Ngày nay, khả năng xác định hướng đi và phát triển bền vững của doanh nghiệp phụ thuộc vào việc lựa chọn mô hình kinh doanh phù hợp. Một trong những mô hình được rất nhiều doanh nghiệp tham khảo là mô hình canvas. Vậy mô hình canvas là gì? Cùng GoSELL tìm hiểu chi tiết về mô hình này để lập kế hoạch kinh doanh hiệu quả.
Mô hình canvas là gì?
Mô hình canvas, còn được biết đến với tên gọi BMC (Business Model Canvas), được phát triển bởi chuyên gia quản trị người Thụy Điển - Alexander Osterwalder. Đây là công cụ hỗ trợ xây dựng mô hình kinh doanh trực quan, thường được các nhà quản lý chiến lược tin dùng.
Mô hình này cung cấp cái nhìn toàn diện về doanh nghiệp thông qua 9 yếu tố chính. Bằng cách phân tích và so sánh các yếu tố này, bạn có thể hiểu rõ hơn về sự ảnh hưởng của chúng đến việc tăng trưởng đầu tư. Đồng thời, mô hình cung cấp nhận định khách quan thông qua ngôn ngữ chung được sử dụng tại mô hình.
Nhờ mô hình này, doanh nghiệp có thể biết được những điều cần thay đổi và phát triển để tạo ra những ý tưởng độc đáo, giúp doanh nghiệp phát triển vượt bậc.
Vì sao nên sử dụng mô hình canvas trong kinh doanh?
Mô hình canvas sở hữu ba ưu điểm nổi bật sau đây:
- Mô hình giúp bạn dễ dàng nhìn nhận tổng quan doanh nghiệp thông qua bản kế hoạch đơn giản, ngắn gọn nhưng đầy đủ thông tin cần thiết.
- Chính nhờ sự giản lược, mô hình canvas giúp bạn nhanh chóng nắm bắt, đối chiếu và so sánh giữa các hạng mục trong kế hoạch.
- Mô hình có thể áp dụng với hầu hết mọi quy mô doanh nghiệp, kể cả đặc thù các ngành sản phẩm. Đặc biệt, đối với những người mới bắt đầu lập kế hoạch kinh doanh, mô hình canvas là lựa chọn phù hợp.
Cách lập kế hoạch kinh doanh theo mô hình canvas hiệu quả
Sau khi hiểu được khái niệm và ưu điểm của mô hình canvas, câu hỏi được đặt ra là: làm thế nào để lập kế hoạch kinh doanh hiệu quả theo mô hình này? Một mô hình canvas hoàn chỉnh sẽ bao gồm các yếu tố sau:
Xác định phân khúc khách hàng mục tiêu
Trước khi xây dựng mô hình canvas, bạn cần xác định phân khúc khách hàng mà doanh nghiệp muốn nhắm đến. Phân khúc khách hàng là công việc chia các khách hàng thành từng nhóm dựa trên sở thích, thói quen tiêu dùng, và nhu cầu của họ. Để xác định phân khúc khách hàng, bạn có thể trả lời một số câu hỏi sau:
- Khách hàng mục tiêu có đặc điểm chính là gì?
- Họ có sở thích và thói quen mua sắm như thế nào?
- Họ đang gặp khó khăn hoặc quan tâm đến các giải pháp như thế nào?
- Khách hàng dựa vào tiêu chí nào để đánh giá một giải pháp?
Để phân khúc khách hàng một cách chính xác và hiệu quả, bạn cần sử dụng phần mềm quản lý khách hàng (CRM) của GoSELL. Phần mềm này giúp bạn lưu trữ và quản lý thông tin khách hàng một cách chi tiết. Ngoài ra, CRM còn giúp bạn tiếp cận dữ liệu khách hàng một cách tiện lợi để tận dụng tối đa tài nguyên và tạo ra chiến dịch marketing, chăm sóc khách hàng chuyên nghiệp.
Xác định giá trị của doanh nghiệp
Giá trị mà sản phẩm của bạn mang lại cho khách hàng là yếu tố quyết định đến sự thành công của doanh nghiệp. Để xác định giá trị mà doanh nghiệp muốn cung cấp cho khách hàng, bạn cần trả lời các câu hỏi sau:
- Lợi ích mà doanh nghiệp mang lại cho khách hàng là gì?
- Doanh nghiệp có thể giải quyết những khó khăn nào của khách hàng?
- Giải pháp mà doanh nghiệp cung cấp có gì vượt trội hơn so với đối thủ cạnh tranh?
- Vì sao khách hàng nên lựa chọn giải pháp của doanh nghiệp?
Xác định kênh phân phối
Kênh phân phối là các kênh mà doanh nghiệp dùng để tiếp xúc, Tương tác với khách hàng . Thông qua kênh phân phối, bạn có thể đáp ứng những nhu cầu của khách hàng và đưa sản phẩm từ nơi sản xuất đến với khách hàng.
Có hai loại kênh phân phối chính là kênh phân phối trực tiếp (như đội ngũ nhân viên bán hàng trực tiếp, điểm bán trực tiếp) và kênh phân phối gián tiếp (như các đại lý, cửa hàng của đối tác).
Xây dựng mối quan hệ với khách hàng
Một yếu tố không thể thiếu trong mô hình canvas là xây dựng mối quan hệ với khách hàng, bằng cách theo dõi trải nghiệm khách hàng từ lúc khách hàng nhận thức về doanh nghiệp cho đến khi trở thành khách hàng trung thành.
Để xây dựng mối quan hệ vững chắc với khách hàng, GoSELL cung cấp các công cụ marketing như: email marketing, chương trình khách hàng thân thiết và mã giảm giá. Nhờ các công cụ này, bạn có thể tiếp cận và chăm sóc khách hàng một cách chuyên nghiệp, tạo ra sự hài lòng và tạo động lực cho khách hàng tiếp tục mua hàng.
Dự kiến nguồn doanh thu
Sau khi xác định phân khúc khách hàng, giá trị của doanh nghiệp, các kênh phân phối và xây dựng mối quan hệ với khách hàng, bạn có thể dự kiến nguồn doanh thu cho doanh nghiệp của mình. Doanh thu là nền tảng giúp bạn nắm bắt tình hình chuyển đổi lợi nhuận và cân đối các khoản thu chi.
Nguồn lực tài chính của doanh nghiệp
Nguồn lực tài chính là yếu tố quan trọng thể hiện sự tự tin của doanh nghiệp trong việc cung cấp giá trị tốt nhất cho khách hàng. Nguồn lực này cũng giúp doanh nghiệp triển khai các kế hoạch, phát triển sản phẩm mới và đối phó với các rủi ro phát sinh trong quá trình hoạt động.
Xác định các hoạt động chủ yếu của doanh nghiệp
Tùy vào lĩnh vực và sản phẩm mà doanh nghiệp đang vận hành, bạn cần xác định các công việc quan trọng cần được ưu tiên để đảm bảo hoạt động kinh doanh. Đồng thời, đánh giá và loại bỏ các hoạt động không cần thiết.
Mục tiêu chính của việc xác định này là tạo dựng một sự kết nối bền chặt giữa doanh nghiệp và khách hàng, tạo ra lợi nhuận cho doanh nghiệp.
Xác định đối tác chính của doanh nghiệp
Đối tác đóng vai trò quan trọng trong quá trình hoạt động và phát triển của doanh nghiệp. Sự thành công của doanh nghiệp phụ thuộc vào khả năng đưa đến khách hàng giá trị cao và sự hợp tác với đối tác. Đối tác có thể là nhà bán lẻ, nhà phân phối, công ty quảng cáo...
Để xác định đối tác chính, bạn có thể trả lời các câu hỏi sau:
- Có những đối tác nào có uy tín trong lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp?
- Điểm mạnh, điểm yếu của họ là gì? Hoạt động chính của họ là gì?
- Liệu doanh nghiệp có thể hợp tác với những đối tác tiềm năng nào?
- Doanh nghiệp sẽ hưởng được những lợi ích gì từ việc hợp tác đó?
Xác định cơ cấu chi phí
Cuối cùng, bạn cần xác định rõ ràng cơ cấu chi phí của doanh nghiệp để cắt giảm chi phí không cần thiết hoặc tập trung nâng cao chất lượng sản phẩm. Các chi phí này có thể bao gồm mặt bằng, nhân sự, dự trữ...
Nếu doanh nghiệp có dự định đầu tư vào một dự án hay chiến dịch nào đó mà chưa biết có hiệu quả hay không, bạn có thể sử dụng chỉ số ROI (Return On Investment - tỷ lệ lợi nhuận ròng trên tổng chi phí đầu tư) để xem xét đầu tư dự án đó.
Kết luận
Mô hình canvas giúp bạn lập kế hoạch và nắm bắt các hạng mục quan trọng một cách dễ dàng, không quan tâm đến quy mô kinh doanh của bạn. Đây thực sự là một công cụ tuyệt vời dành cho doanh nghiệp.
Hy vọng bài viết đã giúp bạn hiểu rõ hơn về mô hình canvas và giúp bạn lập kế hoạch kinh doanh thành công. Nếu bạn còn thắc mắc, hãy liên hệ với đội ngũ của GoSELL để được tư vấn chi tiết hơn.