Giới thiệu
Luật ngân hàng là một môn học quan trọng trong lĩnh vực tài chính và ngân hàng. Việc nắm vững các kiến thức về luật ngân hàng có vai trò quan trọng trong việc thực hiện các hoạt động ngân hàng một cách đúng đắn và hiệu quả. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu những câu hỏi nhận định đúng sai môn luật ngân hàng phổ biến và các gợi ý đáp án cho chúng. Hãy cùng theo dõi!
Câu hỏi nhận định đúng sai môn luật ngân hàng
Dưới đây là một số câu hỏi nhận định đúng sai môn luật ngân hàng thường gặp:
Nhận định luật ngân hàng chương 1
(Những vấn đề lý luận chung về ngân hàng và pháp luật ngân hàng)
-
Quá trình hình thành và phát triển ngân hàng ở Việt Nam là kết quả tất yếu của sự phát triển kinh tế, xã hội. => Nhận định này đúng. Vì đây là kết quả của sự phân công lao động xã hội, sự tích lũy của cải dưới dạng tiền tệ, hơn nữa sự xuất hiện của tiền tệ trong hoạt động nhận gửi tiền và nhu cầu sử dụng vốn trong quá trình vay mượn là nhu cầu tất yếu để hình thành và phát triển Ngân hàng ở Việt Nam.
-
Tiền đề cho sự xuất hiện hoạt động ngân hàng là hoạt động gửi giữ tiền. => Nhận định này sai. Vì tiền đề cho sự xuất hiện hoạt động ngân hàng là việc kinh doanh tiền tệ chứ không phải là hoạt động tiền gửi.
-
Hệ thống ngân hàng một cấp là hệ thống ngân hàng trong đó các ngân hàng vừa phát hành tiền vừa thực hiện hoạt động kinh doanh. => Nhận định này đúng. Vì hoạt động của ngân hàng một cấp là việc vừa phát hành tiền, vừa thực hiện hoạt động cho vay.
-
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chỉ tham gia vào quan hệ pháp luật ngân hàng với tư cách là chủ thể mang quyền lực nhà nước. => Nhận định này đúng. NHNN đóng vai trò là người điều hành các chính sách tiền tệ cũng như quản lý tổng thể các TCTD hoạt động trong nền kinh tế. Căn cứ tại khoản 3 Điều 2 và Điều 4 Luật Ngân hàng nhà nước 2010.
-
Nguồn của Luật ngân hàng là các văn bản quy phạm pháp luật do nhà nước ban hành. => Nhận định này sai (khoản 4 Điều 3 Luật Các tổ chức tín dụng).
-
Hoạt động ngân hàng là hoạt động kinh doanh có điều kiện => Nhận định này đúng. Vì hoạt động NH là việc kinh doanh, cung ứng thường xuyên một hoặc một số nghiệp vụ: nhận tiền gửi, cấp tín dụng, cung ứng dịch vụ thanh toán qua tài khoản trong nền kinh tế khá đặc biệt, mang tính chất nhạy cảm nên phải đưa ra các điều kiện để đạt được hiệu quả cũng như hạn chế rủi ro phát sinh trong quá trình hoạt động tránh ảnh hưởng chung đến nền kinh tế quốc gia. (khoản 1 Điều 6 Luật NHNN 2010).
-
Cá nhân muốn tham gia Quốc hộiPL ngân hàng phải từ đủ 18 tuổi. => Nhận định này sai (3 chủ thể: Cơ quan nhà nước, tổ chức tín dụng, cá nhân tc. Tùy vào quan hệ mà mà sẻ có các điều kiện khác nhau ví dụ quan hệ cho vay cá nhân phải có năng lực hành vi. Quan hệ gửi tiền thì có tiền là gửi.
-
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam được phép kinh doanh tiền tệ. => Nhận định này sai. NHNNVN hiện nay chỉ đóng vai trò quản lý Nhà nước về tiện tệ, hoạt động ngân hàng và ngoại hối, phát hành tiền, cung ứng dịch vụ tiền tệ cho Chính phủ, điều phối các TCTD nhằm đảm bảo chính sách tiền tệ được đưa ra sẽ đạt hiệu quả cao nhất (khoản 3 Điều 2).
-
Đối tượng điều chỉnh của luật ngân hàng có thể là đối tượng điều chỉnh của các luật khác. => Nhận định này đúng. Vì đối tượng điều chỉnh của Luật ngân hàng là các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình nhà nước thực hiện hoạt động quản lý nhà nước đối với hoạt động ngân hàng trong nền kinh tế. Các quan hệ tổ chức và kinh doanh ngân hàng là các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình tổ chức, thực hiện hoạt động kinh doanh ngân hàng của các tổ chức tín dụng và hoạt động ngân hàng của các tổ chức khác. Phương pháp điều chỉnh của Luật ngân hàng là phương pháp tác động bình đẳng, thỏa thuận (Cơ cấu quản lý của ngân hàng nhà nước chịu sự điều chỉnh của luật ngân hàng Nhà nước + Luật Hành chính, Khoản 3 Điều 32).
Nhận định luật ngân hàng chương 2
(Địa vị pháp lý của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam)
-
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam là cơ quan duy nhất được quyền cấp giấy phép thành lập và hoạt động ngân hàng cho các tổ chức tín dụng. => Nhận định này sai theo Nghị định 96 thì trừ 1 số trường hợp sẻ do Thủ tướng quyết định (ví dụ như ngân hành chính sách xã hội).
-
Chủ tịch Hiệp hội ngân hàng có thẩm quyền quyết định xử phạt hành chính trong lĩnh vực tiền tệ ngân hàng. => Nhận định này sai (Điều 37 Nghị định 202).
-
Mọi tổ chức tín dụng đều được phép vay vốn từ ngân hàng Nhà nước dưới hình thức tái cấp vốn. => Nhận định này sai (Điều 119 Luật Các tổ chức tín dụng) + điều kiện tái cấp vốn.
-
Ngân hàng Nhà nước là cơ quan quản lý nợ nước ngoài của Chính phủ. => Nhận định này sai (Điều 2 và Điều 4 luật ngân hàng Nhà nước).
-
Ngân hàng Nhà nước phải đóng thuế thu nhập doanh nghiệp cho phần chênh lệch thu chi tài chính của mình. => Nhận định này sai (Điều 44 + 45 luật ngân hàng Nhà nước) + thuế tndn thu vào lợi nhuận mà ngân hàng Nhà nước hoạt động không là doanh nghiệp và hoạt động không vì lợi nhuận.
-
Bộ tài chính là cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép thành lập và hoạt động cho công ty tài chính, công ty cho thuê tài chính. => Nhận định này sai. Vì căn cứ tại Điều 18 Luật Các TCTD 2010 thì Ngân hàng Nhà nước mới có thẩm quyền cấp Giấy phép thành lập và hoạt động cho CTTC, CTCTTC.
-
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam là cơ quan trực thuộc Quốc Hội. => Nhận định này sai do hoạt đông ngân hàng là hoạt động nhạy cảm nên cần có sự quyết định linh hoạt nhưng Quốc hội họp 1 năm 2 lần và việc quyết định rất mất thời gian => Ngân hàng Nhà nước Việt Nam là cơ quan ngang bộ của Chính phủ. Cần có sự am hiểu, quốc hội là cơ quan lập pháp, vấn đề cơ cấu tổ chức.
-
Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn là một pháp nhân. => Nhận định này sai. Vì Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp là đơn vị phụ thuộc, có con đấu, có nhiệm vụ thực hiện một phần các hoạt động của Ngân hàng Nông nghiệp theo ủy quyển của Ngân hàng Nông nghiệp chứ không có quyền tự chủ và quyền quyết định toàn bộ. (Điều 43 Quyết định số 117/2002/QĐ/HĐQT-NHNo ngày 03/6/2002).
-
Thống đốc ngân hàng là thành viên của Chính phủ. => Nhận định này sai đúng. Căn cứ tại khoản 1 Điều 8 Luật ngân hàng Thống đốc Ngân hàng Nhà nước là thành viên của Chính phủ, là người đứng đầu và lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước; chịu trách nhiệm trước Thủ tướng Chính phủ, trước Quốc hội về quản lý nhà nước trong lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng.
-
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chỉ cho tổ chức tín dụng là ngân hàng vay vốn. => Nhận định này sai. Ngân hàng Nhà nước tạm ứng cho ngân sách trung ương để xử lý thiếu hụt tạm thời quỹ ngân sách nhà nước theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ. Khoản tạm ứng này phải được hoàn trả trong năm ngân sách, trừ trường hợp đặc biệt do Uỷ ban thường vụ Quốc hội quyết định (Điều 26 Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam / Điểm c k1 điều 108 Luật Các tổ chức tín dụng).
-
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam bảo lãnh cho tổ chức, cá nhân vay vốn khi có chỉ định của Thủ tướng Chính phủ. => Nhận định này sai (điểm 25) vay nước ngoài + ngân hàng Nhà nước là ngân hàng cấp 1.
-
Ngân hàng Nhà nước cho ngân sách Nhà nước vay khi ngân sách bị thiếu hụt do bội chi. => Nhận định này sai. Điều 26. Cho ngân sách Nhà nước vay là việc phát hành tiền mà bội cho là do việc chi không hiệu quả (tiền vẫn còn trong lưu thông) => cho vay tiếp sẻ dẫn đến lạm phát, thời điểm cho vay là cuối năm => nhập nhằng trong viếc trả tiền.
-
Mọi tổ chức thực hiện hoạt động ngân hàng đều phải thực hiện dự trữ bắt buộc. => Nhận định này sai. Do tổ chức tài chính vi mô không thực hiện dự trữ bắt buộc do quy mô nhỏ.
-
Hội đồng chính sách tiền tệ quốc gia là đơn vị trực thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. => Nhận định này sai. Hội đồng chính sách tiền tệ quốc gia thuộc chính phủ.
-
Mọi tổ chức tín dụng đều được phép thực hiện hoạt động kinh doanh ngoại tệ. => Nhận định này sai. Vì chỉ có những TCTD được Nhà nước cho phép kinh doanh ngoại tệ và phải theo hướng dẫn số 21/2014/TT-NHNN ngày 14/8/2014 của NHNNVN về việc hướng dẫn về phạm vi hoạt động ngoại hối, điều kiện, trình tự, thủ tục chấp thuận hoạt động ngoại hối của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
Nhận định luật ngân hàng chương 3
(Địa vị pháp lý của các tổ chức tín dụng)
-
Công ty cho thuê tài chính không được cho Giám đốc của chính công ty ấy thuê tài sản dưới hình thức cho thuê tài chính. => Nhận định này đúng. Khoản 1 Điều 126. Nhằm đảm bảo tính khách quan trong hợp đồng cấp tín dụng.
-
Tổ chức tín dụng nước ngoài muốn hoạt động ngân hàng tại Việt nam chỉ được thành lập dưới hình thức chi nhánh ngân hàng nước ngoài. => Nhận định này sai. Khoản 8 8 Điều 4 Luật Các tổ chức tín dụng.
-
Chủ tịch HĐQT của tổ chức tín dụng này có thể tham gia điều hành tổ chức tín dụng khác. => Nhận định này đúng. Khoản 1 Điều 34 Luật Các tổ chức tín dụng.
-
Người gửi tiền phải là chủ thể đóng phí bảo hiểm tiền gửi. => Nhận định này sai. Tổ chức tín dụng phải là người đóng phí.
-
Kiểm soát đặc biệt áp dụng đối với tổ chức tín dụng hoạt động ngân hàng khi mất khả năng thanh toán. => Nhận định này là sai. Vì căn cứ tại khoản 1 điều 3 thông tư số 07/2013/TT-NHNN ngày 14/3/2013 thì Kiểm soát đặc biệt là việc một tổ chức tín dụng bị đặt dưới sự kiểm soát trực tiếp của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (sau đây gọi là Ngân hàng Nhà nước) do có nguy cơ mất khả năng chi trả, mất khả năng thanh toán hoặc vi phạm nghiêm trọng pháp luật dẫn đến nguy cơ mất an toàn hoạt động.
-
Người gửi tiền là thành viên HĐQT không được bảo hiểm theo chế độ tiền gửi. => Nhận định này sai. Nếu gửi tiền tại tổ chức tín dụng khác.
-
Mọi loại tiền gửi của cá nhân đều được bảo hiểm tiền gửi. => Nhận định này sai. Vì căn cứ Điều 18 Luật Bảo hiểm tiền gửi 2012 thì chỉ đồng Việt Nam của cá nhân gửi mới được bảo hiểm.
-
Tổ chức tín dụng không được kinh doanh bất động sản. => Nhận định này đúng. Bản chất là không được phép trừ các trường hợp trừ điều 132 Luật Các tổ chức tín dụng do tín rủi ro của bất động sản và kinh doanh bất động sản là kinh doanh dài hạn, chống sự cạnh tranh không lành mạnh.