Câu hỏi nhận định đúng sai Luật dân sự (Có đáp án)

Huy Erick
Giới thiệu Luật dân sự là ngành luật quan trọng điều chỉnh các quan hệ xã hội liên quan đến tài sản và nhân thân của cá nhân, pháp nhân. Đối với những bạn đang...

Giới thiệu

Luật dân sự là ngành luật quan trọng điều chỉnh các quan hệ xã hội liên quan đến tài sản và nhân thân của cá nhân, pháp nhân. Đối với những bạn đang ôn thi Luật dân sự, ACC Đà Nẵng đã biên soạn bộ câu hỏi nhận định đúng sai với đáp án. Cùng tìm hiểu và ôn tập để đạt kết quả thi tốt nhé!

Câu hỏi nhận định đúng sai Luật dân sự (Có đáp án) Ảnh: Câu hỏi nhận định đúng sai Luật dân sự (Có đáp án)

Câu hỏi nhận định đúng sai

Câu 1: Người thành niên thì tự mình xác lập thực hiện mọi giao dịch dân sự vì lợi ích của mình.

Nhận định: Sai. Theo điều 22 và 23 Bộ luật dân sự, người thành niên phải có năng lực hành vi dân sự thì mới tự mình thực hiện giao dịch.

Câu 2: Năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân mang tính chuyên biệt, trừ trường hợp thành viên của pháp nhân có sự thỏa thuận khác.

Nhận định: Sai. Nếu thành viên của pháp nhân có sự thỏa thuận nhưng chưa đăng ký ở cơ quan có thẩm quyền hoặc chưa được sự cho phép của cơ quan nhà nước thì không coi là có năng lực pháp luật dân sự.

Câu 3: Thời hiệu khởi kiện có thể được thỏa thuận kéo dài hoặc rút ngắn, nếu được tòa án chấp nhận.

Nhận định: Sai. Thời hiệu khởi kiện phải tuân theo luật định và không thể thỏa thuận kéo dài hoặc rút ngắn.

Câu 4: Mọi quan hệ tài sản do luật dân sự điều chỉnh đều mang tình đền bù tương đương.

Nhận định: Sai. Quan hệ tài sản do luật dân sự điều chỉnh không phải lúc nào cũng mang tình đền bù tương đương. Ví dụ như quan hệ tặng cho, quan hệ thừa kế không mang tính đền bù.

Câu 5: Người nghiện ma túy hoặc các chất kích thích khác thì bị hạn chế năng lực hành vi dân sự.

Nhận định: Sai. Người nghiện ma túy hoặc các chất kích thích khác chỉ bị hạn chế năng lực hành vi dân sự khi được Tòa án xác định là có hạn chế năng lực hành vi dân sự.

Câu 6: Năng lực pháp luật của hộ gia đình mang tính chuyên biệt.

Nhận định: Sai. Năng lực pháp luật của hộ gia đình không mang tính chuyên biệt, chỉ hoạt động trong lĩnh vực sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp hoặc bị hạn chế.

Câu 7: Thời hạn do pháp luật quy định thì gọi là thời hiệu.

Nhận định: Sai. Thời hạn do pháp luật quy định không gọi là thời hiệu, mà sau khi kết thúc thời hạn đó phải phát sinh hậu quả mới được gọi là thời hiệu.

Câu 8: Thành viên của pháp nhân chịu trách nhiệm liên đới đối với tài sản của pháp nhân.

Nhận định: Sai. Trách nhiệm dân sự của pháp nhân là hữu hạn, các thành viên của pháp nhân không chịu trách nhiệm thay cho pháp nhân.

Câu 9: Việc định đoạt tài sản của tổ hợp tác phải được đa số tổ viên tổ hợp tác đồng ý.

Nhận định: Sai. Theo khoản 3, điều 114 Bộ luật dân sự, nếu tài sản đó là tư iệu sản xuất thì cần có sự đồng ý của tất cả các thành viên.

Câu 10: Đại diện theo pháp luật là đại diện do pháp luật qui định.

Nhận định: Sai. Đại diện theo pháp luật có thể do pháp nhân qui định hoặc do quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đề bổ nhiệm.

Câu 11: Người nghiện ma túy hoặc chất kích thích khác dẫn đến phá tài sản gia đình là người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự.

Nhận định: Sai. Người nghiện ma túy hoặc chất kích thích khác chỉ bị hạn chế năng lực hành vi dân sự khi được Tòa án xác định là có hạn chế năng lực hành vi dân sự.

Câu 12: Người bị tòa án tuyên bố là đã chết mà còn sống mà trở về thì có quyền yêu cầu những người thừa kế trả lại tài sản đã nhận.

Nhận định: Sai. Theo điều 83 khoản 3 Bộ luật dân sự, người thừa kế chỉ trả lại di sản còn lại mà không trả lại tài sản đã nhận.

Câu 13: Thời hạn là khoảng thời gian mà pháp luật qui định từ thời điểm này tời thời điểm khác.

Nhận định: Sai. Thời hạn có thể được thỏa thuận giữa các bên và không chỉ do pháp luật qui định.

Câu 14: Quan hệ pháp luật dân sự chỉ tồn tại khi được qui phạm pháp luật dân sự trực tiếp điều chỉnh.

Nhận định: Sai. Hiện nay, quan hệ pháp luật dân sự có thể được điều chỉnh gián tiếp theo qui phạm pháp luật.

Câu 15: Năng lực pháp luật dân sự của tổ hợp tác mang tính chất riêng biệt.

Nhận định: Đúng. Tổ hợp tác hoạt động dựa vào lĩnh vực mà nó đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền và căn cứ vào hợp đồng, nên năng lực pháp luật dân sự của tổ hợp tác mang tính chuyên biệt.

Câu 16: Các tập quán cũng được sử dụng để điều chỉnh các quan hệ nhân thân do luật dân sự điều chỉnh.

Nhận định: Đúng. Theo điều 3 Bộ luật dân sự, trong trường hợp pháp luật không qui định và các bên không có thỏa thuận, có thể áp dụng tập quán để điều chỉnh.

Câu 17: Mọi cá nhân đều có quyền tham gia xác lập hợp đồng hợp tác để thành lập tổ hợp tác.

Nhận định: Sai. Cá nhân phải có năng lực hành vi dân sự đầy đủ mới có quyền tham gia xác lập hợp đồng hợp tác để thành lập tổ hợp tác.

Câu 18: Muốn trở thành pháp nhân thì mọi tổ chức phải được thành lập hợp pháp và phải có tài sản chung.

Nhận định: Sai. Để trở thành pháp nhân, tổ chức phải có cơ cấu tổ chức chặt chẽ, có tài sản riêng biệt so với cá nhân.

Câu 19: Người chưa thành niên khi tham gia xác lập thực hiện giao dịch dân sự phải có sự đồng ý của người giám hộ.

Nhận định: Sai. Người từ 15 đến 18 tuổi có tài sản riêng, đảm bảo thực hiện nghĩa vụ có thể tự mình xác lập và thực hiện giao dịch dân sự mà không cần người đại diện.

Câu 20: Việc cải tổ pháp nhân làm chấm dứt sự tồn tại của pháp nhân.

Nhận định: Sai. Trong Bộ luật dân sự, việc cải tổ pháp nhân có thể là một phương pháp để duy trì sự tồn tại của pháp nhân.

Câu 21: Người chưa thành niên, người bị bệnh tâm thần bắt buộc phải có người giám hộ.

Nhận định: Sai. Người chưa thành niên không có cha, mẹ hoặc cha, mẹ không có năng lực hành vi dân sự, bị hạn chế năng lực hành vi dân sự, bị Tòa án hạn chế quyền cha, mẹ hoặc cha, mẹ không có điều kiện chăm sóc, giáo dục thì người giám hộ của người đó là cha mẹ.

Câu 22: Người đại diện hợp pháp của pháp nhân chỉ có thể là người đứng đầu pháp nhân theo qui định của pháp luật hoặc theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền của pháp nhân.

Nhận định: Sai. Người đại diện hợp pháp theo pháp luật không chỉ có thể là người đứng đầu pháp nhân theo qui định mà còn có thể là cha, mẹ; người giám hộ, chủ hộ gia đình... tùy vào qui định của pháp luật.

Câu 23: Mọi cá nhân đều có năng lực hành vi dân sự như nhau.

Nhận định: Sai. Năng lực hành vi dân sự của mỗi cá nhân phụ thuộc vào độ tuổi và khả năng nhận thức của họ.

Câu 24: Tài sản của người bị tòa án tuyên bố mất tích hoặc bị tuyên bố chết được giải quyết theo qui định của pháp luật về thừa kế.

Nhận định: Sai. Tài sản của người bị tuyên bố mất tích được quản lý theo qui định của pháp luật, không phải theo qui định về thừa kế.

Câu 25: Người đại diện bao gồm các cá nhân và tổ chức thỏa mãn điều kiện do pháp luật qui định.

Nhận định: Đúng. Người đại diện bao gồm các cá nhân và tổ chức thỏa mãn các điều kiện do pháp luật qui định.

Câu 26: Quan hệ nhân thân là quan hệ giữa người với người về lợi ích nhân thân, gắn liền với mỗi chủ thể nhất định và không được phép chuyển giao.

Nhận định: Sai. Quan hệ nhân thân không chỉ giữa người với người mà còn có thể chuyển giao với các điều kiện do pháp luật về sở hữu trí tuệ qui định.

Câu 27: Khi người giám hộ chết thì quan hệ giám hộ chấm dứt.

Nhận định: Sai. Khi người giám hộ chết, người được giám hộ thay người giám hộ khác.

Câu 28: Trách nhiệm dân sự của hộ gia đình là trách nhiệm liên đới theo phần.

Nhận định: Sai. Trách nhiệm dân sự của hộ gia đình là trách nhiệm vô hạn, không theo phần do không xác định được phần đóng góp của từng thành viên.

Câu 29: Chỉ những quan hệ tài sản phát sinh theo sự thỏa thuận mới là đối tượng điều chỉnh của luật dân sự.

Nhận định: Sai. Quan hệ thừa kế không phát sinh theo sự thỏa thuận vẫn là đối tượng điều chỉnh của luật dân sự.

Câu 30: Mọi quan hệ tài sản do luật dân sự điều chỉnh đều phát sinh theo ý chí của các chủ thể trong quan hệ.

Nhận định: Sai. Quan hệ tài sản do luật dân sự điều chỉnh thể hiện ý chí của các chủ thể tham gia, nhưng ý chí đó phải phù hợp với ý chí của nhà nước.

Câu 31: Quan hệ bồi thường thiệt hại do xâm phạm danh dự, nhân phẩm là quan hệ nhân thân do luật dân sự điều chỉnh.

Nhận định: Sai. Quan hệ bồi thường thiệt hại là biện pháp bảo vệ quyền sở hữu tài sản chứ không phải là quan hệ nhân thân do luật dân sự điều chỉnh.

Câu 32: Năng lực pháp luật và năng lực hành vi của chủ thể quan hệ dân sự không xuất hiện đồng thời và mất đi đồng thời.

Nhận định: Sai. Chủ thể quan hệ pháp luật dân sự bao gồm cá nhân, pháp nhân, hộ gia đình, tổ hợp tác và nhà nước; còn năng lực hành vi dân sự chỉ áp dụng cho cá nhân.

Câu 33: Khi cá nhân bị tuyên bố mất tích mà sau 3 năm kể từ ngày tuyên bố có hiệu lực mà vẩn không có tin tức gì thì cá nhân đó sẽ bị tuyên bố là chết.

Nhận định: Sai. Việc tuyên bố cá nhân đã chết hoặc mất tích phải tuân theo quy trình của luật tố tụng dân sự và phải có yêu cầu từ người có quyền và lợi ích liên quan đối với Tòa án.

Câu 34: Mọi tổ chức đều có thể là pháp nhân.

Nhận định: Đúng. Mọi tổ chức có thể được coi là pháp nhân nếu thỏa mãn các điều kiện quy định tại Bộ luật dân sự.

Câu 35: Hoạt động của hộ gia đình chỉ có thể thông qua hoạt động của chủ hộ.

Nhận định: Sai. Hoạt động của hộ gia đình cũng có thể thông qua hoạt động của các thành viên trong hộ gia đình nếu được chủ hộ ủy quyền.

Câu 36: Các thành viên của tổ hợp tác không thể có quan hệ huyết thống hoặc mối nuôi dưỡng nhau.

Nhận định: Sai. Pháp luật không cấm các thành viên trong tổ hợp tác có quan hệ huyết thống hoặc nuôi dưỡng với nhau.

Câu 37: Cha mẹ không bao giờ là người giám hộ của con mà chỉ có thể là người đại diện theo pháp luật của con.

Nhận định: Sai. Theo khoản 3, điều 62 Bộ luật dân sự, trong trường hợp người thành niên mất năng lực hành vi dân sự chưa có vợ, chồng, con cái hoặc có mà vợ, chồng, con cái đều không đủ điều kiện làm người giám hộ thì cha mẹ là người giám hộ của con.

Câu 38: Người đủ 18 tuổi trở lên khi tham gia giao dịch dân sự không buộc phải có người đại diện.

Nhận định: Sai. Nếu người từ đủ 18 tuổi trở lên bị hạn chế năng lực hành vi dân sự thì vẫn cần có người đại diện để tham gia các giao dịch dân sự.

Câu 39: Giao dịch dân sự được xác lập mà một bên bị lừa dối là giao dịch dân sự vô hiệu.

Nhận định: Sai. Điều kiện để một giao dịch dân sự vô hiệu do bị lừa dối là phải có yêu cầu từ bên bị lừa dối tới Tòa án mới được coi là giao dịch dân sự vô hiệu. Vì vậy, nếu không có yêu cầu từ bên bị lừa dối, giao dịch dân sự đó không được coi là vô hiệu.

Câu 40: Người chưa thành niên không được xác lập giao dịch dân sự khi không có sự đồng ý của người đại diện.

Nhận định: Sai. Người từ 15 đến 18 tuổi có năng lực hành vi dân sự một phần, mặc dù chưa đủ tuổi nhưng có thể tham gia một số giao dịch dân sự nếu pháp luật không có quy định khác về độ tuổi.

1