Xem thêm

Phát triển đội ngũ cán bộ đủ khả năng trong môi trường quốc tế

Huy Erick
Sau 35 năm Đổi mới và hội nhập quốc tế, Việt Nam đã đạt được những thành tựu to lớn. Hội nhập quốc tế đã giúp đất nước kết hợp sức mạnh dân tộc với...

Minh họa

Sau 35 năm Đổi mới và hội nhập quốc tế, Việt Nam đã đạt được những thành tựu to lớn. Hội nhập quốc tế đã giúp đất nước kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại, nâng cao thế và lực và trở thành một phần không thể thiếu của thế giới. Tuy nhiên, hội nhập quốc tế cũng đặt ra những đòi hỏi mới đối với năng lực của quốc gia và đội ngũ cán bộ, đặc biệt trong bối cảnh Việt Nam đặt ra những mục tiêu và khát vọng phát triển cao đến các dấu mốc năm 2025, 2030 và 2045.

Thế giới hiện nay và yêu cầu chất lượng cán bộ

Thế giới hiện nay có ba đặc điểm chính tác động mạnh đến yêu cầu chất lượng cán bộ. Thứ nhất, thế giới toàn cầu hóa cao buộc người cán bộ phải có năng lực và hiểu biết về quốc tế khi các vấn đề đối nội và đối ngoại gắn kết chặt chẽ với nhau. Thứ hai, thế giới có trình độ phát triển cao đặt ra yêu cầu người cán bộ cần tiếp cận với những tiêu chuẩn mới của thế giới, đặc biệt trong kỷ nguyên số và Cách mạng Công nghiệp 4.0. Thứ ba, thế giới biến động, khó lường cao đòi hỏi người cán bộ cần có năng lực thích ứng linh hoạt trước những biến chuyển của tình hình. Chính ba đặc điểm này đã, đang và sẽ tiếp tục tác động mạnh đến yêu cầu mới về tiêu chuẩn của cán bộ cũng như hệ thống giáo dục, đào tạo để tạo nên những lớp cán bộ mới, nhân lực mới với những đặc điểm về phẩm chất, năng lực khác so với trước đây.

Thế giới đang chuyển mạnh sang thời đại của tri thức, công nghệ, đặc biệt là công nghệ số, công nghệ mới với vai trò là lực lượng sản xuất trực tiếp, động lực và phương thức phát triển mới. Quá trình số hóa và chuyển đổi số diễn ra mạnh mẽ trên toàn cầu, với kinh tế số, nền sản xuất thông minh, xã hội số, các hình thái mới về tiêu dùng, lối sống; xu thế cải cách, đổi mới tư duy, quản trị quốc gia, doanh nghiệp, xu hướng chính sách vị dân... gắn với phát triển bền vững và công nghệ số. Những điều này tác động mạnh mẽ và đặt ra những đòi hỏi mới không chỉ đối với đội ngũ cán bộ làm công tác đối ngoại và hội nhập quốc tế của Việt Nam mà còn đối với lực lượng cán bộ nói chung làm việc trong môi trường trong nước, nhưng có tính chất quốc tế ngày càng cao. Vấn đề đào tạo về xây dựng đội ngũ cán bộ như vậy càng trở nên cấp thiết khi sự phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam và các tỉnh, thành đều gắn với và phụ thuộc vào các yếu tố bên ngoài với mức độ ngày càng tăng.

Vấn đề phát triển đội ngũ cán bộ đủ khả năng trong môi trường quốc tế

Đại hội XIII đã đề ra các mục tiêu phát triển của đất nước và nhấn mạnh tầm quan trọng của việc phát huy nhân tố con người. Để Việt Nam có thể hiện thực hóa khát vọng đứng vào hàng ngũ các nước phát triển đến năm 2045, Việt Nam cần có đội ngũ cán bộ với năng lực hội nhập và hợp tác quốc tế nhằm không ngừng nắm bắt những xu thế của thế giới, tiệm cận với tiêu chuẩn và bắt nhịp với nhịp độ phát triển của thế giới và quan trọng hơn là tranh thủ các nguồn lực vô hạn từ bên ngoài để phục vụ cho sự nghiệp phát triển trong nước. Ngành đối ngoại nói chung và các cán bộ làm công tác đối ngoại nói riêng sẽ đóng vai trò tiên phong kết nối Việt Nam với các xu thế phát triển lớn của thế giới, thúc đẩy hội nhập quốc tế toàn diện và sâu rộng.

Coi trọng công tác cán bộ

Công tác cán bộ là một trong những yếu tố quan trọng và để lại thành công suốt mọi thời kỳ, mọi giai đoạn của lịch sử. Quan điểm sâu sắc về công tác cán bộ là nhiệm vụ "then chốt" của công tác xây dựng Đảng, có liên quan đến sự sống còn của Đảng và vận mệnh của chế độ; cán bộ là cái gốc của mọi công việc, là nhân tố quyết định sự thành bại của cách mạng.

Trong quá trình tích cực và chủ động hội nhập quốc tế toàn diện và sâu rộng, kể từ khi bắt đầu Đổi mới đến nay, Đảng ta đã xác định tầm quan trọng đối với việc phải xây dựng đội ngũ cán bộ đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế. Nghị quyết số 26-NQ/TW ngày 19/5/2018 của Hội nghị lần thứ 7, Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa XII đã tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ các cấp, nhất là cấp chiến lược đầy đủ phẩm chất, năng lực và uy tín, ngang tầm nhiệm vụ, trong đó nêu rõ: "Cán bộ có khả năng làm việc trong môi trường quốc tế là yêu cầu bắt buộc đối với đội ngũ cán bộ các cấp đến năm 2030". Báo cáo chính trị Đại hội XIII cũng chỉ ra nhiệm vụ: "Nâng cao bản lĩnh, phẩm chất, năng lực, phong cách chuyên nghiệp, đổi mới sáng tạo của đội ngũ cán bộ làm công tác đối ngoại và hội nhập quốc tế; chủ động thích ứng trước chuyển biến của tình hình".

Thực trạng và yêu cầu nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ

Thực trạng hiện nay cho thấy, chất lượng đội ngũ cán bộ ở các bộ, ban, ngành trung ương và địa phương của nước ta đã được nâng cao, nhưng vẫn còn khoảng cách so với tiêu chuẩn khu vực, quốc tế và cần đáp ứng tốt hơn nữa với nhu cầu, đòi hỏi thực tiễn. Số lượng cán bộ làm việc liên quan đến lĩnh vực đối ngoại và hội nhập quốc tế của nước ta ngày càng lớn. Tuy nhiên, số cán bộ có đủ năng lực, trình độ chuyên môn, kỹ năng đối ngoại, khả năng ngoại ngữ và kinh nghiệm thực tiễn để có thể làm việc trong môi trường quốc tế còn chưa nhiều, chủ yếu tập trung ở các bộ, ngành Trung ương và các địa phương lớn có nhiều hoạt động hợp tác quốc tế.

Thời gian tới là giai đoạn chuyển giao thế hệ từ lớp cán bộ sinh ra, lớn lên, được rèn luyện, trưởng thành trong thời chiến, chủ yếu được đào tạo ở trong nước và tại các nước xã hội chủ nghĩa, sang lớp cán bộ sinh ra, lớn lên, trưởng thành trong thời bình và được đào tạo từ nhiều nguồn, trong nước và ngoài nước, với yêu cầu phải có năng lực hội nhập và hợp tác quốc tế. Điều đó càng đặt ra yêu cầu cần không ngừng phát triển, đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ cán bộ có năng lực hội nhập quốc tế, trước hết là năng lực làm việc trong môi trường quốc tế, theo xu hướng xây dựng đội ngũ cán bộ các cấp chuyên nghiệp, có chất lượng cao, có số lượng, cơ cấu hợp lý, bảo đảm sự chuyển giao thế hệ một cách vững vàng.

Chúng ta cần làm rõ hai vấn đề: thứ nhất là tiếp cận các khái niệm "đủ khả năng làm việc" và "môi trường quốc tế" như thế nào, thứ hai là khung năng lực để xác định đủ khả năng làm việc trong môi trường quốc tế là gì.

Tiếp cận các khái niệm

Môi trường quốc tế là không gian và tương tác giữa các chủ thể của quan hệ quốc tế, trong đó quan trọng nhất là các quốc gia. Từ đó, theo nghĩa rộng, "môi trường quốc tế" là không gian có sự tham gia của các cá nhân, tổ chức nước ngoài với nhiều cấp độ, từ song phương đến đa phương, từ chính thức đến phi chính thức, trên các ngành nghề khác nhau, là tổng thể các điều kiện kinh tế, chính trị, đối ngoại, văn hóa, xã hội, an ninh - quốc phòng... đại diện cho quan hệ lợi ích trên các lĩnh vực then chốt, đan xen, tương tác, ràng buộc lẫn nhau giữa nước ta với các nước, tổ chức quốc tế.

Khả năng làm việc là tổ hợp những đặc điểm, thuộc tính tâm lý của cá nhân, phù hợp với yêu cầu một dạng hoạt động nhất định nhằm bảo đảm sẽ đạt được kết quả, hiệu quả công việc tối ưu. Khả năng làm việc bao gồm sự kết hợp hài hòa giữa phẩm chất, kiến thức, kỹ năng, hành vi và thái độ của một người.

Khả năng làm việc trong môi trường quốc tế là khả năng người cán bộ thực hiện một cách chủ động và hiệu quả những nhiệm vụ, công việc được Đảng và Nhà nước giao phó có liên quan đến văn hoá, môi trường, hoàn cảnh, điều kiện, quy định và con người của các quốc gia khác, bảo đảm phù hợp với luật pháp quốc gia và pháp luật quốc tế.

Cần lưu ý rằng, khả năng làm việc trong môi trường quốc tế không chỉ là việc biết ngoại ngữ và máy tính, mà còn rộng hơn, đầy đủ hơn. Khả năng làm việc trong môi trường quốc tế bao gồm các năng lực tổng hợp, liên quan mật thiết với nhau trong quá trình học tập, rèn luyện. Các năng lực đó trải rộng trên nhiều lĩnh vực, kỹ năng khác nhau, cụ thể.

  • Có phương pháp luận và phong cách làm việc khoa học, hiệu quả, chuyên nghiệp: Trên nền tảng phương pháp luận Mác - Lênin, mỗi cán bộ cần phát huy tính độc lập, sáng tạo, đổi mới trên cơ sở khoa học và chứng cứ thực tế; có tư duy biện chứng, phản biện trên cơ sở xây dựng; coi trọng kỷ luật lao động, chuẩn mực ứng xử, giao tiếp trong công
1