Xem thêm

Khách hàng mục tiêu là gì ? Vai trò của xác định khách hàng mục tiêu?

Huy Erick
Trong một kế hoạch kinh doanh bất kỳ, việc xác định khách hàng mục tiêu là vô cùng quan trọng đối với doanh nghiệp. Được coi là chìa khoá mang lại sự thành công cho...

Trong một kế hoạch kinh doanh bất kỳ, việc xác định khách hàng mục tiêu là vô cùng quan trọng đối với doanh nghiệp. Được coi là chìa khoá mang lại sự thành công cho các chiến dịch marketing trong tương lai. Vậy cụ thể, khách hàng mục tiêu là gì? Vai trò của việc xác định nhóm khách hàng mục tiêu là gì? Cùng tìm hiểu rõ hơn trong bài viết dưới đây.

Khách hàng mục tiêu là gì?

Khách hàng mục tiêu là nhóm đối tượng khách hàng trong đoạn Thị trường mục tiêu mà doanh nghiệp bạn hướng tới. Nhóm khách hàng này phải có nhu cầu về sản phẩm, dịch vụ của công ty. Và khả năng chi trả cho những sản phẩm, dịch vụ ấy.

Xác định khách hàng mục tiêu là bước cần thiết cho bất kỳ công ty nào trong quá trình phát triển kế hoạch tiếp thị. Khi không biết đúng đối tượng mục tiêu để tiếp cận chính xác thì doanh nghiệp của bạn có thể tiêu tốn rất nhiều tài nguyên và tiền bạc.

Thị trường mục tiêu là thị trường bao gồm các khách hàng có nhu cầu và mong muốn mà công ty có khả năng đáp ứng, đồng thời có thể tạo ra ưu thế hơn so với đối thủ cạnh tranh và đạt được mục tiêu marketing đã định. Trong đa số trường hợp, các bạn có thể hiểu thị trường mục tiêu và khách hàng mục tiêu là một. Việc xác định thị trường mục tiêu cũng là đang xác định đối tượng mục tiêu.

Tại Sao Phải Xác Định Khách Hàng Mục Tiêu?

Tối ưu nhóm khách hàng

Khi bạn xác định rõ ràng nhóm khách hàng mục tiêu của mình, bạn sẽ dễ dàng tập trung vào việc kết nối với chỉ một nhóm khách hàng này. Các thương hiệu luôn mong muốn thu hút càng nhiều khách hàng càng tốt nhưng lại không để lại ấn tượng sâu và cũng khó tập trung vào đúng tệp khách hàng cụ thể. Vì vậy, việc xác định nhóm khách hàng mục tiêu giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí cho các hoạt động tiếp thị và marketing bằng cách chỉ tập trung vào đối tượng phù hợp.

Nắm chắc vấn đề của khách hàng

Khi bạn có hiểu biết sâu sắc về nhóm khách hàng mục tiêu của mình, bạn có thể đặt mình vào tư thế của họ và nhìn nhận vấn đề từ góc độ của khách hàng. Bạn có thể nhận ra các vấn đề mà họ đang phải đối mặt, các khó khăn cụ thể mà họ phải vượt qua để giải quyết những rắc rối này. Từ đó, bạn có thể tìm ra giải pháp và làm hài lòng nhóm khách hàng tiềm năng của mình.

Đưa ra giải pháp phù hợp

Bằng cách nhìn nhận các khó khăn mà nhóm khách hàng mục tiêu đang gặp phải, bạn sẽ có thể tăng tính chủ động bằng cách hỗ trợ họ vượt qua các rào cản này. Bạn có thể biến vấn đề của khách hàng thành cơ hội bằng cách đưa ra các giải pháp có giá trị và cho thấy lợi ích mà dịch vụ của bạn mang lại cho họ.

Đưa ra sản phẩm phù hợp nhằm trúng khách hàng mục tiêu

Với sự hiểu biết sâu rộng về nhóm khách hàng mục tiêu của bạn, bạn có thể nâng cao hoạt động tiếp thị và cải thiện các sản phẩm và dịch vụ mà công ty của bạn cung cấp. Khi bạn biết vấn đề mà nhóm khách hàng của mình đang gặp phải, bạn có thể tăng cường dịch vụ để đưa ra các giải pháp tốt hơn. Bạn cũng có thể tìm kiếm cơ hội tiếp thị các dịch vụ mới để đáp ứng nhu cầu của khách hàng.

Nghiên cứu khách hàng mục tiêu của bạn cho phép bạn cải tiến, tạo ra sản phẩm phù hợp hơn và đưa ra đúng giải pháp cho các vấn đề của khách hàng. Điều này làm tăng cơ hội tương tác của họ với doanh nghiệp của bạn.

Tiếp cận khách hàng bằng nội dung được cá nhân hóa, hữu ích với khách hàng giúp bạn nổi bật hơn so với các đối thủ cạnh tranh. Việc đưa ra đúng các thông tin, các sản phẩm đến đúng đối tượng, đúng thời điểm, giúp thương hiệu của bạn gần gũi hơn với người dùng, từ đó thiết lập được mối quan hệ với khách hàng mạnh mẽ hơn.

Tạo ra lợi thế cạnh tranh

Bằng cách tập trung vào một nhóm khách hàng mục tiêu, một công ty có thể trở thành một chuyên gia về mong muốn và nhu cầu của nhóm đó. Công ty có thể phản ứng nhanh chóng với những thay đổi trong sở thích và khuynh hướng tiêu dùng của khách hàng, hoặc họ cũng có thể theo dõi cẩn thận các nỗ lực nhằm thu hút nhóm khách hàng này từ phía công ty đối thủ.

Nhìn chung tệp khách mục tiêu của một công ty sẽ đóng vai trò như một rào cản đối với các công ty đối thủ trong cùng một thị trường khách hàng. Vì vậy, vai trò quan trọng của nhóm khách hàng tiềm năng là duy trì lợi thế cạnh tranh của một công ty.

Xác định đối tượng mục tiêu là cả một quá trình đòi hỏi doanh nghiệp phải biết đầu tư thời gian phân tích và tìm hiểu một cách nghiêm túc. Do vậy hãy xác định đúng nhóm đối tượng này để có kế hoạch phân bổ nguồn lực và chi phí cho thật phù hợp.

Phân biệt khách hàng mục tiêu với khách hàng tiềm năng

Cả khách hàng tiềm năng và khách hàng mục tiêu đều là những thuật ngữ cơ bản được sử dụng trong Marketing:

  • Khách hàng tiềm năng có phạm vi nhỏ hơn khách hàng mục tiêu, hoặc nói cách khác, khách hàng tiềm năng là một tập con của khách hàng mục tiêu.
  • Khách hàng mục tiêu và khách hàng tiềm năng đều tương đồng với nhau về bản chất nhu cầu và mong muốn trải nghiệm sản phẩm/dịch vụ của khách hàng.
  • Cả khách hàng mục tiêu và khách hàng tiềm năng đều có khả năng để trở thành khách hàng thực sự - tức là người sở hữu và sử dụng sản phẩm/dịch vụ.

Tuy nhiên, việc xác định chính xác các khách hàng tiềm năng luôn là ưu tiên quan trọng hơn cho doanh nghiệp trong việc triển khai các chiến dịch thúc đẩy bán hàng và phát triển trong tương lai.

Quy trình phân tích khách hàng mục tiêu

Phân tích khách hàng cũng như các hoạt động khác trong marketing đều tuân theo một quy trình rõ ràng. Dưới đây là 4 bước cơ bản của quy trình phân tích Target Audience:

Vẽ chân dung khách hàng (Customer Persona)

Để có thể phân tích và xác định được khách hàng mục tiêu, doanh nghiệp cần thu thập thông tin từ các nguồn trong công ty, như những người đã từng gặp gỡ và làm việc trực tiếp với khách hàng. Phỏng vấn trực tiếp là phương pháp hiệu quả nhất để hiểu rõ chân dung khách hàng.

Ngoài ra, công cụ phân tích khách hàng và các dữ liệu từ Facebook, Google Analytics hay các báo cáo Nghiên cứu thị trường và cuộc điều tra trên fanpage cũng có thể được sử dụng để thu thập thông tin.

Vẽ hành trình trải nghiệm khách hàng (Customer Experience)

Hành trình trải nghiệm khách hàng là quá trình mà sản phẩm và dịch vụ được khách hàng trải qua từ khi tiếp xúc ban đầu cho đến khi sử dụng hoàn tất. Doanh nghiệp xây dựng hành trình này bằng cách vẽ ra tất cả các điểm chạm mà khách hàng gặp phải trong quá trình tương tác.

Trong thời đại công nghệ 4.0, hành trình trải nghiệm khách hàng ngày càng phức tạp hơn. Khách hàng có thể lựa chọn mua hàng online hoặc offline tuỳ theo nhu cầu. Mỗi nền tảng sẽ mang lại những trải nghiệm riêng biệt cho khách hàng.

Ví dụ, khi mua hàng offline, khách hàng có thể tiếp xúc trực tiếp với sản phẩm trong showroom hoặc cửa hàng, từ việc ngắm nhìn cách bày trí đến biển hiệu của thương hiệu. Tuy nhiên, với mua hàng online, khách hàng sử dụng công cụ tìm kiếm, mạng xã hội hoặc các kênh marketing để ghé thăm các gian hàng ảo và thậm chí nhận được tư vấn online mà không có sự hiện diện của gian hàng vật lý.

Phân tích khách hàng mục tiêu (Customer Insight)

Để thực hiện chiến lược marketing thành công, việc phân tích khách hàng mục tiêu thông qua Insight là rất quan trọng. Insight được coi như trái tim của chiến lược marketing, là sự hiểu biết ẩn dụ về khách hàng mà doanh nghiệp cần có để tiếp cận khách hàng một cách chính xác và hiệu quả hơn.

Phân tích insight khách hàng là công việc không thể thiếu cho cả những marketer có kinh nghiệm và đã làm việc trong ngành từ lâu. Đồng thời, công việc này cũng đòi hỏi quy trình rõ ràng và kế hoạch có mục tiêu cụ thể. Các bước bao gồm:

  • Thu thập thông tin và dữ liệu về khách hàng.
  • Phân tích và diễn giải các dữ liệu đã thu thập.
  • Sử dụng insight để đưa ra các hành động cụ thể.

Chiến lược cụ thể để nhắm vào khách hàng mục tiêu

Sau khi đã xác định được khách hàng mục tiêu của thương hiệu, bạn có thể đưa ra chiến lược cụ thể phù hợp nhằm nhắm chính xác tệp khách của doanh nghiệp:

Tiếp cận tệp khách hàng có nhu cầu

Bạn cần lựa chọn kênh tiếp cận phù hợp mà khách hàng mục tiêu của bạn thường sử dụng. Có thể là mạng xã hội, email marketing, Quảng cáo trực tuyến , hoặc các sự kiện và triển lãm. Đảm bảo bạn sử dụng các kênh phù hợp để tiếp cận và Tương tác với khách hàng của mình.

Tạo ra nội dung chất lượng và hấp dẫn mà khách hàng có nhu cầu sẽ quan tâm. Đảm bảo nội dung của bạn giải quyết vấn đề hoặc cung cấp giá trị thực cho khách hàng, từ đó tạo niềm tin và tạo sự tương tác.

Sử dụng công cụ quảng cáo target đúng đối tượng có chọn lọc

Việc lựa chọn đối tượng không chỉ dừng lại ở việc nhắm đúng người mà còn cần tạo ra một thông điệp quảng cáo hấp dẫn và thuyết phục. Hãy đảm bảo rằng quảng cáo của bạn sẽ gây ấn tượng và tạo sự tò mò cho đối tượng mục tiêu, khuyến khích họ thực hiện hành động mà bạn mong muốn.

Sau khi xác định chính xác chân dung khách hàng mục tiêu của mình, bạn có thể target quảng cáo một cách cá nhân hóa nhất theo độ tuổi, giới tính, địa điểm, sở thích, hành vi mua hàng,... Điều này giúp bạn tiết kiệm thời gian và tiền bạc bằng cách chỉ tiếp cận những người mà có khả năng quan tâm và phản hồi tốt hơn với sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn.

Gây sự chú ý và tạo nhu cầu

Để thu hút sự chú ý và tạo nhu cầu tốt nhất, việc kết hợp 1 loạt các bài viết PR có nội dung hấp dẫn là vô cùng quan trọng. Vì vậy, trước khi tung ra thị trường, các doanh nghiệp sẽ tiến hành nghiên cứu thị trường và khách hàng mục tiêu. Dựa vào những thông tin cơ bản này, nhà quản lý hoặc nhà tiếp thị sẽ tổng hợp và triển khai các chiến dịch phù hợp nhằm thu hút sự chú ý và tạo nhu cầu cho đối tượng mục tiêu của mình.

Hướng tới hành động mua hàng

Việc đeo bám khách hàng nhằm tối đa hóa tỷ lệ chuyển đổi cho doanh nghiệp là rất quan trọng. Để thúc đẩy khách hàng mua hàng, doanh nghiệp cần hiểu rõ lý do khách hàng chọn sản phẩm.

Doanh nghiệp cần tạo sự giá trị để khách hàng cảm thấy xứng đáng và nhận lại nhiều hơn những gì họ bỏ ra (bao gồm tiền bạc, thời gian và công sức). Để tăng hiệu quả mua hàng của khách hàng, chúng ta có thể:

  • Tác động vào cảm xúc: Thông qua các Chiến dịch quảng cáo .
  • Tạo ra động lực mua hàng: Xây dựng thông điệp quảng cáo có khả năng kích thích lòng tham, lo sợ, tội lỗi hoặc hiếu kỳ của khách hàng.

Việc bạn có thể đưa ra được quy trình và chiến lược marketing phù hợp với khách hàng mục tiêu sẽ giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí và nhân lực đáng kể. Hơn thế, việc nhắm trúng tệp đối tượng giúp thương hiệu cải thiện sản phẩm, đưa ra giải pháp tối ưu nhất giúp doanh số bán ngày một tăng.

Tỷ lệ khách hàng quay lại không còn là điều bạn đáng lo ngại nữa. Đừng chỉ phát triển sản phẩm mà quên lãng đi việc nghiên cứu khách hàng. Hãy tập trung nghiên cứu tệp khách ngay từ hôm nay! Chắc chắn bạn sẽ nhận thấy kết quả mang lại bất ngờ!

Bài viết liên quan:

  • Bí quyết tìm nguồn data khách hàng doanh nghiệp chất lượng
  • Bật mí 5 cách khiến khách hàng tin tưởng ngay cả khi chưa có gì

Getfly CRM cam kết mang đến các sản phẩm và dịch vụ chất lượng, tự tin là bạn đồng hành tuyệt vời trên hành trình phát triển của mỗi khách hàng - giúp doanh nghiệp tiết kiệm 2h/ ngày trong vận hành và quản lý nhân sự, gia tăng đều đặn về doanh số từ 200-300%/ năm.

Đăng ký ngay để được hỗ trợ và trải nghiệm MIỄN PHÍ 30 NGÀY phần mềm Getfly CRM

Getfly - Để khách hàng mua trọn đời!

Tags: khách hàng mục tiêu, mục tiêu, đối tượng khác

1