câu hỏi quan trọng sau khi chúng ta đã nắm rõ “Ngôn ngữ lập trình là gì”: “Ngôn ngữ lập trình nào nên được chọn để học?”

Ứng dụng của ngôn ngữ lập trình là gì?

Với xu thế phát triển hiện nay, ngôn ngữ lập trình được đánh giá và nhìn nhận ở một vị thế vô cùng quan trọng đối với khoa học đặc biệt là cuộc sống của con người. Danh sách các ứng dụng có thể kể đến ở thời điểm hiện tại như : Phát triển những ứng dụng tương tích với hoạt động trên Android/ iOS, xây dựng và tạo ra giao diện trang web…

Ứng dụng của ngôn ngữ lập trình là gì?

Ngôn ngữ lập trình đang dần có xu thế được ưa chuộng và áp dụng nhiều vào cuộc sống vì khả năng ứng dụng cao, phát triển linh hoạt. Đồng thời, các ứng dụng được tạo ra từ các loại ngôn ngữ lập trình luôn luôn đổi mới và cập nhật về tính năng, lợi ích,… mục đích cuối cùng là cải thiện trải nghiệm người dùng theo hướng tích cực.

Tìm hiểu về cấu trúc và thành phần của ngôn ngữ lập trình

Việc hiểu và lắm rõ được cấu trúc và thành phần của ngôn ngữ lập trình là cực kì quan trọng với bất cứ một người lập trình viên nào. Giúp cho lập trình viên có thể hiểu và sử dụng ngôn ngữ lập trình một cách hiệu quả và chính xác.

Tìm hiểu về cấu trúc và thành phần của ngôn ngữ lập trình

1. Tập hợp các ký tự

Trong lập trình, mỗi ngôn ngữ sẽ sử dụng một tập hợp ký hiệu và ký tự đặc thù để tạo nên mã lệnh. Đây gồm các chữ cái, chữ số, các toán tử tính toán, danh sách từ khóa, dấu hiệu định dạng và những ký tự đặc quy như dấu phẩy, dấu chấm, khoảng cách và dấu xuống hàng. Tập hợp ký hiệu này được tùy chỉnh đặc biệt cho từng ngôn ngữ để phù hợp với quy tắc cấu trúc cú pháp của chúng.

2. Quy tắc cú pháp

Cú pháp là hệ thống quy định cách thức tổ chức và trình bày các phần tử lập trình để người viết mã có thể tạo ra code một cách chính xác và hạn chế những sai sót về cú pháp. Những quy định này chi tiết cách đặt tên cho biến, hàm, cấu trúc điều khiển luồng, sử dụng các toán tử và dấu ngăn cách, và cách thức sử dụng khoảng trống và các biểu tượng khác.ể phù hợp với quy tắc cấu trúc cú pháp của chúng.

Cú pháp đóng vai trò là ngôn ngữ giao tiếp giữa lập trình viên và máy tính, và việc áp dụng đúng cú pháp của mỗi ngôn ngữ cụ thể là yếu tố then chốt để tạo nên những chương trình chạy mượt mà và ổn định.

3. Ý nghĩa

Ý nghĩa của một đoạn mã trong lập trình chỉ đến hàm ý và mục đích sử dụng của từng câu lệnh, biểu thức hay cấu trúc lập trình. Ý nghĩa này được xác định qua các quy định của ngôn ngữ lập trình và cú pháp áp dụng. Sự hiểu biết sâu sắc về ý nghĩa của các cấu trúc lập trình là rất cần thiết để xây dựng và duy trì các phần mềm với chất lượng đảm bảo.

Phân loại ngôn ngữ lập trình

Ngôn ngữ máy - Machine language

Ngôn ngữ máy - mã máy được nhìn nhận là cơ bản của mọi loại ngôn ngữ lập trình khác. Xuất phát từ việc, đây là ngôn ngữ cơ sở cho bộ vi xử lý. Ngôn ngữ máy hiển thị thông qua dạng mã nhị phân. Các loại ngôn ngữ lập trình khác đến cuối đều vẫn sẽ được chuyển thành dạng ngôn ngữ máy trước khi hoàn thiện chương trình.

Hợp ngữ - Assembly language

Hợp ngữ đây được xem là một trong số ngôn ngữ lập trình bậc thấp. Hợp ngữ được đánh giá thấp vì khá phức tạp, bị chi phối bởi những loại vi xử lý khác nhau, kèm theo đó là công cụ hợp dịch để dịch từ hợp ngữ ra ngôn ngữ máy ở giai đoạn phát triển chương trình.

Ngôn ngữ lập trình bậc cao - High-level programming language

So với 2 loại ngôn ngữ vừa kể trên thì ngôn ngữ lập trình bậc cao được biết đến thông qua tính hiện đại, sự tự nhiên, khă năng độc lập. Đặc biệt, là ngôn ngữ này không bị chi phối bởi công cụ dịch và những thiết bị sử dụng. C, C++, Java, Pascal, PHP, Visual Basic… là một trong số nhiều loại ngôn ngữ lập trình thông dụng hiện nay.

1