Xem thêm

Mẫu CV cho Tester mới (Hướng dẫn viết)

Huy Erick
1. Giới thiệu Bạn đang là người mới bắt đầu trong ngành Tester và muốn viết một CV ấn tượng? Bài viết này sẽ hướng dẫn bạn cách viết một mẫu CV cho Tester mới,...

Cách viết CV cho Tester

1. Giới thiệu

Bạn đang là người mới bắt đầu trong ngành Tester và muốn viết một CV ấn tượng? Bài viết này sẽ hướng dẫn bạn cách viết một mẫu CV cho Tester mới, giúp bạn nổi bật trong quá trình ứng tuyển và tạo được ấn tượng tốt với nhà tuyển dụng.

2. Thông tin liên hệ

Phần thông tin cá nhân trong CV chính là cách bạn giới thiệu bản thân. Hãy ghi rõ và chính xác các thông tin về danh tính, địa chỉ, số điện thoại và địa chỉ email. Đặc biệt, lưu ý chọn một địa chỉ email chuyên nghiệp, không nên sử dụng địa chỉ có tên hài hước hay trẻ trung quá mức. Điều này sẽ tạo ấn tượng tốt với nhà tuyển dụng và thể hiện sự nghiêm túc của bạn trong việc ứng tuyển.

3. Mục tiêu nghề nghiệp

Mục tiêu nghề nghiệp giúp nhà tuyển dụng hiểu rõ mong muốn và định hướng của bạn trong công việc. Trong CV cho Tester, bạn có thể đặt mục tiêu ngắn hạn hoặc dài hạn, hoặc cả hai. Với mục tiêu ngắn hạn, bạn có thể nói rõ rằng mong muốn phát triển kỹ năng kiểm thử tự động, tăng cường khả năng phân tích và ghi nhận lỗi, hoặc thử nghiệm các ứng dụng di động trên các nền tảng khác nhau như Android và iOS. Với mục tiêu dài hạn, hãy thể hiện khát vọng của bạn trong việc trở thành một chuyên gia kiểm thử phần mềm hàng đầu trong lĩnh vực này. Bạn có thể đề cập đến việc trở thành một nhà lãnh đạo trong việc thiết kế chiến lược kiểm thử, tư vấn cho công ty về việc đảm bảo chất lượng phần mềm, hoặc tham gia vào quá trình phát triển phần mềm từ giai đoạn đầu. Hãy chắc chắn rằng mục tiêu của bạn phản ánh sự đam mê và cam kết của bạn đối với lĩnh vực Tester, và phù hợp với vị trí và môi trường làm việc mà bạn muốn ứng tuyển.

4. Kỹ năng chuyên môn

Kỹ năng chuyên môn

Kỹ năng chuyên môn và kinh nghiệm làm việc là những yếu tố quan trọng nhất khi nhà tuyển dụng xem xét ứng viên Tester. Khi viết CV, bạn cần chỉ liệt kê những kỹ năng mà bạn thực sự thành thạo, tránh đưa vào những kỹ năng mờ nhạt có thể làm mờ đi những kỹ năng chính của bạn. Bạn có thể tham khảo một số kỹ năng chuyên môn sau:

  • Kiểm thử phần mềm: Đây là kỹ năng cốt lõi của Tester. Hãy đảm bảo rằng bạn có kiến thức và kỹ năng để thực hiện các phương pháp kiểm thử phần mềm như kiểm thử đơn vị, kiểm thử tích hợp, kiểm thử hệ thống, kiểm thử chấp nhận người dùng, kiểm thử tự động, kiểm thử bảo mật và kiểm thử hiệu năng.

  • Hiểu biết về quy trình phát triển phần mềm: Tester nên có hiểu biết về các quy trình phát triển phần mềm như Agile, Scrum hoặc Waterfall. Hãy đề cập đến khả năng làm việc trong môi trường phát triển phần mềm và quen thuộc với các giai đoạn quy trình như phân tích yêu cầu, thiết kế, lập trình và triển khai.

  • Khả năng thành thạo các công cụ kiểm thử: Đề cập đến các công cụ kiểm thử phần mềm mà bạn biết cách sử dụng, chẳng hạn như Selenium, JUnit, Appium, Postman, JIRA HP Quick Test Professional, IBM Rational Functional Tester, TestComplete. Và hãy chỉ ra khả năng của bạn trong việc sử dụng các công cụ này để thực hiện kiểm thử phần mềm hiệu quả.

5. Kỹ năng mềm

Ngoài các kỹ năng chuyên môn, một chuyên viên Tester cần có những kỹ năng mềm đi kèm để đảm bảo hiệu quả và thành công trong công việc. Ví dụ như:

  • Kỹ năng lập kế hoạch: xác định phạm vi kiểm thử, ưu tiên công việc và quản lý thời gian hiệu quả.

  • Khả năng phân tích: Tester cần phải có khả năng phân tích các yêu cầu và tài liệu kỹ thuật, hiểu rõ các tính năng và chức năng của phần mềm để xác định các trường hợp kiểm thử và thiết kế các ca kiểm thử phù hợp.

  • Khả năng học hỏi nhanh: Với sự thay đổi nhanh chóng trong công nghệ và phần mềm, chuyên viên Tester cần nắm bắt và tiếp cận các công nghệ và phương pháp kiểm thử mới một cách nhanh chóng. Sự linh hoạt giúp họ thích nghi với các tình huống khác nhau và tìm ra các giải pháp tối ưu.

  • Kỹ năng giao tiếp và giải quyết vấn đề: Giao tiếp tốt giúp chuyên viên Tester truyền đạt thông tin một cách rõ ràng và hiệu quả. Khả năng giải quyết vấn đề giúp chuyên viên Tester tìm ra nguyên nhân của lỗi và đề xuất các giải pháp để khắc phục chúng.

6. Trình độ học vấn

Hầu hết các công ty hiện nay yêu cầu trình độ học vấn từ Cao đẳng trở lên và có liên quan đến lĩnh vực Công nghệ thông tin. Trong phần này, hãy ghi những thời điểm, thành tựu quan trọng nhất và tránh làm loãng nội dung CV bằng việc liệt kê những quá trình học tập không quan trọng, ví dụ như tên trường, chuyên ngành, GPA,...

7. Kinh nghiệm làm việc

Kinh nghiệm làm việc

Không chỉ trong lĩnh vực Tester mà còn trong nhiều ngành nghề khác, phần kinh nghiệm làm việc được coi là một yếu tố quan trọng nhất trong CV. Nếu bạn đã có kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Tester, hãy trình bày chi tiết về các dự án hoặc công việc bạn đã tham gia và nhấn mạnh những thành tựu đáng kể mà mình đã đạt được. Bạn có thể đề cập đến vị trí và vai trò của mình trong dự án, phạm vi công việc và các kỹ năng bạn đã áp dụng. Hãy ghi những kinh nghiệm trong thời gian gần nhất, vì nhà tuyển dụng thường quan tâm nhiều đến kinh nghiệm mới nhất của ứng viên. Nếu bạn đang xin việc Tester mà chưa có kinh nghiệm hoặc trái ngành, đừng lo lắng. Thay vì tập trung vào kinh nghiệm làm việc trước đó, hãy đặt nặng điểm mạnh của bản thân và những hoạt động có liên quan mà bạn đã tham gia. Bạn có thể đề cập đến các dự án hoặc các khóa học mà mình đã hoàn thành trong quá trình học tập. Đồng thời, hãy nhấn mạnh vào những kỹ năng quan trọng như khả năng phân tích, kiểm thử, khả năng làm việc nhóm.

8. Bằng cấp/chứng chỉ

Đối với những người chưa có nhiều kinh nghiệm, chứng chỉ là một điểm sẽ giúp CV của bạn nổi bật hơn. Trong CV, bạn có thể ghi vào các chứng chỉ ngoại ngữ như TOEFL, IELTS hay chứng chỉ JLPT, HSKK. Ngoài ra, các chứng chỉ Tester như CAST, ISTQB, CMC, CETPA, Seed Infotech, CSTE, STC cũng là điểm cộng quan trọng để thể hiện khả năng và sự chuẩn bị chuyên môn của bạn.

9. Hoạt động xã hội

Việc tham gia vào các hoạt động liên quan đến Tester cũng là một điểm cộng đáng kể trong CV của bạn. Bạn có thể cập nhật kiến thức và kỹ năng của mình bằng cách tham gia các khóa học, hội thảo hoặc webinar về Tester. Điều này cho nhà tuyển dụng thấy bạn có sự tự tìm hiểu và nỗ lực để nắm bắt những xu hướng mới và phát triển chuyên môn. Ngoài ra, bạn có thể tham gia các diễn đàn trực tuyến, nhóm chuyên đề hoặc cộng đồng trực tuyến liên quan đến Tester. Bằng cách tham gia vào các cuộc thảo luận, trao đổi kiến thức và chia sẻ kinh nghiệm của mình, bạn có thể xây dựng mạng lưới chuyên môn và tạo được sự thể hiện cho khả năng giao tiếp và sự tương tác xã hội của mình.

Đừng quên rằng CV cần phải được trình bày và tổ chức thông tin một cách dễ đọc, có cấu trúc rõ ràng và tập trung vào những yếu tố quan trọng nhất để thu hút sự chú ý của nhà tuyển dụng.

1