Điều gì làm ngành Công Nghệ Thông Tin hấp dẫn bạn trẻ?
Công Nghệ Thông Tin (CNTT) là lĩnh vực thu hút rất nhiều bạn trẻ. Hãy cùng "giải phẫu" 10 câu hỏi hướng nghiệp trong lĩnh vực này mà bạn quan tâm nhất.
Đại học là cánh cửa mà rất nhiều thí sinh sẽ phải bước qua để có bằng cấp, để vươn đến những chân trời mới. Bài viết này với những câu "hỏi xoáy đáp nhanh" sẽ phần nào giải đáp thắc mắc của các bạn trẻ để giúp các em được định hướng tốt hơn, có cái nhìn sâu sắc hơn về thực trạng ngành IT mà các em có ý định theo đuổi.
Học CNTT có cần giỏi môn Toán không?
Không có một tiêu chuẩn nào cho việc thành công trong ngành CNTT. Tuy nhiên, khi học CNTT, bạn sẽ tiếp cận với khái niệm lập trình. Lập trình là quá trình giải quyết các vấn đề, bài toán bằng cách viết mã (code) cho máy tính hiểu. Điều này đòi hỏi bạn phải có tư duy logic và cái nhìn bao quát để thành công trong ngành này.
Nếu bạn không có ưu thế về toán, bạn có thể cân nhắc những chuyên ngành ít phải dùng đến thuật toán như Thiết kế web, Thiết kế đồ họa, Kỹ sư mạng, Thương mại điện tử, v.v...
Một người mới bắt đầu học CNTT mà không giỏi tiếng Anh thì có học được không?
Nếu chúng ta dùng câu hỏi này khảo sát tất cả lập trình viên thì sẽ không ít bạn trả lời là "Có". Hiện nay, có rất nhiều giáo trình lập trình được dịch ra tiếng Việt phục vụ cho các bạn muốn bắt đầu học từ cơ bản. Và thậm chí nhiều giáo trình được chia sẻ hoàn toàn miễn phí.
Bên cạnh đó, hàng loạt video của người Việt Nam được chia sẻ trên YouTube để chia sẻ kiến thức trong lĩnh vực lập trình. Các Blogger nổi tiếng cũng cho ra đời rất nhiều bài viết và video bài học. Điều này chứng tỏ cộng đồng hỗ trợ của ngành Lập trình viên là cực kỳ mạnh mẽ.
Top câu hỏi hướng nghiệp: Công Nghệ Thông Tin là học những gì?
Học ngành Công nghệ thông tin, sinh viên được trang bị kiến thức nền tảng về khoa học tự nhiên, mạng máy tính, hệ thống thông tin, lập trình, phần mềm, v.v... Đồng thời, sinh viên cũng được lựa chọn học các chuyên ngành phù hợp với năng lực và sở thích như Công nghệ phần mềm, Khoa học máy tính, Hệ thống thông tin, An toàn thông tin, Mạng máy tính và truyền thông, v.v...
Ai có thể học CNTT?
Bất kỳ ai đều có thể bước vào ngành nghề này, không cần phải là thiên tài, không cần phải giỏi Toán, chỉ cần bạn có đủ đam mê dành cho công nghệ và quyết tâm học hỏi. Tuy nhiên, hãy cân nhắc vì độ tuổi phù hợp nhất chính là khi bạn còn trẻ, đó cũng là lúc bộ não của bạn làm việc tốt nhất và thuận lợi cho con đường sự nghiệp.
Học xong CNTT có thể làm những nghề gì?
Tùy theo từng chuyên ngành mà sẽ có hướng chuyên sâu và khả năng công tác khác nhau. Khi ra trường, sinh viên có khả năng thực hiện các công việc trong lĩnh vực chuyên ngành như lập trình, phân tích thiết kế hệ thống, lập trình hệ thống thông tin, lập dự án xây dựng các phần mềm ứng dụng, tham gia công tác tại các cơ quan trong và ngoài nước có liên quan đến lĩnh vực CNTT, các công ty phần mềm, mạng, các phòng chức năng trong các cơ quan, công ty, trung tâm phụ trách CNTT, hệ thống quản trị; tham gia giảng dạy và nghiên cứu tại các trường ĐH, CĐ, TCCN có đào tạo ngành hoặc chuyên ngành về CNTT.
Học CNTT "nhàn" hay "cực"?
Câu hỏi này có thể trả lời ở hai khía cạnh. Thứ nhất, là việc học trong trường lớp. Thứ hai, là việc học những kiến thức ở bên ngoài.
Với ý thứ nhất, phụ thuộc vào chương trình đào tạo của từng trường. Với những trường có chương trình khá hàn lâm, nặng về lý thuyết thì đòi hỏi bạn phải cố gắng rất nhiều. Nó không chỉ đòi hỏi bạn phải có năng lực mà còn phải chăm chỉ nữa.
Và ngược lại, cũng có những trường hoặc trung tâm đào tạo chương trình mang tính thực chiến, thiên về thực hành, ứng dụng là chính thì các bạn sẽ đỡ hơn trong việc học.
Với ý thứ hai, kiến thức công nghệ là rất nhiều, cập nhật thường xuyên và đổi mới từng ngày. Để giúp ích cho công việc và tạo ra sản phẩm nổi bật, bạn phải học các kiến thức mới nhất, thực tế hơn, những kiến thức mà doanh nghiệp cần.
Bằng cấp có quan trọng hay không?
Trong thời đại phát triển hiện nay, thật ra bằng cấp không quan trọng bằng thái độ và năng lực thật sự của một người. Nhưng bằng cấp và điểm số là minh chứng cho việc bạn xem trọng việc học và quá trình rèn luyện của mình. Điều này cũng là cách để nhà tuyển dụng đánh giá sơ bộ về năng lực của bạn. Đặc biệt, một dự án cuối khóa tốt cũng có ảnh hưởng tích cực đến việc tìm việc sau này.
Học CNTT ra trường lương cao lắm?
Điều này không có câu trả lời chính xác. Thu nhập của một người làm trong ngành CNTT sẽ tùy thuộc vào năng lực, kinh nghiệm tích lũy, thời gian và ưu điểm nổi trội của sản phẩm công nghệ làm ra.
Người làm trong ngành IT phải đầu tư nhiều thời gian và công sức để giải quyết các vấn đề phức tạp và đáp ứng yêu cầu công việc. Lương cao trong ngành IT là kết quả của sự cống hiến và khả năng đóng góp của người làm.
Ngành CNTT ra trường dễ xin việc?
Từ "dễ" ở đây có nghĩa là cơ hội việc làm nhiều, nhưng không phải ai cũng dễ dàng xin việc sau khi học CNTT. Nếu bạn không chủ động cập nhật công nghệ mới và không tích lũy kinh nghiệm, cơ hội việc làm sẽ không dễ dàng đến với bạn.
Công ty tuyển dụng thường tìm kiếm nhân viên có kinh nghiệm và có khả năng làm việc. Nếu bạn không có kinh nghiệm nhưng có tiềm năng, họ sẽ sẵn lòng đào tạo bạn.
Vì sao nên lựa chọn học tại Aptech Saigon?
Chương trình đào tạo của Aptech được cộng đồng Quốc tế đánh giá cao và công nhận về chất lượng có giá trị toàn cầu. Aptech Saigon tổ chức nhiều chương trình khuyến học, trong đó có chương trình "Học bổng trao tay, chắp cánh tương lai" với các phần học bổng giá trị lên đến 82,000,000 VNĐ.
Các bạn hãy liên hệ phòng tuyển sinh Aptech SaiGon để được tư vấn miễn phí qua Hotline 098.778.2201 nhé!