Mục tiêu nghề nghiệp luôn được đặt ở phần mở đầu của CV. Nó thể hiện được tầm nhìn, định hướng nghề nghiệp của ứng viên cũng như thái độ của ứng viên đối với công việc. Đặc biệt là trong ngành IT đầy cạnh tranh này, nếu muốn giữ chân nhà tuyển dụng đọc đến những dòng cuối cùng của CV, hãy viết phần mục tiêu nghề nghiệp thật ấn tượng.
Bài viết này sẽ giúp bạn viết mục tiêu nghề nghiệp IT để gây thiện cảm với nhà tuyển dụng ngay từ những dòng đầu tiên.
Mục tiêu nghề nghiệp của bạn là gì?
Trước khi viết vào CV, chính bạn cũng cần đặt ra câu hỏi cho bản thân: “Mục tiêu nghề nghiệp của bạn là gì?” Đối với ngành IT, mỗi vị trí công việc lại có những đặc thù riêng. Vì vậy trước khi viết CV hay đi phỏng vấn bạn cần tìm hiểu rõ yêu cầu công việc, đối chiếu với năng lực, kinh nghiệm và trình độ của mình để từ đó định hướng mục tiêu nghề nghiệp đúng đắn.
Mục tiêu nghề nghiệp có thể trình bày ngắn gọn trong 3 - 4 câu. Tuy nhiên cần thể hiện được lộ trình cũng như kế hoạch tương đối rõ ràng để thực hiện được lộ trình đó. Thông qua mục tiêu nghề nghiệp mà bạn đặt ra, nhà tuyển dụng đánh giá bạn qua những yếu tố sau:
- Bạn là người có tầm nhìn xa hay không?
- Bạn có mong muốn gắn bó lâu dài với công ty hay không?
- Cách lập kế hoạch của bạn có khoa học hay không?
Như vậy, có thể thấy tầm quan trọng của việc viết mục tiêu nghề nghiệp, nhất là với các bạn muốn tìm việc trong ngành IT. Bạn không cần viết Mục tiêu nghề nghiệp ngành IT hay nhất mà bạn cần phải viết Mục tiêu nghề nghiệp ngành IT đúng nhất. Đúng với yêu cầu công việc và đúng với năng lực của bạn.
Cách viết mục tiêu nghề nghiệp IT trong CV
Cũng giống như những ngành nghề khác, nghề IT cũng cần những lưu ý khi viết mục tiêu nghề nghiệp để tạo ấn tượng cho nhà tuyển dụng ngay từ câu đầu tiên. Bạn cần chú ý đến cả nội dung và hình thức, cần trình bày rõ ràng, rành mạch, khoa học để gây thiện cảm.
Lập danh sách các mục tiêu
Đối với mỗi công việc sẽ cần những mục tiêu ngắn hạn và mục tiêu dài hạn. Tùy vào vị trí công việc mà bạn cần xác định rõ các mục tiêu này. Bạn hãy thử đặt câu hỏi cho mình rằng: Với công việc này, 1 năm nữa bạn sẽ ở đâu? 3 năm nữa bạn sẽ thế nào? 5 năm nữa bạn sẽ đạt được những thành tựu gì?
Từ đó bạn có thể đặt ra những kế hoạch, những hành động cụ thể, làm thế nào để đạt được những mục tiêu đó.
Chọn những lợi thế mạnh nhất của bạn
Nếu bạn có thế mạnh, đừng ngần ngại show ra cho nhà tuyển dụng. Làm nghề IT, ngoài việc nắm chắc các kiến thức chuyên môn về công nghệ, thường xuyên cập nhật các công nghệ mới, bạn sẽ được cộng điểm rất lớn nếu có kỹ năng về ngoại ngữ hay kỹ năng giao tiếp. Tưởng chừng đây là những kỹ năng không quá quan trọng với dân IT nhưng nếu có thêm những kỹ năng này, nó sẽ là điểm cộng để bạn đánh bại các ứng viên khác.
Và tất nhiên nếu có thế mạnh riêng, hãy đưa nó vào mục tiêu nghề nghiệp một cách khéo léo. Bạn sẽ hoàn toàn “đánh gục” nhà tuyển dụng nếu mục tiêu của bạn đó là: Đàm phán với các công ty nước ngoài, bán các sản phẩm công nghệ của mình cho các khách hàng quốc tế bằng vốn ngoại ngữ trôi chảy của mình.
Thêm vào các chứng chỉ, bằng cấp liên quan
Để biết nên đưa loại chứng chỉ nào vào CV ngành IT? Loại chứng chỉ nào không nên đưa vào CV ngành IT? Bạn cần hiểu rõ yêu cầu của công việc đó là gì?
Bạn cũng cần xác định: Vị trí mà bạn đang ứng tuyển yêu cầu bắt buộc loại chứng chỉ, bằng cấp nào? Còn những chứng chỉ, bằng cấp nào sẽ giúp CV của bạn có thêm “sức nặng” gây ấn tượng với nhà tuyển dụng? Từ đó bạn sẽ đưa ra hệ thống chứng chỉ, bằng cấp một cách có khoa học.
Ngày nay các bạn có rất nhiều khóa học online, khóa học thêm để nâng cao năng lực nghề nghiệp. Với các khóa học online, bạn cần chọn lọc kỹ lưỡng. Những khóa học nào có tầm ảnh hưởng, được đánh giá cao và liên quan đến vị trí mà bạn ứng tuyển thì bạn nên đưa vào CV.
Nên nêu rõ cách bạn dự định đóng góp cho công ty
Một phần quan trọng trong phần mục tiêu nghề nghiệp, có thể nói là điều tiên quyết để nhà tuyển dụng có tuyển bạn hay không đó là: Những dự định mà bạn mong muốn đóng góp cho công ty. Càng cụ thể yếu tố này bao nhiêu, nhà tuyển dụng càng ngầm hiểu được sự nghiêm túc, chuyên nghiệp, sự thấu hiểu mà bạn dành cho công ty và từ đó bạn có thể tạo ấn tượng tốt trong mắt nhà tuyển dụng.
Điều chỉnh Mục tiêu nghề nghiệp IT trong CV từng công việc
Ngành IT là một ngành rộng với rất nhiều vị trí tuyển dụng. Mỗi vị trí đó sẽ có yêu cầu khác nhau về kiến thức chuyên môn, về trình độ cũng như về kinh nghiệm làm việc. Vì vậy, bạn cần có nghiên cứu nhất định về vị trí làm việc mà mình đang ứng tuyển, về công ty mà mình đang ứng tuyển để đưa ra những mục tiêu cụ thể, rõ nét hơn. Bạn còn cần cho nhà tuyển dụng thấy được những giá trị, lợi ích mà bạn mang đến cho công ty, và cả mong muốn gắn bó lâu dài, làm việc nghiêm túc, sẵn sàng cống hiến cho công ty.
Mẫu mục tiêu nghề nghiệp IT dựa vào vị trí
Lập trình viên PHP
Mẫu 1: “Hơn 3 năm kinh nghiệm làm việc ở vị trí lập trình viên PHP tại công ty X, tôi thành thạo PHP, MySQL, Framework Laravel, Yii và có kiến thức tốt về OOP. Tôi muốn ứng tuyển vị trí công việc lập trình PHP tại công ty phần mềm Y nơi tôi có thể sử dụng khả năng của mình đồng hành của mình đồng hành cùng các đồng nghiệp xây dựng thành công hệ thống social, E Commerce, Logistic,.. và có thêm nhiều kinh nghiệm làm việc hữu ích. Môi trường làm việc với nhiều thử thách và cơ hội phát triển là động lực để tôi phấn đấu trở thành một lập trình viên giỏi. Mục tiêu là trở thành một nhà quản lý cấp cao trong vòng 7 năm tiếp theo là đích đến đặt ra cho chính mình.”
Mẫu 2: “Trong khoảng 2 năm qua tôi đã làm việc ở một số công ty và đã có những kinh nghiệm trong một số lĩnh vực PHP, Framework Laravel, MySQL, Yii. Nếu như được lựa chọn vào vị trí lập trình viên PHP, tôi hy vọng sẽ đóng góp được một phần công sức của mình vào sự phát triển của công ty. Tôi sẽ cố gắng tích lũy thêm nhiều kinh nghiệm bằng cách sử dụng những kiến thức và kinh nghiệm tôi có để cùng đồng nghiệp xây dựng tốt hệ thống logistic, E Commerce. Social. Một môi trường làm việc mới với những đồng nghiệp mới vừa thách thức vừa là cơ hội để tôi cố gắng hơn trong việc hoàn thiện các kiến thức. kỹ năng chuyên môn. Mục tiêu 3 năm của tôi là trở thành một nhân viên xuất xắc và là một lập trình viên của công ty.”
Lập trình viên Python
Mẫu 1: “Để được phát triển và nâng cao kiến thức với vị trí lập trình viên Python tại công ty, tôi sẽ cố gắng tận dụng hết những kiến thức về cơ sở dữ liệu SQL server, Postgres, hệ điều hành Linux centos,Ubuntu, Odoo Framework và ngôn ngữ lập trình Python của mình trong 2 năm làm việc vừa qua. Được khám phá những lĩnh vực mới, được chinh phục những kiến thức chuyên môn mới và đạt được những vị trí cao hơn là mục tiêu tôi luôn hướng đến”
Mẫu 2: “Với sự am hiểu về các hệ điều hành như Linux centos,Ubuntu, Odoo Framework và ngôn ngữ lập trình Python của trường X, cùng khả năng phân tích, thiết kế và phát triển các module phần mềm và có thể phát triển hoàn trình cho 1 module theo yêu cầu nghiệp vụ,. Tôi muốn ứng tuyển vào vị trí lập trình viên Python tại Quý công ty để có thể vận dụng kiến thức, kỹ năng chuyên môn của mình để có thể phát triển hoàn chỉnh các module theo yêu cầu của công ty. Tôi hy vọng thời gian tới có thể được làm việc tại Công ty - nơi có môi trường chuyên nghiệp và cũng hy vọng đây sẽ là nền tảng giúp tối có thể trở thành một lập trình viên và góp mặt trong đội ngũ nhân viên xuất xắc của công ty trong những năm tiếp theo.”
Chuyên viên quản trị mạng
Mẫu 1: “Sau 3 năm làm việc tại vị trí nhân viên quản trị mạng, với những kiến thức chuyên ngành quản trị mạng máy tính cùng chứng chỉ Microsoft trong Windows Server Client. Tôi mong muốn được ứng tuyển vào vị trí chuyên viên quản trị mạng tại công ty Y để có thể sử dụng những kiến thức mình đã học phát huy hiệu quả trong công tác quản trị hệ thống mạng máy tính của công ty, đảm bảo sự bảo mật của thông tin, dữ liệu. Kinh nghiệm làm việc sẽ là những nền tảng vững chắc cho mục đích trở thành chuyên gia Quản trị mạng - An ninh mạng chuyên nghiệp của tôi trong 5 năm tới”
Mẫu 2: “Với chứng chỉ Microsoft trong Windows Server Client, cũng như hơn 2 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực quản trị mạng. Tôi hy vọng có thể được làm việc ở vị trí chuyên viên quản trị mạng trong công ty. Tôi tin chắc rằng mình có thể tận dụng toàn bộ kiến thức và kinh nghiệm đã có để có thể đảm bảo tính bảo mật về thông tin, quản trị mạng máy tính của công ty một cách tốt nhất. Tôi cũng hy vọng đây sẽ là bước đệm, là nền tảng giúp tôi có thể trở thành chuyên gia trong lĩnh vực quản trị mạng trong thời gian ngắn nhất.”
Lập trình viên Web
“Với hơn 3 năm kinh nghiệm lập trình C#, ASP.NET, tôi đã trang bị cho mình kỹ năng lập trinh front-end tốt cùng các nền tảng kiến thức về khoa học máy tính vững chắc, đạt chứng nhận MCSA, tôi mong muốn được phát triển năng lực và kỹ năng lập trình của mình với vị trí lập trình viên.NET tại Quý công ty. Tôi tin rằng, những thử thách trong công việc này sẽ mang lại những kỹ năng xử lý sự cố để hoàn thiện các sản phẩm chuyên nghiệp hơn. Điều này giúp nâng tầm thương hiệu và giúp tôi vươn đến những vị trí cao hơn trong nghề nghiệp của mình trong thời gian tới.”
Lập trình viên Mobile
“Với tấm bằng loại giỏi chuyên ngành Công nghệ phần mềm, cùng hơn 5 năm kinh nghiệm lập trình web tại công ty X. Thành thạo về các ngôn ngữ lập trình C#, Java, PHP,.. và có kiến thức về UI/UX, jQuery, CSS,HTML, JavaScript, TypeScript, SQL Server, MySQL,.. Ngoài đời, tôi cũng đạt được những chứng chỉ lập trình viên ứng dụng Mobile. Tôi mong muốn được học hỏi thêm nhiều kiến thức nghề nghiệp với vị trí lập trình viên Mobile của Quý công ty nhằm phát huy được tối đa năng lực bản thân, nâng cao kiến thức công việc. Tôi hướng đến mục tiêu sẽ trở thành một trưởng nhóm lập trình Mobile giỏi của công ty trong những năm tiếp theo.”
Bài viết trên đây giúp bạn định hình được mục tiêu nghề nghiệp IT. Đây là một ngành HOT ở Việt Nam bởi mức lương hết sức hấp dẫn và song hành với đó cũng là yêu cầu đối với nghề này rất cao. Hãy chuẩn bị cho mình lượng kiến thức để có thể chinh phục các nhà tuyển dụng nhé. Chúc bạn thành công!
Đừng quên hiện VCCorp đang tuyển dụng các vị trí với mức lương và chính sách đãi ngộ hấp dẫn. Nếu quan tâm bạn có thể xem tại đây.
Xem thêm: