Xem thêm

Cách xem thông tin chi tiết về hệ thống và phần cứng Linux trên dòng lệnh

Huy Erick
Khi sử dụng Linux, việc biết thông tin chi tiết về hệ thống hoặc phần cứng mà bạn đang sử dụng là rất quan trọng. Đối với cả người dùng Linux thường lẫn nhà phát...

Khi sử dụng Linux, việc biết thông tin chi tiết về hệ thống hoặc phần cứng mà bạn đang sử dụng là rất quan trọng. Đối với cả người dùng Linux thường lẫn nhà phát triển phần mềm, việc kiểm tra tính tương thích của hệ thống và phần mềm hay phần cứng mà bạn muốn cài đặt là điều không thể thiếu. Trên dòng lệnh Linux, bạn có thể sử dụng một số lệnh tích hợp để làm quen với nền tảng phần mềm và phần cứng mà hệ thống sử dụng. Hôm nay, chúng ta sẽ học cách sử dụng những lệnh này.

Hiển thị thông tin hệ thống cơ bản trên Linux Shell

Đầu tiên, để biết thông tin cơ bản về hệ thống, bạn cần làm quen với một tiện ích dòng lệnh gọi là uname - viết tắt của "unix name".

Lệnh uname

Lệnh uname đi kèm với nhiều tùy chọn (switch). Lệnh cơ bản như được mô tả bên dưới chỉ trả về tên Kernel:

$ uname

Đầu ra:

Lệnh uname Lệnh uname

Như bạn có thể thấy, khi sử dụng lệnh uname mà không có bất kỳ switch nào, nó chỉ trả về tên kernel.

Xem tên Linux kernel

Khi bạn muốn biết chính xác tên kernel, bạn có thể sử dụng lệnh sau:

$ uname -s

Đầu ra:

Xem tên Linux kernel

Kết quả trên cho thấy rằng dòng lệnh trên đang chạy trên kernel Linux.

Xem bản phát hành Linux kernel

Để xem thông tin về bản phát hành của kernel, bạn có thể sử dụng lệnh sau:

$ uname -r

Đầu ra:

Xem bản phát hành Linux kernel

Lệnh trên đã hiển thị số bản phát hành của kernel trong ví dụ.

Xem phiên bản Linux kernel

Để tìm phiên bản kernel, bạn có thể sử dụng lệnh sau:

$ uname -v

Đầu ra:

Xem phiên bản Linux kernel

Xem hostname nút mạng

Bạn có thể sử dụng lệnh sau để hiển thị hostname của nút mạng:

$ uname -n

Bạn cũng có thể sử dụng lệnh sau với cùng mục đích vì nó thân thiện với người dùng hơn:

$ uname -nodename

Đầu ra:

Xem hostname nút mạng

Cả hai lệnh sẽ hiển thị cùng một đầu ra. Xin lưu ý rằng hostname và tên nút có thể không giống nhau đối với các hệ thống không phải Linux.

Xem kiến ​​trúc phần cứng máy (i386, x86_64, v.v...)

Để biết kiến ​​trúc phần cứng của hệ thống bạn đang làm việc, vui lòng sử dụng lệnh sau:

$ uname -m

Đầu ra:

Xem kiến ​​trúc phần cứng máy

Đầu ra x86_64 cho biết rằng tác giả đang sử dụng kiến trúc 64-bit. Đầu ra i686 có nghĩa là người dùng đang sử dụng hệ thống 32-bit.

Xem loại bộ xử lý

Để biết loại bộ xử lý bạn đang sử dụng, vui lòng sử dụng lệnh sau:

$ uname -p

Đầu ra:

Xem loại bộ xử lý

Kết quả này cho thấy rằng tác giả đang sử dụng bộ xử lý 64-bit.

Xem nền tảng phần cứng

Để biết nền tảng phần cứng bạn đang sử dụng, vui lòng sử dụng lệnh sau:

$ uname -i

Đầu ra:

Xem nền tảng phần cứng

Trong trường hợp của ví dụ, đầu ra giống với tên phần cứng của máy.

Xem thông tin hệ điều hành

Lệnh sau sẽ cho bạn biết tên của hệ điều hành đang sử dụng:

$ uname -o

Đầu ra:

Xem thông tin hệ điều hành

Máy Ubuntu trong ví dụ đã hiển thị kết quả ở trên cho hệ thống.

Tìm số sê-ri của PC Linux

Tìm số sê-ri PC Linux bằng dmidecode

Cách dễ nhất để kiểm tra số sê-ri PC Linux là sử dụng dmidecode. Sau khi mở Terminal (Ctrl + Alt + T), bạn có thể tìm kiếm số sê-ri của thiết bị bằng lệnh này:

$ sudo dmidecode -s system-serial-number

Sau đó, nhập mật khẩu root của bạn và lệnh sẽ xuất ra số sê-ri của PC:

Xác định số sê-ri hệ thống bằng dmidecode trong Linux terminal

Lệnh này có thể không hoạt động trên tất cả các thiết bị. Người dùng RHEL và CentOS thường gặp phải sự cố. Nếu Terminal nhắc bạn rằng việc triển khai SMBIOS mới hơn phiên bản 2.8 không được phiên bản dmidecode này hỗ trợ đầy đủ, bạn cần cập nhật dmidecode của mình bằng lệnh quản lý gói DNF sau:

$ dnf update dmidecode

Sử dụng các lệnh thay thế để tìm số sê-ri của PC

Có một số lệnh ngoài dmidecode có thể giúp bạn tìm số sê-ri của PC trên Linux. Nếu bạn đang sử dụng openSUSE, Arch Linux, CentOS, Debian hoặc RHEL, bạn cũng có thể thử nhập lệnh sau trong Terminal:

$ hwinfo -bios

Tất nhiên, bạn có thể cần cài đặt hwinfo nếu thiết bị của bạn chưa cài đặt tiện ích này. Lệnh này chỉ thành công nếu thiết bị của bạn có số sê-ri được nhúng trong BIOS.

Xác định số sê-ri hệ thống của máy tính thông qua lệnh cat đơn giản trong Linux terminal

Nếu bo mạch chủ của bạn hỗ trợ Direct Media Interface (DMI), bạn cũng có thể tìm số sê-ri của PC bằng lệnh sau:

$ sudo cat /sys/class/dmi/id/board_serial

Hiển thị tất cả thông tin của lệnh Uname

Các lệnh trước đã hiển thị thông tin hệ thống theo từng loại switch được sử dụng. Trong trường hợp bạn muốn xem tất cả thông tin hệ thống cùng một lúc, hãy sử dụng lệnh sau:

$ uname -a

Đầu ra:

Hiển thị tất cả thông tin của lệnh Uname

Bạn có thể thấy rằng đầu ra ở trên hiển thị danh sách đầy đủ thông tin hệ thống cho người dùng.

Hiển thị thông tin chi tiết về phần cứng

Bài viết này sẽ mô tả các lệnh, ngoài uname, được sử dụng để trích xuất thông tin phần cứng chi tiết của hệ thống.

Xem thông tin phần cứng với lshw

Tiện ích lshw cho phép bạn xem thông tin phần cứng quan trọng như bộ nhớ, CPU, ổ đĩa, v.v... từ hệ thống. Vui lòng chạy lệnh sau với tư cách là superuser để xem thông tin này:

$ sudo lshw

Đầu ra:

Xem thông tin phần cứng với lshw

Kết quả trên là một phiên bản rất chi tiết của thông tin phần cứng hệ thống. Bạn cũng có thể xem tóm tắt thông tin phần cứng như được mô tả trong phần sau.

Tóm tắt ngắn gọn thông tin phần cứng

Để xem tóm tắt cấu hình phần cứng chi tiết, vui lòng sử dụng lệnh sau:

$ lshw -short

Đầu ra:

Tóm tắt ngắn gọn thông tin phần cứng

Kết quả trên là một bản tóm tắt theo cột về cấu hình phần cứng dễ đọc hơn.

Tạo file HTML

Tiện ích lshw cũng cho phép bạn xuất profile phần cứng của mình ra file HTML dưới dạng superuser. Sử dụng lệnh sau cho mục đích này:

$ sudo lshw -html > [filename.html]

Ví dụ:

$ sudo lshw -html > hardwareinfo.html

Đầu ra:

Tạo file HTML

File HTML trên đã được tạo tại thư mục /home/user/.

Xem thông tin CPU với lscpu

Tiện ích lscpu liệt kê thông tin chi tiết về CPU từ các file sysfs và /proc/cpuinfo lên màn hình. Đây là cách bạn có thể sử dụng lệnh này:

$ lscpu

Đầu ra:

Xem thông tin CPU với lscpu

Kết quả đầu ra ở trên hiển thị kiến trúc CPU, số lượng CPU, số lõi, họ và model CPU, số thread, CPU cache, v.v...

Xem thông tin thiết bị chặn với lsblk

Tiện ích lsblk hiển thị thông tin về tất cả các thiết bị lưu trữ cơ bản trong hệ thống như ổ cứng, các phân vùng của nó và những ổ flash được kết nối với hệ thống.

$ lsblk

Bạn cũng có thể sử dụng lệnh sau để xem nhiều thông tin chi tiết hơn về từng thiết bị:

$ lsblk -a

Đầu ra:

Xem thông tin thiết bị chặn với lsblk

Xem thông tin thiết bị USB với lsusb

Lệnh lsusb liệt kê thông tin về tất cả các USB controller và thiết bị được kết nối với chúng. Vui lòng chạy lệnh sau:

$ lsusb

Bạn cũng có thể sử dụng lệnh sau để xem nhiều thông tin chi tiết về từng thiết bị USB.

$ lsusb -v

Đầu ra:

Xem thông tin thiết bị USB với lsusb

Đầu ra này hiển thị tất cả các USB controller và những thiết bị kèm theo.

Xem thông tin về các thiết bị khác

Bạn cũng có thể xem thông tin về các thiết bị sau trong hệ thống của mình:

  • Thiết bị PCI: $ lspci
  • Thiết bị SCSI: $ lsscsi
  • Thiết bị SATA: $ hdparm [devicelocation] ví dụ: $ hdparm /dev/sda2

Sau khi thực hành cùng với hướng dẫn này, bạn sẽ không bao giờ thất bại trong việc truy xuất thông tin về Linux và phần cứng cơ bản của hệ thống nữa. Điều này sẽ giúp bạn kiểm tra các thông số kỹ thuật của hệ thống và phần cứng hay phần mềm tiềm năng có tương thích với hệ thống của bạn hay không.

1