Bạn đang tìm một lý do nghỉ việc hợp lý và chính đáng? Bạn chưa biết thời điểm nào thích hợp để nghỉ việc? Vậy hãy xem ngay nội dung sau đây của Fastdo. Chúng tôi sẽ gợi ý cho bạn 10 lý do xin nghỉ việc thuyết phục nhất khiến cấp trên không thể từ chối. Hãy cùng tìm hiểu nhé!
1. 7 Lý Do Được Nghỉ Việc Luôn và Ngay
Ngày nay, xin nghỉ việc không còn là vấn đề "đau đầu" nếu bạn biết cách xin nghỉ việc khéo léo. Một lý do xin nghỉ việc hợp lý vừa giúp bạn đạt được mục đích của mình vừa là câu trả lời thỏa đáng khi đi xin việc tại công ty mới. Đặc biệt với 7 lý do này, đơn xin thôi việc của bạn sẽ được chấp nhận luôn và ngay:
- Công việc được phân công và điều kiện làm việc không theo đúng thỏa thuận.
- Người lao động không được trả đủ lương hoặc trả lương không đúng thời hạn.
- Cấp trên ngược đãi, đánh đập, hoặc nhục mạ, làm ảnh hưởng đến sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của nhân viên.
- Bị cưỡng bức lao động, quấy rối tình dục tại nơi làm việc.
- Tính chất công việc có ảnh hưởng xấu tới sức khỏe của sản phụ và thai nhi.
- Đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định.
- Người sử dụng lao động cung cấp thông tin sai sự thật, làm ảnh hưởng đến việc thực hiện hợp đồng lao động.
2. 10 Lý Do Nghỉ Việc Thuyết Phục Nhất
Nếu bạn không nằm trong 7 trường hợp trên thì hãy thử cân nhắc 10 lý do xin nghỉ việc hợp lý và chính đáng nhất sau đây:
2.1 Do Hoàn Cảnh Gia Đình
Có thể nói, một trong những cách xin nghỉ việc thuyết phục nhất là hoàn cảnh gia đình. Nhà có trẻ nhỏ, người già cần được chăm sóc, bố mẹ muốn ở gần con cái… là các lý do xin nghỉ việc vô cùng hợp lý bạn có thể sử dụng.
2.2 Kế Hoạch Sinh Nở Trong Thời Gian Dài
Nghỉ việc vì có kế hoạch sinh nở cũng là một trong những cách xin nghỉ việc hiệu quả và phổ biến thường được các chị em phụ nữ áp dụng. Nhà nước ta luôn ưu tiên nhu cầu bảo vệ sức khỏe của mẹ và bé. Bởi vậy, lý do xin nghỉ này của bạn chắc chắn sẽ dễ dàng được chấp nhận.
2.3 Không Muốn Ảnh Hưởng Đến Công Việc Chung
Sức khỏe không tốt, gia đình có chuyện riêng cần giải quyết,... là những ví dụ chính đáng cho lý do xin nghỉ việc vì không muốn ảnh hưởng đến công việc chung. Do đó, bạn có thể cân nhắc sử dụng cách xin nghỉ việc này và xem thêm các mẫu đơn nghỉ việc.
2.4 Không Có Cơ Hội Phát Triển, Thăng Tiến
Một công việc không mang lại khả năng thăng tiến và phát triển là một trong những nguyên nhân chính khiến người lao động rời bỏ tổ chức. Bởi vậy, dù hơi thẳng thừng nhưng nếu đưa ra lý do trên bạn sẽ thuyết phục được quản lý đồng ý ký vào đơn nghỉ việc.
2.5 Thay Đổi Môi Trường Làm Việc
Mong muốn trải nghiệm, học hỏi ở môi trường mới lạ cũng là nguyên nhân khá phổ biến khi đề cập tới lý do xin nghỉ việc của nhân viên đặc biệt là các bạn trẻ. Dưới đây là mẫu đơn nghỉ việc bạn có thể cân nhắc áp dụng.
2.6 Lý Do Cá Nhân
Chẳng có một người sếp nào sẽ bắt ép hay giữ chân nhân viên của mình nếu họ có lý do cá nhân để nghỉ việc. Bạn có thể viết lá đơn xin nghỉ việc vì lý do cá nhân theo mẫu sau.
2.7 Thay Đổi Chỗ Làm Xa Hơn Với Hiện Tại
Chuyển nơi ở là một lý do bất khả kháng đối với mỗi cá nhân. Chính vì thế, đây sẽ là nguyên nhân giúp lí do xin nghỉ việc của bạn thêm phần hợp lý và chính đáng.
2.8 Cơ Hội Việc Làm Tốt Hơn
Nếu những căn cứ trên chưa đủ thuyết phục sếp ký vào lá đơn nghỉ việc thì bạn hãy áp dụng ngay lý do thôi việc vì có cơ hội làm việc tốt hơn. Đây chắc chắn sẽ là nguyên nhân vô cùng chính đáng cho hành động nghỉ việc của bạn.
2.9 Không Phù Hợp Với Công Việc
Nếu không còn hứng thú với vị trí công việc hiện tại thì bạn nên trình bày lý do nghỉ việc này thật khéo léo và tinh tế. Điều đó không những giúp mục đích của bạn được như ý mà còn tránh được sự mất lòng với cấp trên.
2.10 Xin Nghỉ Việc Để Đi Học
Học hành, nâng cao trình độ chuyên môn là nhu cầu chính đáng và hợp lý của nhân viên. Nêu lý do, gửi lời cảm ơn và những câu chúc là điều bạn cần đề cập đến trong đơn nghỉ việc để đi học của mình.
3. Các Lý Do Xin Nghỉ Việc Mà Bạn Không Nên Sử Dụng
Ngoài những cách xin nghỉ việc vô cùng hợp lý đã kể trên, chúng ta có thể đưa ra những lý do khác nếu bản thân thấy cần thiết. Nhưng bạn tuyệt đối không nên đưa ra những nguyên nhân sau đây để xin nghỉ việc:
- Cảm thấy không hứng thú trong công việc.
- Không thích công việc hiện tại.
- Không thể hòa đồng được với đồng nghiệp.
- Công việc quá khó khăn với trình độ của mình.
- Cha mẹ / thành viên gia đình đã bắt tôi phải nghỉ việc.
- Không thích Sếp của mình.
4. Các Thời Điểm Thích Hợp Để Gửi Đơn Xin Nghỉ Việc
Một trong những thời điểm vàng để biến quyết định xin nghỉ việc trở nên đúng đắn là khi bạn đã tìm được công việc mới hoặc ít nhất là biết mình muốn gì. Điều này để đảm bảo nguồn tài chính và tương lai cho chính bạn khi đột nhiên bạn đã mất việc cũ.
Thời điểm hợp lý thứ hai bạn có thể cân nhắc khi có ý định xin nghỉ việc là sau Tết và nghỉ Lễ. Điều này có thể tránh được việc bỏ lỡ các khoản thưởng hậu hĩnh của công ty. Nếu là người không quan tâm tới những điều này, bạn có thể nghỉ lúc nào cũng được.
Ngoài ra, bạn cũng không nên nghỉ việc vào thời điểm công ty đang gặp khó khăn và nhân lực. Bạn hãy cố gắng đợi một thời gian khi công ty đã sắp xếp đủ người rồi hãy xin nghỉ việc.
5. Những Câu Hỏi Thường Gặp Về Lý Do Xin Nghỉ Việc
5.1 Có Nên Trao Đổi Về Lý Do Xin Nghỉ Việc Với Cấp Trên Trước Không?
Dù là một nhân viên bình thường hay đang đảm nhiệm vị trí quan trọng tại công ty thì trước khi từ bỏ công việc, bạn vẫn nên cân nhắc trao đổi trước lý do nghỉ việc với quản lý của mình. Điều đó có thể giúp công ty có sự chuẩn bị cho kế hoạch tuyển dụng nhân sự thay thế phù hợp.
5.2 Cách Xử Lý Khi Sếp Không Chấp Thuận Lý Do Xin Nghỉ Việc?
Trong một số trường hợp, bạn đã đưa ra rất nhiều lý do xin nghỉ việc nhưng cấp trên vẫn không đồng ý. Trong tình huống này, bạn phải dùng những lời nói và hành động một cách khéo léo, hợp lý để không những yêu cầu được chấp nhận mà vẫn giữ được mối quan hệ tốt đẹp với cấp trên.
5.3 Nên Làm Việc Trong Bao Lâu Trước Khi Nghỉ Việc?
Thời gian làm việc bao lâu trước khi nghỉ việc phụ thuộc vào lý do và mục đích cá nhân của bạn. Các chuyên gia tâm lý khuyên rằng bạn nên làm công việc của mình trong vòng 2 năm trước khi có ý định chuyển việc mới. Điều này có thể giúp bạn có đủ thời gian trau dồi chuyên môn tốt hơn.
6. Cách Nói Chuyện Với Cấp Trên Khi Nghỉ Việc
Để có thể kết thúc công việc mà không ảnh hưởng đến đồng nghiệp, bạn cần phải chuẩn bị thật kỹ lưỡng cũng như thực hiện việc bàn giao công việc càng nhanh càng tốt. Bên cạnh đó, việc nói chuyện với cấp trên về quyết định xin nghỉ việc với tác phong chuyên nghiệp cũng là điều mà bạn cần hết sức chú tâm và lưu ý.
Sau đây, Fastdo sẽ mách cho bạn những mẹo nhỏ để có thể chuẩn bị cho cuộc nói chuyện với sếp về quyết định xin thôi việc của bản thân:
- Hãy thông báo với cấp trên về quyết định xin nghỉ việc của bạn trước một ngày để sếp có thể sắp xếp và bố trí nhân sự thay thế công việc của bạn.
- Thay vì thông báo nghỉ việc qua các phương tiện điện tử, hãy ưu tiên gặp mặt trực tiếp và trao đổi thẳng thắn với sếp của bạn! Điều này sẽ giúp bạn ghi điểm hơn trong mắt cấp trên đấy!
- Lưu ý rằng, người đầu tiên nên biết quyết định nghỉ việc của bạn là sếp. Đừng để đồng nghiệp biết trước nếu bạn không muốn làm mất lòng cấp trên của mình.
- Hãy trình bày lý do thật ngắn gọn, súc tích và đừng quên nói lời cảm ơn đến cấp trên vì quãng thời gian làm việc cùng nhau vừa qua.
- Hãy chủ động xin bản đánh giá năng lực từ sếp để phục vụ cho những cơ hội nghề nghiệp khác trong tương lai.
- Hoàn thành và bàn giao đầy đủ, chi tiết những công việc của bản thân và gửi lời tạm biệt đến những đồng nghiệp cũ trước khi rời đi nhé.
Chỉ là một vài mẹo nhỏ thôi nhưng sẽ giúp bạn tạo được ấn tượng tốt trong mắt cấp trên cũng như đồng nghiệp trước khi rời đi. Điều này sẽ giúp ích cho bạn rất nhiều cũng như củng cố mạng lưới mối quan hệ của bản thân.
Trên đây là 10 lý do nghỉ việc thuyết phục nhất mà Fastdo đã tổng hợp dành cho bạn. Hy vọng bài viết sẽ giúp ích lựa chọn được lý do xin nghỉ việc của bạn được hợp lý nhất. Ngoài ra, nếu bạn đang tìm kiếm một phần mềm quản trị doanh nghiệp hiệu quả thì hãy truy cập ngay vào webiste fastdo.vn nhé!
Đơn vị phát triển phần mềm FASTDO
- Địa chỉ:
- Văn phòng trụ sở Hà Nội: Tầng 6, số 11 Vương Thừa Vũ, Quận Thanh Xuân, Thành Phố Hà Nội.
- Văn phòng chi nhánh Đà Nẵng: Tầng 2, toà QB, 23 Trường Thi 1, Quận Hải Châu, Đà Nẵng.
- Điện thoại: 0905 852 933
- Email: [email protected]
- Website: https://fastdo.vn/