Nâng cao hiệu quả tuyển dụng với trọn bộ 20+ câu hỏi phỏng vấn nhân sự cực chất lượng. HR có thể đánh giá ứng viên chính xác về nhân sự toàn diện về năng lực, thái độ, kỹ năng, mức độ phù hợp,… Tìm hiểu ngay!
1. 5 Cách đặt câu hỏi phỏng vấn nhân sự hay, giúp đánh giá nhân sự hiệu quả
Muốn xây dựng được bộ câu hỏi phỏng vấn nhân sự hiệu quả và chất lượng, nhất định bạn phải nắm rõ các cách đặt câu hỏi phỏng vấn. Đây là điều kiện thiết yếu giúp HR đánh giá chính xác năng lực, tính cách và sự phù hợp của ứng viên với vị trí công việc.
HR bỏ túi ngay 5 cách đặt câu hỏi phỏng vấn hữu hiệu sau:
- Câu hỏi mở: Là câu hỏi tự do, khuyến khích ứng viên diễn đạt tự do về kinh nghiệm và ý kiến cá nhân.
- Câu hỏi giả định: Là câu hỏi dựa trên tình huống tưởng tượng để đánh giá khả năng xử lý vấn đề.
- Câu hỏi đuổi: Là dạng câu hỏi xoáy sâu và một vấn đề nhất định.
- Câu hỏi thăm dò: Là câu hỏi sử dụng để khai thác thông tin cụ thể trong một sự việc nhất định nào đó.
- Câu hỏi dạng phễu: Là câu hỏi rộng, sau đó dần dần đi sâu vào chi tiết để thu thập thông tin cụ thể.
2. Bộ câu hỏi khai thác về thông tin cá nhân của nhân sự
Bạn có thể giới thiệu đôi nét về bản thân mình?
Mở đầu mỗi cuộc phỏng vấn, HR cần có những hiểu biết cơ bản về nhân sự đang phỏng vấn. Chính vì vậy, câu hỏi giới thiệu về thông tin cá nhân là câu hỏi sẽ có tại hầu hết các buổi phỏng vấn. Nhà phỏng vấn sẽ có thể đánh giá tổng quan về ứng viên, hiểu về kinh nghiệm làm việc, kỹ năng, tính cách, và sự phù hợp với vị trí tuyển dụng. Đồng thời, câu hỏi này cũng tạo cơ hội cho ứng viên thể hiện khả năng giao tiếp và thể hiện tầm quan trọng của việc hợp tác trong tương lai.
Điểm mạnh, điểm yếu của bạn là gì?
Câu hỏi giúp HR hiểu về khả năng tự nhận thức, đánh giá khả năng phù hợp với vị trí và sẵn sàng học hỏi. Điều này cũng cho phép ứng viên thể hiện tính trách nhiệm và khả năng quản lý thách thức.
Tùy thuộc vào những vị trí làm việc khác nhau, nhân sự cần phải đáp ứng một số tiêu chí nhất định. Thông qua những điểm mạnh và điểm yếu của ứng viên, nhà tuyển dụng có thêm các cơ sở để đánh giá và xem xét về mức độ phù hợp của ứng viên. Ngoài ra, những thông tin về điểm mạnh và điểm yếu của nhân sự còn thể hiện khả năng và sự phát triển trong tương lai của nhân sự đó. Từ đó, doanh nghiệp có thể đưa ra các phương hướng đào tạo và phát triển nguồn lực.
Lý do vì sao bạn lại ứng tuyển vào vị trí này?
Khi ứng viên apply vào các vị trí tuyển dụng của doanh nghiệp sẽ những mong muốn và lý do khác nhau. Có thể ứng viên ứng tuyển vì môi trường làm việc, vì chế độ đãi ngộ, vì lương thưởng,… HR cần làm rõ vấn đề này để xác định động cơ và sự quan tâm của ứng viên đối với vị trí làm việc đó.
Câu hỏi còn là tiền đề để HR biết được mục tiêu nghề nghiệp và định hướng của ứng viên. Những kỳ vọng của ứng viên tại vị trí đó cũng được bày tỏ khi trả lời câu hỏi này. Ngoài ra, nhà tuyển dụng cũng biết được một số thông tin liên quan như hiệu quả của các kênh tuyển dụng, mức độ tìm hiểu của ứng viên về doanh nghiệp.
Bạn có sở thích hay thói quen gì không?
Tưởng chừng sở thích và thói quen không có mối liên hệ với công việc nhưng nó lại câu hỏi quan trọng với những vị trí có tính đặc thù cao. Chẳng hạn một ứng viên apply vào một công ty chuyên sản xuất và sáng tạo nội dung sách thì ứng viên đó ít nhiều phải có niềm đam mê hoặc sở thích liên quan đến sách. Chính vì vậy, HR không thể bỏ qua câu hỏi này để biết rằng ứng viên có thật sự phù hợp với vị trí và công ty hay không.
3. Bộ câu hỏi kiểm tra về kỹ năng của nhân sự
Theo bạn, trong vị trí [tên vị trí] cần có những kỹ năng nào? Bạn có những kỹ năng gì?
Trước tiên, HR nên hỏi những câu hỏi cơ bản về kỹ năng để biết được ứng viên có hiểu rõ công việc của mình hay không. Nếu ứng viên trả lời đúng thì HR tiến hành khai thác sâu thông tin về kỹ năng đó hoặc đưa ra các tình huống/ trải nghiệm thực tế nào đó.
Những kỹ năng bạn thường xuyên áp dụng trong công việc? Hãy chia sẻ với chúng tôi về quá trình thực tế bạn đã thực hiện trước đó.
Mỗi công việc muốn đạt được hiệu quả cao rất cần đến các kỹ năng. Đó có thể là kỹ năng giao tiếp, kỹ năng xử lý tình huống, kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng thuyết trình,… Nhà tuyển dụng cần xác định được những kỹ năng thiết yếu nhất cho vị trí đang tuyển dụng để đặt ra câu hỏi phỏng vấn phù hợp. Việc đặt trong bối cảnh thực tế và trải nghiệm của ứng viên trong công việc trước đó chính là một cách đặt câu hỏi khéo léo với độ xác thực cao. Bằng chính kinh nghiệm làm việc của ứng viên, nhà tuyển dụng dễ dàng nhận thấy được tiềm năng và khả năng của ứng viên.
Bạn có ứng dụng công nghệ vào trong công việc không?
Trong thời đại công nghệ số như hiện nay, việc ứng dụng công nghệ vào trong công việc như một điều tất yếu. Nhất là với những doanh nghiệp đẩy mạnh các hoạt động chuyển đổi số. Tất nhiên, doanh nghiệp sẽ yêu cầu ở ứng viên những khả năng nhất định về khả năng ứng dụng công nghệ vào trong công việc. Điển hình là sự xuất hiện của Chat GPT trong thời gia vừa qua. Cơn sốt toàn thị trường lao động cho dân content, marketing,… Các doanh nghiệp cũng nhanh chóng thích ứng và quan tâm đến nhiều khả năng sử dụng Chat GPT trong công việc để tối ưu hiệu quả.
Những ứng viên biết ứng dụng công nghệ sẽ có lợi thế hơn những ứng viên khác. Điều này cũng cho thấy sự nhanh nhạy và khả năng tận dụng sức mạnh của ứng viên.
4. Bộ câu hỏi kiểm tra về năng lực của nhân sự
Theo bạn thì vị trí này đòi hỏi những năng lực gì?
Đối với các vị trí cần kinh nghiệm, câu hỏi như thước đo về mức độ hiểu biết của nhân sự về vị trí đó. Bởi chỉ khi ứng viên đã trải qua công việc đó mới có thể hiểu về nó và biết công việc đó cần những gì để thực hiện tốt. Một câu hỏi đơn giản nhưng lại giúp HR đánh giá về năng lực của nhân sự. Toàn bộ quá trình và kinh nghiệm tích lũy mà nhân sự có sẽ được bộc lộ trong câu hỏi tổng quát trên.
Bạn có thể chia sẻ về quá trình thực hiện các công việc của bạn trước đây không? Bạn đã làm nó như thế nào?
Câu hỏi nhằm khai thác thông tin sâu về công việc và quá trình làm việc của nhân sự trước đây. Nhà tuyển dụng có thể biết được chi tiết về công việc, quá trình làm việc và cả kết quả làm việc.
Nhà tuyển dụng cần lắng nghe và phân tích các dữ liệu mà ứng viên chia sẻ trong câu trả lời của họ. Chú ý về sự nhất quán trong thông tin mà ứng viên cung cấp về thời gian, công việc, cách thực hiện,…
Trong quá trình làm việc, bạn có gặp những khó khăn gì không?
Mỗi vị trí, mỗi công việc sẽ có những khó khăn riêng. Bởi vậy, sẽ chẳng có một ứng viên nào có thể hoàn thành xuất sắc công việc mà chưa từng vấp phải bất kỳ trở ngại nào. Vấn đề là cách thức nhân sự đó giải quyết như thế nào. Vì vậy, tìm hiểu về những khó khăn mà ứng viên đã gặp trong công việc trước giúp HR đánh giá khả năng giải quyết vấn đề, sự kiên nhẫn, tư duy linh hoạt, khả năng học hỏi và tương tác xã hội của ứng viên.
Những thành tích bạn đạt được là gì?
Những thành tích của ứng viên đạt được là bằng chứng cho khả năng của ứng viên. Những nhân sự có thành tích cao thường có năng lực tốt. Tuy nhiên, nhà tuyển dụng phải so sánh và đánh giá về thành tích ứng viên đạt được với nhu cầu và mong muốn của doanh nghiệp. Giữa khả năng của ứng viên và nhu cầu của doanh nghiệp phải có sự tương thích thì ứng viên đó mới là ứng viên phù hợp.
5. Bộ câu hỏi kiểm tra về thái độ của nhân sự
Bộ câu hỏi kiểm tra thái độ của nhân sự tập trung vào việc đánh giá sự linh hoạt, tinh thần hợp tác, khả năng giải quyết vấn đề, kinh nghiệm trước đây và mức độ hiểu biết về công ty.
Ngoài những công việc chính, khi có công việc phát sinh bạn sẽ thế nào?
Câu hỏi giúp HR đánh giá khả năng linh hoạt và tinh thần trách nhiệm của ứng viên. Cách họ tiếp cận và quản lý công việc bất khả kháng có thể cho thấy khả năng thích nghi và sẵn sàng đảm nhận trách nhiệm ngoài phạm vi công việc chính.
Trước đây, bạn có tham gia các hoạt động khác không?
Sự cởi mở và khả năng hợp tác của ứng viên sẽ được bộc lộ trong câu trả lời. Những hoạt động tham gia ngoài công việc chính có thể cho thấy khả năng làm việc trong môi trường đa dạng và khả năng hòa nhập vào đội ngũ.
Khi gặp vấn đề, bạn sẽ xử lý như thế nào? Bạn đã từng gặp tình huống thực tế nào chưa?
Nếu nhà tuyển dụng muốn đánh giá khả năng giải quyết vấn đề và kinh nghiệm thực tế của ứng viên có thể sử dụng câu hỏi phỏng vấn này. Nhà tuyển dụng dễ dàng biết được các thức ứng viên tiếp cận và xử lý vấn đề. Từ đó nhận thấy được khả năng tư duy logic, quyết đoán và khả năng làm việc trong tình huống áp lực.
Bạn biết vì về công ty chúng tôi?
Muốn biết ứng viên có thực sự coi trọng và quan tâm đến vị trí ứng tuyển hay không, HR hãy đặt câu hỏi này. Nó thể hiện mức độ chuẩn bị và quan tâm của ứng viên đối với vị trí làm việc. Điều đó cũng cho thấy ứng viên có tìm hiểu về vị trí ứng tuyển và công ty nghiêm túc hay không. Vì nhiều trường hợp, ứng viên “rải” CV mà không quan tâm hoặc không tìm hiểu về công ty ứng tuyển.
6. Bộ câu hỏi kiểm tra về khả năng gắn bó của nhân sự
Bộ câu hỏi kiểm tra về khả năng năng gắn bó của nhân sự giúp xác định mức độ tương thích của ứng viên với công việc và công ty, khả năng gắn bó dài hạn, và mức độ nghiêm túc trong việc xây dựng một sự nghiệp trong ngành. Đây là những yếu tố quan trọng trong việc đảm bảo sự phù hợp và ổn định của ứng viên trong môi trường làm việc.
Vì sao bạn quyết định nghỉ việc ở công ty cũ?
Câu hỏi này nhằm tìm hiểu nguyên nhân đằng sau việc rời bỏ công việc trước đây. Câu trả lời có thể tiết lộ về môi trường làm việc, cơ hội phát triển, hòa nhập với đồng nghiệp và quản lý, hoặc bất kỳ yếu tố nào khác ảnh hưởng đến quyết định của ứng viên.
Mong muốn và mục tiêu của bạn khi ứng tuyển tại vị trí này là gì?
Câu trả lời của ứng viên cho biết mục tiêu nghề nghiệp của ứng viên và xem liệu chúng có phù hợp với vị trí hiện tại. Đồng thời, câu trả lời cho thấy mức độ hiểu biết của ứng viên về vị trí, khả năng áp dụng kỹ năng và mục tiêu phát triển trong công việc mới.
Bạn có dự định gì cho công việc của mình trong tương lai?
Câu hỏi giúp HR đánh giá sự ổn định và dài hạn trong tư duy nghề nghiệp của ứng viên. Câu trả lời sẽ thể hiện mức độ cam kết và khả năng gắn bó của ứng viên với công ty. Nếu ứng viên có kế hoạch dài hạn và mong muốn phát triển, điều này có thể cho thấy họ có ý định ở lại và đóng góp cho công ty trong thời gian dài.
7. Bộ câu hỏi liên quan khác dành cho nhân sự
Bạn có câu hỏi nào dành cho chúng tôi không?
HR có thể đánh giá mức độ sẵn sàng của ứng viên tìm hiểu thêm về công ty và vị trí làm việc. Câu trả lời cũng sẽ tiết lộ mức độ chuẩn bị của ứng viên, quan tâm về công ty, và khả năng thể hiện sự tương tác tích cực trong quá trình phỏng vấn.
Bạn có mong muốn gì về môi trường làm việc/ công việc/ chế độ hay sếp của mình không?
Câu hỏi phỏng vấn nhân sự này tập trung vào việc đánh giá khả năng ứng viên thích nghi và tương thích với môi trường làm việc. Thông qua đó, nhà tuyển dụng nắm được những mong đợi về môi trường làm việc, tính cách của người quản lý, cũng như các yếu tố khác trong việc phù hợp với vị trí và công ty.
Bên cạnh xây dựng bộ câu hỏi phỏng vấn, doanh nghiệp nên sử dụng thêm phần mềm hỗ trợ công tác tuyển dụng để nâng cao hiệu quả. Trong đó phần mềm quản trị nhân sự HRM 1Office là lựa chọn hàng đầu được nhiều HR tin dùng. Đây là một phân hệ của phần mềm quản lý doanh nghiệp tổng thể 1Office. Công cụ giúp HR dễ dàng thực hiện nhiều hoạt động như:
- Kho lưu trữ/ thư viện mẫu tài nguyên các câu hỏi phỏng vấn.
- Lưu lại lịch sử kết quả phỏng vấn chi tiết.
- Đánh giá ứng viên hiệu quả dựa trên quy trình và tiêu chí tuyển dụng chuẩn.
Trên đây là bộ 20+ câu hỏi phỏng vấn nhân sự mà HR không thể bỏ qua. HR lưu ngay nội dung bài viết và ứng dụng vào hoạt động tuyển dụng của doanh nghiệp mình nhé! Chúc bạn thành công!
Hotline: 083.483.8888 Facebook: https://www.facebook.com/1officevn/ Youtube: https://www.youtube.com/@1office-chuyendoisodn