Xem thêm

Cách viết điểm mạnh điểm yếu trong CV kèm ví dụ: Hướng dẫn tạo ấn tượng trong việc xin việc

Huy Erick
Bạn đang tìm kiếm công việc và muốn tạo ấn tượng cho nhà tuyển dụng thông qua CV của mình? Cách viết điểm mạnh điểm yếu trong CV là một yếu tố quan trọng để...

Bạn đang tìm kiếm công việc và muốn tạo ấn tượng cho nhà tuyển dụng thông qua CV của mình? Cách viết điểm mạnh điểm yếu trong CV là một yếu tố quan trọng để thu hút sự chú ý. Hãy cùng tham khảo bài viết dưới đây để biết cách viết điểm mạnh điểm yếu trong CV một cách khéo léo nhé!

Điểm Mạnh Điểm Yếu Trong CV Xin Việc Là Gì? Cách Xác Định Điểm Mạnh, Điểm Yếu

Trước khi tìm hiểu về cách viết điểm mạnh điểm yếu trong CV, bạn cần nắm rõ khái niệm này và cách xác định điểm mạnh, điểm yếu của bản thân.

Điểm mạnh điểm yếu trong CV Điểm mạnh điểm yếu trong CV là gì?

Điểm mạnh

Điểm mạnh là những gì bạn giỏi và làm tốt nhất. Điểm mạnh có thể là tố chất, kỹ năng, chuyên môn,... Mỗi cá nhân sẽ có những điểm mạnh nổi trội, chẳng hạn như:

  • Kỹ năng giao tiếp tốt
  • Trình độ chuyên môn giỏi
  • Khả năng ngoại ngữ tốt
  • Tính sáng tạo cao, luôn biết tiếp thu cái mới
  • Nhiệt tình và đam mê với công việc
  • Kiên nhẫn
  • Tính kỷ luật cao
  • Luôn đúng giờ, không chậm deadline
  • Trung thực
  • Linh hoạt trong công việc
  • Giải quyết vấn đề hiệu quả, khoa học
  • Chăm chỉ, cần cù
  • Có năng khiếu nghệ thuật

Điểm yếu

Trái với điểm mạnh, điểm yếu là những gì bạn không giỏi hoặc còn thiếu sót. Tuy nhiên, điểm yếu không ảnh hưởng quá lớn đến công việc và có thể khắc phục. Một số ví dụ về điểm yếu có thể là:

  • Ít nói, ngại giao tiếp
  • Thiếu tự tin, rụt rè
  • Khả năng tiếp thu chậm
  • Mất nhiều thời gian để hòa nhập với môi trường mới
  • Không biết cách phân bổ công việc sao cho hợp lý
  • Một số kỹ năng còn hạn chế như Photoshop, Premiere
  • Cực kỳ hướng nội/hướng ngoại
  • Quá nhạy cảm

Cách xác định điểm mạnh, điểm yếu của bản thân Cách xác định điểm mạnh, điểm yếu của bản thân

Để biết cách viết điểm mạnh điểm yếu trong CV để tạo ấn tượng, bạn cần xác định điểm mạnh và điểm yếu thông qua các cách sau:

  • Đặt thật nhiều câu hỏi và tự trả lời chúng, bằng cách suy nghĩ về sở thích, khả năng và nhận xét của người khác về bạn.
  • Luôn đặt mình vào những hoàn cảnh sống khác nhau để trải nghiệm và phát hiện điểm mạnh, điểm yếu.
  • Hỏi ý kiến người khác để biết nhận xét về bạn.
  • Xác định động lực hiện tại của bạn là gì? Bạn đang cố gắng, nỗ lực vì điều gì?
  • Tham gia các cuộc khảo sát để đánh giá điểm mạnh, điểm yếu của bản thân.

Cách Viết Điểm Mạnh Điểm Yếu Trong CV Xin Việc

"Việc trình bày điểm mạnh điểm yếu trong CV không đơn giản là bạn chỉ liệt kê những gì bản thân có. Muốn tạo ấn tượng tốt trước nhà tuyển dụng, bạn cần lựa chọn những điểm phù hợp, có lợi nhất."

Cách viết điểm mạnh điểm yếu trong CV

Trình bày điểm mạnh

Đối với điểm mạnh, bạn nên chú trọng viết những điều có liên quan tới công việc. Nhà tuyển dụng yêu cầu gì, bạn phải "show" ra những điểm mạnh liên quan để được đánh giá cao và tăng cơ hội trúng tuyển.

Bạn nên phân chia rõ ràng từng tuyến điểm mạnh như:

  • Chuyên môn: nhấn mạnh kỹ năng và khả năng phục vụ công việc tốt hơn. Ví dụ, với vị trí Social Marketing, bạn có thể viết điểm mạnh là sáng tạo, bắt kịp xu hướng, biết sử dụng các công cụ thiết kế ảnh, video,...
  • Kỹ năng mềm: làm nổi bật ưu điểm của bản thân trong khả năng ứng xử xã hội, lắng nghe, phân tích, tư duy,... Chẳng hạn, bạn ứng tuyển vào vị trí nhân viên bán hàng, điểm mạnh có thể là giao tiếp, xử lý vấn đề,...
  • Tính cách: trong CV, bạn cũng có thể đề cập đến một số điểm mạnh về tính cách, nhưng hãy xem xét sự liên quan với công việc. Ví dụ, với vị trí tổ chức sự kiện, tính cách nhanh nhẹn, năng động, hòa đồng,... sẽ là những điểm mạnh giúp bạn tạo được ấn tượng tốt trước nhà tuyển dụng.

Trình bày điểm yếu

Nhiều bạn lo sợ việc đưa điểm yếu vào CV sẽ khiến mất điểm trong mắt nhà tuyển dụng. Tuy nhiên, con người không ai là hoàn hảo và điểm yếu không ảnh hưởng quá lớn đến công việc. Bạn nên lựa chọn tối đa 3 điểm yếu để đưa vào CV và có thể khắc phục. Ví dụ, bạn có thể viết như sau:

  • Khả năng ngoại ngữ chưa thực sự tốt.
  • Thiếu tự tin trước đám đông.
  • Cái tôi khá lớn.

Ngoài ra, còn nhiều phần khác trong CV mà bạn cần lưu ý, hãy tìm hiểu để tạo một bản CV hoàn chỉnh, ấn tượng.

Một Số Lưu Ý Về Cách Viết Điểm Mạnh Điểm Yếu Trong CV

Một số lưu ý về cách viết điểm mạnh điểm yếu trong CV

Khi viết điểm mạnh điểm yếu trong CV, bạn cần lưu ý một số vấn đề sau:

  • Kiểm tra kỹ lưỡng về lỗi chính tả, ngữ pháp để tránh mất điểm vì một lỗi nhỏ.
  • Điểm mạnh, điểm yếu trong CV là thông tin nhà tuyển dụng rất quan tâm khi đánh giá năng lực và sự phù hợp của bạn với công việc. Hãy chăm chút và đầu tư cho phần này.
  • Giới hạn tối đa 5 điểm mạnh và 3 điểm yếu để tránh CV quá dài và nhàm chán.
  • Không nên đưa thông tin quá chung chung, hãy cung cấp điểm mạnh điểm yếu phù hợp với từng vị trí.
  • Lưu ý về bố cục của phần điểm mạnh điểm yếu trong CV. Chia thành từng phần và trình bày dưới dạng liệt kê để đảm bảo CV rõ ràng, khoa học.

Điểm mạnh và điểm yếu là một phần quan trọng trong việc tạo ấn tượng với nhà tuyển dụng và nắm bắt cơ hội việc làm. Hy vọng rằng những hướng dẫn về cách viết điểm mạnh điểm yếu trong CV này sẽ hữu ích với bạn.

(Theo JobsGO - Nền tảng tìm việc làm, tuyển dụng, tạo CV xin việc)

Chia sẻ bài viết này trên:

1